Tổng quan về ván dăm và nguyên liệu sản xuất ván dăm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

6. Cấu trúc luận án

1.1.6. Tổng quan về ván dăm và nguyên liệu sản xuất ván dăm

So với nhiều ngành công nghiệp khác trên thế giới, công nghiệp sản xuất ván dăm ra đời muộn hơn, song cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ

thuật, ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván dăm nói riêng đã tiếp thu những thành tựu khoa học, không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng. Đặc biệt từ năm 1950 trở lại đây ngành sản xuất ván nhân tạo đã có những bước tiến vượt bậc. Các sản phẩm ván nhân tạo ngày càng được sử dụng có hiệu

quả đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ ngày càngtăng của xã hội, góp phần tích cực

trong việc bảo vệ rừng tự nhiên. Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự đoán trong

vài thập kỷ đầu của thế kỷ 21 sản lượng ván dăm thế giới đạt trên 95 triệu m3, Lê

Văn Mích (2000) 51. Hiện nay trên thế giới một số nước có sản lượng ván dăm

lớnnhư Hoa Kỳ, Đức, Canada, Trung quốc, Pháp và gần đây một số nước trong khu

vực Đông Nam á công nghiệp ván dăm cũngphát triển mạnh như Malayxia, Philippin, Inđônêxia. Sở dĩ có được sự phát triển đó là nhờ ván dăm có những ưu điểm

nổi bật sau:

Nguyên liệu sản xuất ván dăm gồm nhiều chủng loại, đa dạng phong phú, có thể tận dụng phế liệu từ các ngành sản xuất khác, kể cả phế liệu trong nông nghiệp (rơm rạ. bã mía…) làm giá thành sản phẩm hạ.

Sản phẩm ván dăm có kích thước đa dạng, đặc biệt có thể sản xuất ra ván có kích thước lớn, khắc phục được kích thước hạn chế của gỗ tự nhiên. Tính chất cơ

vật lý của ván dăm có thể biến đổi theo yêu cầu sử dụng bằng cách thay đổi các

thông số công nghệ: Tỷ lệ keo, lực ép, khối lượng thể tích, các chất phụ gia… Nhờ đó có thể khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên như dễ biến dạng theo độ ẩm, dễ bén lửa, dễ bị nứt khi bị khô, bị mối mọt, nấm mục phá hoại.

Hiệu quả sử dụng ván dăm tương đối cao, 1 m3ván dăm thay được 2-3 m3 gỗ

xẻ, sử dụng gỗ làm ván dăm có thể đưa tỷ lệ sử dụng gỗ lên tới 80-90%, Lê Văn

Mích (2000) 51.

Sản phẩm ván dăm đáp ứng được yêu cầu sử dụng của nhiều ngành, nhiều lĩnh

vực khác nhau, ván nhân tạo nói chung và ván dăm nói riêng sẽ là biện pháp hữu

hiệu nhất để thay thế gỗ nguyên liệu trong xây dựng, là giải pháp duy nhất để đáp ứng

Công nghệ thiết bị sản xuất ván dăm không quá phức tạp, quá trình sản xuất dễ cơ giới hoá và tự động hoá, cho năng suất, chất lượng cao.

Trong quá trình phát triển của công nghiệp sản xuất ván dăm, từ ý tưởng ban đầu của Ernst Hubbart (người Đức) vào năm 1887. Ông đã đề xuất phương pháp sản

xuất ván từ mùn cưa và keo Albumin, đến nay công nghiệp sản xuất ván dăm đã tiến bộ không ngừng về công nghệ và thiết bị, việc nghiên cứu sử dụng các dạng

nguyên liệu khác nhau cũng rất được quan tâm nghiên cứu. Tiếp theo Ernst Hubbart, hai năm sau đó H.Kranmer (người Đức) đã nghiên cứu sản xuất ván dăm

từ phôi bào. Đến năm 1905 Watson (người Mỹ) đã nghiên cứu đề xuất phương pháp

sản xuất ván dăm từ các dạng nguyên liệu khác nhau. Những năm sau đó là các nghiên cứu của các nhà khoa học người Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc (cũ)… đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm ván dăm bằng công nghệ và thiết bị mới, mở ra thời kỳ sản xuất ván dăm trên quy mô lớn (dẫn theo Lê Văn Mích 2000) 51.

