Vai trò của phát triển thương mại bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

Thứ nhất, PTTMBV có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững nói chung. Thương mại bền vững là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế, nó mở rộng các khả năng tiêu dùng của người dân, tăng sản

lượng và là con đường tiếp cận nguồn lực khan hiếm và thị trường rộng khắp trên quốc gia, thế giới cho các sản phẩm sản xuất ra.

- Phát triển thị trường trong nước: Hoạt động thương mại được phát triển một cách bền vững tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh mua bán hàng hóa trên thị trường, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất được diễn ra một cách bình thường, lưu thông thông suốt, thúc đẩy hàng hóa phát triển, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân, doanh nghiệp, thực hiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong nền KTQD.

-Tăng trưởng xuất nhập khẩu: Thông qua thương mại quốc tế, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và thị trường luôn có sự chuyển dịch tích cực, đóng góp đáng kể về ngân sách nhà nước thông qua những nguồn thu thuế nhập khẩu, mở rộng thị trường hàng hóa sản xuất trong nước và bổ sung những mặt hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, PTTMBV là tác nhân quan trọng gắn kết nền kinh tế của tỉnh, quốc gia nước ta với nền kinh tế thế giới. Trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thị trường trong nước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nước ngoài thông qua hoạt động ngoại thương [26]. PTTMBV là cơ sở, cơ hội rất lớn để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu vững chắc, ổn định. Việc thiết lập và tăng cường liên kết trong khu vực và thế giới đòi hỏi các tỉnh, quốc gia có chính sách hợp lý, mở cửa tạo điều kiện cho thương mại phát triển trong môi trường cạnh tranh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ ba, PTTMBV bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô của địa phương nói riêng, quốc gia nói chung. Thương mại phát triển theo quy luật vốn có của nó, quy luật lưu thông hàng hóa, quy luật sản xuất hàng hóa, quy luật của kinh tế thị trường…Nhà nước ta quản lý nền kinh tế thị trường không phải bằng sự duy ý chí của mình mà phải tuân theo quy luật kinh tế thị trường. Ngược lại trong cơ chế kinh tế hỗn hợp, cơ chế thị trường chịu sựđiều tiết vĩ mô của nhà nước. Trong lĩnh vực thương mại nhà nước thực hiện vai trò điều tiết của mình thông qua chính sách và các công cụ

điều tiết thương mại. Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại trong thời kỳ hội nhập, đểđảm bảo cho PTTMBV nhà nước càng khẳng định và nâng cao vai trò quản lý của mình.

Thứ tư, PTTMBV tác động mạnh mẽđến sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Phát triển thị trường theo định hướng XHCN chuyển dịch cơ cấu thương mại hướng mạnh về xuất khẩu, điều đó đã tạo điều kiện cho việc nhập khẩu những máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại vào trong nước thúc đẩy quá trình CNH-HĐH tác động đến nền kinh tế của tỉnh, quốc gia thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)