Phương pháp thẩm định:

Một phần của tài liệu Đề cương báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Hồng Hà (Trang 28 - 29)

2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại ngân hàng:

2.3.3.Phương pháp thẩm định:

Thẩm định theo trình tự.

Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Phương pháp này được sử dụng trong nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về chủ đầu tư.

Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu.

So sánh các chỉ tiêu, các tỷ số nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có sự đánh giá đúng khi thẩm định dự án. Phương pháp này sử dụng trong thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của chủ đầu tư, dự án đầu tư.

Phương pháp dự báo.

Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án.

Phương pháp phân tích độ nhạy.

Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án.

Phương pháp phân tích rủi ro.

Rủi ro của dự án khi thực hiện thường được phân ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động. Phân tích rủi ro nhằm xác định phương pháp xử lý từng loại rủi ro, bảo đảm tính an toàn và khả năng trả nợ đối với khoản vay. Phương pháp này sử dụng trong nội dung thẩm định tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Đề cương báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Hồng Hà (Trang 28 - 29)