Tất cả các nghiên cứu đó đã được đưa vào trong sản xuất, nhà máy sản xuất ván dăm đầu tiên đã ra đời tại Tiệp Khắc vào năm 1938 sản xuất ra loại ván dăm

Dias”. Năm 1939 Pháp công bố số liệu về tính chất cơ - vật lý của ván dăm, bước đầu đánh giá chất lượng ván dăm. Pháp cũng là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất

loại ván dăm ba lớp, đây là loại ván phổ biến hiện nay. Năm 1941 nhà máy sản xuất ván dăm TOFIT được xây dựng ở Đức đã sử dụng gỗ Vân sam và một số loại gỗ

mềm khác làm nguyên liệu (dẫn theo Lê Văn Mích 2000) 51.

Những năm tiếp theo các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu sử dụng các nguồn

nguyên liệu khác nhau từ tre, nứa và các loại phế liệu gỗ, phế liệu nông nghiệp.

Xu hướng của ngành công nghiệp ván dăm là:

Nghiên cứu sử dụng các nguồn nguyên liệu mới, đặc biệt là gỗ rừng trồng, gỗ

tận dụng, các phế liệu trong khai thác chế biến lâm sản (gỗ gốc, cành, ngọn, bìa bắp, mùn cưa, phoi bào, ván vụn, lõi bóc, đầu mẩu...).

Nghiên cứu sử dụng các phế liệu từ nông nghiệp như: Thân cây đay, bã mía, xơ

dừa, rơm rạ… Nghiên cứu sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ như tre, nứa…Tuy nhiên trong các dạng nguyên liệu đang được sử dụng thì nguyên liệu gỗ vẫn chiếm 90%.

* Liên Xô (cũ)

Gỗ tròn làm nguyên liệu chính: 73-75% Lõi gỗ sau khi bóc: 7-9%

Còn lại là phế liệu gỗ xẻ, mùn cưa, phoi bào.

* Liên bang Đức

Gỗ tròn làm nguyên liệu chính: 60-65% Phế liệu gỗ xẻ: 10-15%

Mùn cưa, phoi bào: 25-30%

Ở những nước có ngành công nghiệp sản xuất ván dăm phát triển thì việc sử

dụng các sản phẩm từ gỗ có một ý nghĩa rất lớn. Ví dụ ở Mỹ 70% sử dụng gỗ, còn ở

Liên Xô (cũ) khoảng 40% gỗ được sử dụng vào sản xuất ván dăm. Hiện nay công

nghiệp sản xuất ván dăm tập trung chủ yếu phần lớn ở châu Âu và châu Mỹ, còn

ván dămchâu Á chỉ bằng 1/8 đến 1/7 châu Mỹ (dẫn theo Lê Văn Mích 2000) 51. Qua kết quả nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất ở nhiều nước người ta

thấy rằng nguyên liệu dùng cho sản xuất ván dăm dù ở dạng nào cũng cần có các

yêu cầu chủ yếu sau đây:

Phải có tính mềm dẻo, nhẹ, thẳng thớ.

Không bị mục nát, mối mọt, không lẫn các vật liệu khác.

Trong nguyên liệu phải hạn chế sự có mặt của các thành phần hoá học có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kết dính của dăm.

Ngoài ra, nguyên liệu cần có một độ ẩm thích hợp, thuận lợi cho quá trình tạo dăm và sự kết dính keo.

Chính nhờ những kết quả nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác

nhau nên đã góp phần hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy ngành công nghiệp sản

xuất ván dăm trên thế giới không ngừng phát triển.

Sự phát triển của công nghiệp sản xuất ván dăm có thể được chia thành các

giai đoạn sau:

1. Giai đoạn 1887 – 1935: Ván dăm được tạo ra và được công nhận phát minh. 2. Giai đoạn 1936 – 1949: Sản xuất thử và sản xuất với quy mô công nghiệp nhỏ. 3. Giai đoạn 1950 đến nay: Sản xuất công nghiệp với quy mô lớn phát triển nhanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)