trách nhiệm với công việc với cơ quan và phục vụ chu đáo khách hàng. Nâng cấp và trang bị cơ sở vật chất phù hợp với năng lực tài chính, tăng cường công cụ phương tiện làm việc đảm bảo phù hợp và góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao vị thế của Chi nhánh.
- Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, triển khai tốt công tác huy động tiết kiệm tiền gửi dân cư. Chú trọng khai thác các nguồn vốn rẻ, ổn định đặc biệt là nguồn vốn dự án phục vụ cho nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng chu đáo, đồng thời đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
- Mở rộng hoạt động các loại hình dịch vụ ngân hàng.
- Sử dụng các công cụ khoán đến nhóm và người lao động nhằm thúc đẩy năng lực nội tại, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Phát động các phong trào thi đua, đưa công tác thi đua khen thưởng trở thành công cụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ huy động vốn hàng năm. quan tâm đến đời sống, tình thần, vật chất người lao động.
- Tổ chức các phong trào văn hoá - thể thao giao lưu với khách hàng, quan tâm và thường xuyên duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn.
Tập trung chỉ đạo huy động nguồn vốn ổn định, thời hạn gửi dài. - Chú trọng huy động vốn tiết kiệm từ dân cư.
- Khai thác duy trì khách hàng hiện có, tiếp thị khách hàng mới có nguồn vốn lớn ổn định. - Nghiêm túc triển khai các chỉ đạo về lãi suất huy động vốn và các hình thức chỉ đạo khác liên quan tới lãi suất huy động vốn của Trụ sở chính.
- Triển khai triệt để cơ chế khoán huy động vốn, mở rộng dịch vụ đến từng bộ phận, từng cán bộ nhân viên, gắn với kết quả trả lương kinh doanh và thưởng.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội... khai thác mở rộng dịch vụ và triển khai việc thu tiền dịch vụ qua ngân hàng.
2.3. Nhóm giải pháp về mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng:
2.3.1. Giải pháp chung:
- Tăng trưởng dư nợ bám sát chỉ đạo điều hành và định hướng của Hội đồng Thành
viên. Triển khai kịp thời chủ trương, định hướng chỉ đạo kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Chú trọng phát triển cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu đạt tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 87% trên tổng dư nợ.
- Tăng cường công tác tiếp thị để giữ khách hàng truyền thống và mở rộng cho vay khách hàng mới.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng thông qua chất lượng thẩm định cũng như làm tốt công tác khai thác thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.
- Việc tiếp cận khách hàng phải được thực hiện thường xuyên. - Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh. - Làm tốt công tác phối kết hợp với các phòng, ban chuyên môn.
- Làm tốt công tác phân công cán bộ theo năng lực, công tác đào tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp đến từng CBTD.
2.3.2. Giải pháp xử lý nợ xấu và thu nợ xử lý rủi ro:
-Để giảm thiểu nợ xấu Chi nhánh đã thành lập tổ thu nợ, rà soát lại toàn bộ các khoản nợ xấu và phân công cụ thể từng cán bộ trong tổ thu nợ bám sát khách hàng để đòi nợ, tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Giao kế hoạch thu nợ xấu đến từng CBTD và phụ trách trực tiếp tổ thu nợ là Giám đốc Chi nhánh.
- Yêu cầu từng cán bộ tín dụng phân tích 100% các khoản nợ xấu, nợ XLRR, Phân tích nguyên nhân khách quan chủ quan và đánh giá cụ thể, chi tiết từng khoản nợ xấu, có mất vốn hay không, khả năng thu hồi được bao nhiêu, từ đó có cơ sở xem xét trách nhiệm của các cán bộ tín dụng .
- Phát mại tài sản đảm bảo đối với các khoản vay khó đòi.
- Có biện pháp xử lý đối với cán bộ tín dụng có nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.
- Hàng tháng cán bộ tín dụng phải có báo cáo cụ thể khối lượng công việc đã và đang thực hiện, việc kiểm tra và đôn đốc khách hàng có nợ xấu phải thường xuyên, sát sao, phải có biên bản làm việc cụ thể, xác minh từng khoản phảI thu, nguồn thu của khách hàng để làm rõ khả năng trả nợ.
- Về Tín dụng: Không đầu tư dàn trải, tìm kiếm khách hàng mới thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh, có khả năng tài chính. Kiên quyết không đầu tư và dừng đầu tư những dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguyên tắc và điều kiện tín dụng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bằng nhiều hình thức.
Đối với khoản nợ xấu. Để giảm thiểu nợ xấu Chi nhánh đã thành lập tổ thu nợ, rà soát lại toàn bộ các khoản nợ xấu và phân công cụ thể từng cán bộ trong tổ thu nợ
bám sát khách hàng để đòi nợ. Giao kế hoạch thu nợ xấu đến từng CBTD và phụ trách trực tiếp tổ thu nợ là giám đốc chi nhánh.
- Phát mại tài sản đảm bảo đối với các khoản vay khó đòi.
- Có biện pháp xử lý đối với cán bộ tín dụng có nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.
- Hàng tháng cán bộ tín dụng phải có báo cáo cụ thể khối lượng công việc đã và đang thực hiện, việc kiểm tra và đôn đốc khách hàng có nợ xấu phải thường xuyên, sát sao, phải có biên bản làm việc cụ thể, xác minh từng khoản phảI thu, nguồn thu của khách hàng để làm rõ khả năng trả nợ.
2.4. Giải pháp mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ: