6. Cấu trúc luận án
1.5. Thảo luận về tình hình nghiên cứu
Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy cần thảo luận thêm một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu sinh trưởng. tăng trưởng của cây rừng và lâm phần
Những công trình nghiên cứu về sinh trưởng cũng như các hàm toán học mô tả
quy luật sinh trưởng của cây rừng và lâm phần rất phong phú và đa dạng như hàm
Korf, Schumacher, Gompertz, Sless. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng các
hàm toán học khác nhau để mô tả quy luật sinh trưởng. Với loài cây KLT ở các tỉnh
miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ các tác giả đều sử dụng hàm Schumacher để
- Nghiên cứu về cấp đất
Để xác định sức sản xuất của rừng các nhà nghiên cứu đều có phương hướng
chung là lấy sản lượng của rừng làm chỉ tiêu đánh giá. Vì vậy, cấp đất là một nhân
tố phản ánh tổng hợp của tất cả các nhân tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Chỉ tiêu để biểu thị sản lượng của rừng được các tác giả lựa
chọn đó là chiều cao bình quân tầng ưu thế. Việc lựa chọn loại chiều cao cao bình quân nào còn tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, đặc điểm loài cây và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Các hàm toán học được các tác giả vận dụng để mô tả quy luật sinh trưởng chiều cao (chiều cao bình quân, chiều cao tầng trội) làm cơ sở phân chia
cấp đất là các hàm: Schumacher, Korf, Gompertz, Verhull… - Những nghiên cứu về lập biểu sản lượng
Đã một phần nào đó đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, thể hiện rõ vai trò quan trọng của bảng biểu trong kinh doanh rừng ở nước ta. Nhưng như thế là chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. kinh doanh rừng hiệu quả. Mặc dù biểu sản lượng là rất quan
trọng để chủ rừng nắm vững kết cấu của rừng, trữ sản lượng và năng suất theo từng
tuổi, vừa để cán bộ kỹ thuật có căn cứ xác định các biện pháp lâm sinh như tỉa thưa, tuổi khai thác chính... Hiện nay đã hình thành các vùng trồng rừng nguyên liệu tập
trung theo một mục tiêu kinh doanh nhất định với cường độ kinh doanh ngày càng cao thì cần thiết phải lập các biểu tra đa tiện ích, vừa có thể xác định được trữ lượng và có thể xác định định được sản lượng theo mục tiêu kinh doanh cụ thể. Biểu sản lượng lập
theo mục tiêu kinh doanh cụ thể hầu như chưa được lập cho các loài cây rừng trồng, mới
có biểu sản lượng Quế của Vũ Tiến Hinh lập cho rừng trồng Quế ở Văn Yên - Yên Bái. - Nghiên cứu về diện tích và không gian dinh dưỡng của cây rừng
Các tác giả đều chung kết luận giữa tăng trưởng thể tích và tiết diện ngang
cây rừng có quan hệ với diện tích dinh dưỡng, có thể sử dụng quan hệ Zg/a để xác định mật độ tối ưu cho đơn giản. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về mối
liên hệ giữa diện tích dinh dưỡng với tăng trưởng sản lượng theo mục tiêu kinh doanh cụ thể.
- Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu hình thái cây rừng và sinh trưởng. sản lượng lâm phần:
Qua nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, thực sự có mối liên hệ giữa
các chỉ tiêu hình thái và chất lượng cây rừng với mật độ lâm phần (diện tích dinh dưỡng). Mật độ có ảnh hưởng tới cấu trúc chiều cao lâm phần, do đó ảnh hưởng đến
sản lượng gỗ kinh tế, ảnh hưởng đến khả năng tỉa cành tự nhiên, nên ảnh hưởng đến
chất lượng gỗ thương phẩm. Đây là những kết luận quan trọng không những có ý
nghĩa lý luận trong nghiên cứu các quy luật sinh trưởng và phát triển lâm phần mà còn có ý nghĩa thực tiễn về mặt lâm sinh. Tuy nhiên, các kết quả được trình bày ở
trên mới chỉ ra mối liên hệ giữa các chỉ tiêu hình thái với sản lượng gỗ nói chung và
mang tính định tính hoặc so sánh định lượng đơn giản. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu để
tìm ra các mối liên hệ được mô hình hoá bằng các hàm toán học giữa các chỉ tiêu hình thái với sản lượng và từ đó đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao sản lượng
rừng theo mục tiêu kinh doanh cụ thể là rất cần thiết. - Về ván dăm và nguyên liệu sản xuất ván dăm
+ Nghững nghiên cứu về ván dăm và nguyên liệu sản xuất ván dăm: Ván dăm
nói riêng, ván nhân tạo nói chung có nhiều đặc tính mà gỗ ván gỗ tự nhiên không có
được, chúng có xu hướng ngày càng phát triển. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ
suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ: Mắt gỗ (cành), tuổi cây, đường kính nguyên liệu gỗ…Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mang tính định tính, cần thiết phải đi
sâu nghiên cứu và định lượng hóa bằng các mô hình toán học cụ thể. Trong đề tài nghiên cứu của tác giả sẽ mô hình hóa bằng các mô hình toán học về mối quan hệ
giữa tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ với tuổi, các chỉ tiêu biểu thị hình thái cây rừng…Đi sâu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hình thái mà những chỉ tiêu đó ảnh hưởng đến tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Để từ đó làm cơ sở đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ tại đối tượng nghiên cứu.
+ Nguyên liệu sản xuất ván dăm rất đa dạng và phong phú, từ phế phụ phẩm
trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên ván dăm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ cho
chất lượng ván dăm cao hơn.
+ Công nghệ sản xuất ván dăm ngày càng được hoàn thiện, làm cho chất lượng ván dăm ngày càng cao.
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả như đã trình bày ở trên không chỉ có
ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn sâu sắc. Nó sẽ là cơ sở để
kế thừa vận dụng có chọn lọc các phương pháp nghiên cứu vào đề tài nghiên cứu về
KLT sản xuất nguyên liệu ván dăm ở Thái Nguyên.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về diện tích dinh dưỡng trên đây mới đề cập đến
các ảnh hưởng của nó và đề suất biện pháp nâng cao sản lượng gỗ của rừng, chưa có
công trình nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của các chỉ tiêu biểu thị hình thái
thân cây đến sản lượng theo mục tiêu kinh doanh cụ thể. Chưa có các bảng biểu được lập để phục vụ công tác điều tra, kinh doanh rừng theo mục tiêu kinh doanh chủ yếu. Đây sẽ là những vấn đề cần được giải quyết cho các loại rừng trồng sản
xuất nguyên liệu theo mục tiêu kinh doanh cụ thể. Để góp phần nhỏ bé của mình giải quyết vấn đề nêu trên, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu cho đối tượng KLT sản xuất dăm gỗ tại Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để nghiên cứu
tiếp theo cho các loài cây rừng trồng với mục tiêu kinh doanh cụ thể như làm
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU