Đánh giá, kết luận chung

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 109 - 111)

Thứ nhất, Sự phát triển của ngành thương mại đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.

Tỷ trọng của ngành thương mại ngày càng tăng cao, tốc độ tăng trưởng thương mại khá cao so với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Thương mại đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, giúp đảm bảo hài hòa hơn các mục tiêu xã hội trong quá trình PTTMBV. Số lượng lao động tham gia hoạt động thương mại tăng đáng kể qua một số năm, tác động mạnh theo hướng tích cực tới tổng cầu của nền kinh tế, kích thích gia tăng tiêu dùng và đầu tư, vai trò này đặc biệt quan trọng trong một số năm gần đây khi nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên đứng trước những suy giảm của nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, Quy mô tăng trưởng thương mại trên địa bàn tương đối cao trong giai đoạn nghiên cứu.

Mức độ tăng trưởng hàng hóa bán lẻ trên thị trường và hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng khá tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cho xã hội. Mạng lưới kinh doanh thương mại tiếp tục được mở rộng trên địa bàn với phương thức kinh doanh, phương thức mua bán ngày càng đổi mới, cơ bản hình thành một thị trường thống nhất và tương đối ổn định trên cơ sở phát huy lợi thế của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp dân doanh tăng nhanh về số lượng, quy mô, năng lực quản lý, lực lượng này tăng nhanh đã góp phần không nhỏ trong việc cung ứng hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Quy mô sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu được đầu tư mở rộng, nhiều mặt hàng xuất khẩu của tỉnh như hàng kim khí, dệt may, chè khô...có thị trường ổn định, giá trị kim ngạch cao hơn so với cả nước trở thành những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế của tỉnh, hoạt động nhập khẩu được điều hành theo đúng chủ trương của nhà nước, tiết kiệm ngoại tệ, tập trung cho phát triển sản xuất

và phục vụ đời sống nhân dân đối với những mặt hàng thiết yếu. Nhìn chung, có những bước phát triển căn bản hỗ trợ các doanh nghiệp cơ hội tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Thứ ba, Giá trị gia tăng của ngành thương mại ổn định và cao hơn so với các ngành kinh tế khác.

Điều đó đánh giá được vai trò quan trọng cũng như hiệu quả mà nó tạo ra cho nền kinh tế và cũng chứng tỏ rằng ngành thương mại đã biết tận dụng các yếu tốđầu vào, khai thác thế mạnh trong quá trình phát triển.

Thứ tư, Chất lượng tăng trưởng thương mại còn thấp, thiếu tính bền vững. Tăng trưởng thương mại chủ yếu theo chiều rộng, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu.

Tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng không ổn định qua các năm, tốc độ giảm dần vào những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu (giảm thấp nhất năm 2011, 2012) do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới. Tổng mức BLHH tăng qua các năm nhưng cơ cấu mặt hàng công nghệ cao tăng qua các năm nhưng chủ yếu vẫn là những mặt hàng thô, không hoặc ít qua chế biến như những hàng nông sản thực phẩm. Hàng hóa thâm dụng tài nguyên thiên nhiên và sức lao động giản đơn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chuyển dịch tích cực hơn so với xuất khẩu, nhưng chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các thị trường công nghệ trung gian, công nghệ thấp, nếu không có biện pháp đối phó sẽảnh hưởng rất xấu tới năng lực cạnh tranh và sự PTBV của ngành thương mại. Cán cân thương mại luôn trong tình trạng nhập siêu, điều đó còn thể hiện nền kinh tế Thái Nguyên có độ mở thấp, chưa khai thác hết thế mạnh nội lực, tranh thủ nguồn lực, thị trường bên ngoài để mở cửa hội nhập. Chất lượng phát triển thương mại còn thấp, điều này đã hạn chế vai trò động lực và những đóng góp của thương mại trong GDP. Giá trị gia tăng của thương mại cao hơn ngành kinh tế khác nhưng không ổn định, tạo ra những bất ổn trong việc khai thác thế mạnh nội lực để phát triển, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ổn định và PTBV ngành thương mại trên địa bàn tỉnh.

Thứ năm, Tính ổn định của thu hút lao động và thu nhập trong thương mại còn hạn chế.

Trình độ nguồn nhân lực còn thấp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của lao động tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn thấp. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào thương mại chưa thật bền vững do hoạt động kinh doanh thương mại phụ thuộc rất lớn vào tình hình từ thị trường bên ngoài, do đó nguy cơ mất, giảm việc làm trong những trường hợp thị trường biến động xấu là rất cao.

Thứ sáu, Trong lĩnh vực thương mại còn nhiều rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ khủng khoảng.

Cả thương mại vĩ mô và vi mô thiếu chiến lược bài bản, khoa học, nặng về lợi ích trước mắt, thiếu tầm nhìn dài hạn, kinh doanh thương mại theo kiểu “chụp giật”, thiếu chuyên nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thương mại trên địa bàn phá sản nhiều trong giai đoạn nghiên cứu. Sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp chưa cao, gặp nhiều rủi ro khi cạnh trạnh với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa, các doanh nghiệp còn lúng túng trước những biến động thị trường thế giới.

Thứ bảy, Phát triển thương mại đang có nguy cơ làm cạn kiệt TNTN, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.

Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lực tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tốđầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Số lượng rác thải rắn đã xử lý trong thương mại còn nhiều hạn chế, việc quản lý chất thải rắn chưa đảm bảo yêu cầu xử lý, bộc lộ nhiều yếu kém, ảnh hưởng không nhỏđến con người, môi trường sinh thái. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến mục tiêu kinh tế, thiếu quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và nhiều doanh nghiệp vì khả năng tài chính hạn chế không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)