Tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Đức Anh Minh (Trang 80 - 85)

Thứ nhất: Kế toán nên xây dựng thêm TK 151- hàng mua đang đi đường để phản ánh giá trị các loại hàng hóa thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về kho. Điều này giúp nhà quản trị biết chính xác được giá trị nhóm hàng tồn kho đồng thời cũng phân biệt được hàng đã về nhập kho và

hàng chưa nhập kho, thời gian đang chưa về kho là bao lâu, lý do gì chưa về kho. Từ đó xác định được phương án xử lý.

Trình tự hạch toán hàng mua đang đi đường được thực hiện như sau: - Cuối kỳ kế toán (tháng) hàng mua đã có chứng từ chứng minh nhưng hàng hóa chưa có, kế toán định khoản

Nợ TK 151: Giá trị hàng mua đang đi đường Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Tổng thanh toán cho người bán

- Sang kỳ hàng về nhập kho, kế tóa căn cứ vào PNK và HĐ GTGT hạch toán như sau:

Nợ TK 156

Có TK 151

Thứ hai: Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để tránh rủi ro và giảm bớt lượng hàng tồn kho. Vì mặt hàng của Công ty là những mặt hàng cao cấp, có giá trị tương đối lớn so với mặt bằng tiêu dùng chung của khách hàng nên việc để hàng tồn kho nhiều là không nên, nhất là trong điều kiện nền kinh tế biến động như hiện nay. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa tồn kho giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần túy hàng tồn kho của Công ty nhằm phán ánh trung thực về tài sản của Công ty khi lập báo cáo tài chính cuối năm

Công thức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức lập dự phòng

giảm giá HTK =

Số vật tư, hàng hóa bị giảm tại thời điểm lập

x

(Giá đơn vị ghi sổ kế toán- giá đơn vị trên thị trường) Cách hạch toán dự phòng giám giá hàng tồn kho

- Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng giảm giá của các loại vật tư hàng hóa đã được duyệt, kế toán ghi:

Nợ TK 632

Có TK 159

- Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng của năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán mới, nếu số trích lập dự phòng cho năm kế hoạch bằng số dự phòng của năm trước thì không phải lập nữa.

Nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần cho năm mới, kế toán ghi:

Nợ TK 159: Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK 632: Giảm giá vốn hàng bán

Nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành trích lập số lớn hơn:

Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Có 159: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Thứ ba: Công ty nên tính toán mức dự phòng phải thu khó đòi trên cơ sở đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Đối với khoản nợ thất thu, sau khi xóa khỏi bảng cân đối kế toán công ty vẫn nên tiếp tục theo dõi trên TK 004- nợ khó đòi đã xử lý. Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ đồng thời phải có đầy đủ giấy tờ gốc chứng minh khoản nợ đó

Phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi: Số DPPTKĐ cho

tháng kế hoạch của khách hàng i

= Số nợ phải thu của

khách hàng i x

Tỷ lệ ước tính không thu được của khách hàng i

Ngoài ra có thể tính dự phòng phải thu khó đòi theo phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu:

Số DPPTKĐ cho tháng kế hoạch = Tổng doanh thu bán chịu x Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính Cách lập phải thu khó đòi được tiến hành như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng

Nợ TK 642

Có TK 139: Mức dự phòng phải thu khó đòi

Cuối niên độ kế toán sau, khi tính mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập, nếu:

- Mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm dự phòng, ghi:

Nợ TK 642 Có TK 139

- Mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, ghi

Nợ TK 139

Có TK 642

Xóa nợ phải thu khó đòi không thu hồi được: căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:

Nợ TK 139, 415, 642 Có TK 131

Đồng thời mở sổ theo dõi khoản này vào tài khoản 004 ngoài bảng Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý

Trường hợp khoản công nợ đã được xử lý mà thu hồi được kế toán căn cứ vào số tiền thu được ghi:

Nợ TK 111, 112,... Có TK 711 Đồng thời ghi bên có TK 004 Thứ tư: Phương pháp tính giá

Công ty đang áp dụng tính giá sản phẩm xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Tuy phương pháp này đơn giản, dễ tính toán song kế toán phải đợi đến cuối kỳ hạch toán mới xác định được giá vốn và có các bút toán phản ánh nghiệp vụ xuất kho. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. Mặt khác, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp này chỉ theo dõi được về mặt số lượng mà không theo dõi thường xuyên về mặt giá trị của sản phẩm. Do vậy, Công ty cần tìm ra phương pháp kế toán phù hợp để nhanh chóng khắc phục tình trạng hạn chế này. Theo em, Công ty có thể sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để đảm bảo sự ổn định về giá vốn của sản phẩm.

Thứ năm: Khi có một nghiệp vụ liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm kế toán phải đồng thời định khoản phản ánh giá vốn hàng bán và định khoản ghi nhận doanh thu để thấy được sự biến động của sản phẩm cũng như theo dõi được doanh thu của số sản phẩm xuất bán, như vậy sẽ đảm bảo được trình tự ghi chép hơn.

Tuy nhiên ở Công ty kế toán chỉ ghi nhận doanh thu còn giá vốn hàng bán thì đến cưối tháng khi tính được giá vốn mới định khoản. Như vậy vừa không đảm bảo được trình tự ghi chép kế toán về ghi doanh thu và giá vốn, vừa dẫn đến tình trạng khó theo dõi, quản lý.

Nếu áp dụng giá nhập trước xuất trước để hạch toán giá vốn hàng bán như trên thì ngay khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm kế toán vừa có thể phản ánh được doanh thu, vừa có thể phản ánh được giá vốn xuất kho.

Việc hạch toán như vậy đảm bảo đúng trình tự ghi chép vừa thuận tiện cho theo dõi doanh thu và giá vốn sản phẩm, hàng hóa khi sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ. Kế toán ghi:

Nợ TK131: Thanh toán với khách hàng Có TK 511: Doanh thu

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Đồng thời ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 156: Sản phẩm, hàng hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Đức Anh Minh (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w