chỉnh cơ cấu dư nợ cho phù hợp, đôn đốc tận thu các khoản nợ lãi chưa thu….Đảm bảo tăng thu hoàn thành kế hoạch giao.
- Thực hiện việc trích lập, xử lý và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. - Chỉ đạo duy trì tồn quỹ hợp lý không để tồn quỹ cao.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ sản phẩm mới, tăng cường công tác đối ngoại, tiếp thị nhằm thu hút khách hàng, tăng dần tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất rẻ.
- Rà soát cắt giảm những khoản chi không hợp lý, xây dựng định mức chi tiêu theo đúng chế độ và tiết kiệm.
2.7. Giải pháp đối với hoạt động đầu tư phát triển:
Chi nhánh cần chú trọng hơn trong hoạt động đầu tư phát triển, thực hiện những thống kê định kì nhằm đánh giá thường xuyên hoạt động này và có những chiến lược phù hợp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.8. Giải pháp cho công tác thẩm định:
- Giải pháp này nhằm nâng cao tính chuyên môn của từng bộ phận trong công tác cho vay dự án, xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, trả lời chính xác về quyết định cho vay dự án cho khách hàng, nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư những dự án tốt, có tính khả thi cao và nâng cao khả năng cạnh tranh ngân hàng.
- Phòng Dịch vụ và Marketing cần chú trọng tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng hoạt động đầu tư dự án trong từng thời kỳ.
- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định phải được đào tạo bài bản đúng ngành, nghề liên quan thẩm định dự án như tài chính, xây dựng, kỹ thuật...
- Trong quá trình áp dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu, những thông số, số liệu của dự án được đưa ra so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức, quy định hoặc với các dự án tương tự đang hoạt động. Công việc này phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tránh so sánh một cách cứng nhắc, máy móc, có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Việc so sánh cần tham khảo và cần xem xét các chỉ tiêu trong môi trường biến động với nhiều sự thay đổi về yếu tố chi phí cơ hội, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu giá cả, chỉ tiêu lạm phát, chỉ tiêu kinh tế - xã hội...
2.9. Các giải pháp khác: