3. Kiến nghị
3.21: Kết quả xác định quan hệ giữa dt/d vớih và a
TT Dạng
phương trình
Các chỉ tiêu thống kê
R2 Sig,F S a0/Sig a1/Sig a2/Sig a3/Sig
1 dt/d = a0 + a1.h0 + a2.h0/a (3.78) 0,541 0,00 0,103 -1,133 0,00 0,004 0,00 -0,129 0,00 2 dt/d= a0 + a1h0.a (3.79) 0,423 0,00 0,114 - 1,095 0,00 0,002 0,00 3 dt/d = a0 + a1.h0+ a2.a (3.80) 0,484 0,00 0,109 - 1,326 0,00 0,022 0,00 0,016 0,00 4 dt/d = a0 + a1.h0 + a2.h0/a 2 (3.81) 0,617 0,00 0,098 -1,098 0,00 0,024 0,00 -0,559 0,00 5 Ln(dt/d) = a0 + a1.h0 + a2.a+ a3.h0a (3.82) 0,580 0,00 0,027 0,396 0,00 -0,019 0,00 -0,030 0,00 0,002 0,00 6 dt/d= a0 + a1h0.a + a2h0.a2 (3.83) 0,599 0,00 0,096 -1,332 0,00 0,006 0,00 -1,68E-5 0,00
Từ kết quả ở bảng 3.21 cho thấy, quan hệ giữa dt/d với chiều cao tầng ưu thế
và diện tích dinh dưỡng thực sự tồn tại theo các dạng phương trình từ (3.78) đến
(3.83). Hệ số xác định biến động từ 0,423 đến 0,617. Căn cứ vào hệ số xác định, chỉ
số Std,Error of the Estimate,xác suất F và sai số của phương trình, đề tài đã chọn
dạng phương trình (3.81) để mô tả quan hệ giữa tỷ số dt/dvới chiều cao tầng ưu thế
và diện tích dinh dưỡng, phương trình lập được là:
dt/d= -1,098 + 0,024.h0 -0,559.h0/a2 R2 = 0,617 (3.84)
Từ phương trình (3.84) nhận thấy khi diện tích dinh dưỡng tăng, tỷ số dt/d tăng, nghĩa là sinh trưởng đường kính tán mạnh hơn sinh trưởng của đường kính ngang ngực
do vậy mà quan hệ giữa dt/dvới diện tích dinh dưỡng là quan hệ đồng biến.
Nhận xét: Các chỉ tiêu Nc, dc, hdc/h, dt/d, có quan hệ với chiều cao tầng ưu thế
và diện tích dinh dưỡng ở mức tương đối chặt đến chặt. Nếu xếp mối quan hệ của
dần, (căn cứ vào hệ số xác định) thì thứ tự lần lượt là: dc (R2: 0,773), dt/d (R2: 0,617), Nc (R2: 0,567), hdc/h (R2: 0,515).
Để điều chỉnh diện tích dinh dưỡng (a) của cây rừng theo hướng làm tăng tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ, chúng ta phải xác định mật độ trồng rừng, mật độ trong giai đoạn nuôi dưỡng rừng phải lớn, bởi vì mật độ lớn sẽ hạn chế đường kính cành,
đường kính tán sinh trưởng và hạn chế số cành trên đơn vị chiều dài thân cây. Những phân tích trên đây chính là cơ sở lý luận để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng rừng
trồng sản xuất dăm gỗ tại đối tượng nghiên cứu.
3.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng KLT sản xuất
dăm gỗ
Mục tiêu kinh doanh chủ yếu được xác định ở đối tượng nghiên cứu là sản
xuất dăm gỗ. Do vậy, biện pháp đề xuất là phải hướng tới việc nâng cao số lượng và chất lượng dăm đặc biệt là dăm công nghệ.
3.5.1. Cơ sở để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ dăm gỗ
3.5.1.1. Cơ sở để đề xuất biện pháp kỹ thuật trong nuôi dưỡng rừng
Để đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ tại đối tượng nghiên cứu, trước hết phải căn cứ vào đặc tính của loài cây, (nhưng đặc
tính của loài cây do gen di truyền quy định), căn cứ vào mục tiêu kinh doanh chủ
yếu và những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng loại sản phẩm chủ yếu
mà những nhân tố đó con người có thể điều chỉnh được.
Kết quả nghiên cứu ở mục 3.3 cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ là:
Tỷ số chiều cao dưới cành vớiđường kính (hdc/d); Tỷ số chiều cao dưới cành với chiều cao vút ngọn (hdc/h); Tỷ số chiều cao với đường kính (h/d) (ở giai đoạn
tuổi 8 trở lên), các tỷ số này có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ suất dăm và tỷ suất dăm
công nghệ. Số cành trên đơn vị chiều dài thân cây (Nc); Đường kính cành (dc); Diện tích dinh dưỡng (a); Tỷ số đường kính tán với đường kính (dt/d); Tỷ số tỷ số chiều
cao với đường kính (h/d) (ở giai đoạn tuổi 6, 7) các chỉ tiêu này có quan hệ tỷ lệ
nghịch với tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên có quan hệ với tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ ở mức độ khác nhau.
Đề tài đã nghiên cứu quan hệ của chiều cao tầng ưu thế (h0) và diện tích dinh dưỡng (a) với một số chỉ tiêu hình thái có ảnh hưởng lớn (thể hiện qua hệ số xác định) đến tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Kết quả nghiên cứu tại mục 3.4
cho thấy: Đường kính cành có quan hệ tỷ lệ thuận với chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng. Khi chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng tăng đường kính cành cây tăng. Để giảm sinh trưởng của đường kính cành, cần thiết phải giảm diện tích dinh dưỡng tức là tăng mật độ lâm phần.
Quan hệ giữa số cành trên đơn vị chiều dài thân cây với chiều cao tầng ưu thế
và diện tích dinh dưỡng là quan hệ tỷ lệ thuận. Khi chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng tăng, số cành trên đơn vị chiều dài thân cây tăng. Tại một thời điểm nào
đó, để giảm số cành trên thân cây, cần thiết phải giảm diện tích dinh dưỡng tức là
tăng mật độ lâm phần. Quan hệ giữa tỷ số (hdc/h) với chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng cho thấy chúng có quan hệ tỷ lệ thuận với chiều cao tầng ưu thế và tỷ lệ nghịch với diện tích dinh dưỡng. Cũng từ kết quả nghiên cứu ở mục 3.4 cho thấy quan hệ giữa (dt/d) với chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng là quan hệ đồng biến. Trong kinh doanh rừng KLT sản xuất dăm gỗ cần thiết phải giảm tỷ số
dt/d, nghĩa là trong một giới hạn nhất định mật độ nuôi dưỡng phải lớn, từ đó sinh trưởng đường kính (d) lớn hơn sinh trưởng đường kính tán (dt).
Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã được trình bày ở mục 1.1.5, cũng đã kết
luận rằng, “Việc tỉa thưa hoặc giảm mật độ lâm phần làm tăng độ dày vỏ cây và làm giảm đáng kể quá trình tỉa cành tự nhiên. Do đó đường kính cành sẽ lớn hơn, các mắt cành trên thân cây gỗ cũng lớn hơn”. Trong khi đó tỷ lệ vỏ tăng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ván dăm, đường kính cành, số mắt cành tăng sẽ ảnh hưởng đến tỷ
suất dăm công nghệ.
Bùi Việt Hải khi nghiên cứu về KLT, tác giả cũng chỉ ra rằng, tỉa thưa thúc đẩy sinh trưởng dường kính và làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm ở lần thu
hoạch cuối cùng, trong khi trữ lượng so với rừng không qua tỉa thưa có chênh lệch không đáng kể.
Từ những phân tích trên đây và kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước, đề tài đã xác định rừng trồng KLT ở đối tượng nghiên cứu không tiến
hành tỉa thưa trong suốt chu kỳ kinh doanh. Để khai thác tốt điều kiện lập địa tại đối tượng nghiên cứu, ở các cấp đất khác nhau sẽ xác định mật độ trồng rừng khác
nhau. Cấp đất tốt sẽ xác định mật độ trồng thấp hơn nơi có cấpđất xấu.
3.5.1.2. Cơ sở để đề xuất tuổi khai thác chính
Kết quả xác định tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ sau khi sấy, được trình bày trong mục 3.2 cho thấy, trong điều kiện cùng một máy băm dăm, nhưng tỷ suất
dăm và tỷ suất dăm công nghệ lại khác nhau. Tỷ suất dăm biến động từ 83,11% đến
98,50% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3 - 5%) và chúng tăng
dần từ tuổi 6 đến tuổi 12 sau đó có xu hướng giảm dần, đến tuổi 14 còn 96,52%. Tỷ
suất dăm công nghệ biến đổi mạnh hơn so với quá trình biến đổi của tỷ suất dăm, tỷ
suất dăm công nghệ biến động từ 62,72% (tuổi 6) đến 85,58% (tuổi 12), đến tuổi 14
tỷ suất dăm công nghệ giảm xuống còn 83,02% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng
độ ẩm quy đổi (3 - 5%). Mặt khác, lượng tăng trưởng bình quân chung về trữ lượng
và sản lượng dăm công nghệ trong biểu sản lượng dăm đã lập tại mục 3.6.2 cũng
cho thấy lượng tăng trưởng bình quân chung về sản lượng dăm công nghệ đạt cực đại ở tuổi 11(với cấp đất I, II) tuổi 12 (cấp đất III, IV).
Từ những kết quả nghiên cứuđã được tổng hợp trên đây sẽ là cơ sở để xác định
tuổi khác thác chính rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ tại đối tượng nghiên cứu.
3.5.2. Mô hình diện tích tán lâm phần
Diện tích tán lâm phần là chỉ tiêu đánh giá mức độ lợi dụng không gian dinh dưỡng của các cây rừng và nó cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ cạnh tranh không gian dinh dưỡng của các cây rừng với nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là để làm cơ sở
cho việc xác định mật độ ban đầu, mật độ trồng rừng kinh doanh KLT sản xuất dăm gỗ
tại đối tượng nghiên cứu. Đề tài đã thăm dò quan hệ của diện tích tán lâm phần với
chiều cao tầng ưu thế và mật độ lâm phần từ số liệu tính toán của 77 ô tiêu chuẩn.
Đã thử nghiệm một số dạng phương trình, kết quả xác định các tham số của phương trình qua phần mềm SPSS 16.0 được tổng hợp ở bảng 3.22.
Bảng 3.22: Kết quả xác định quan hệ giữa St với h0 và N
STT Dạng
phương trình
Các chỉ tiêu thống kê
R2 Sig,F S a0/Sig a1/Sig a2/Sig
1 St = a0 + a1.h0 + a2.N (3.85) 0,777 0,00 1,170 -9,684 0,00 1,024 0,00 0,005 0,00 2 St = a0 + a1.lnh0 + a2.ln(N) (3.86) 0,797 0,00 1,176 -68,212 0,00 12,918 0,00 6,399 0,00 3 LnSt = a0 + a1.lnh0 + a2.ln(N) (3.87) 0,817 0,00 0,124 1,418 0,00 1,285 0,00 0,633 0,00
Từ kết quả ở bảng 3.22 cho thấy, diện tích tán lâm phần thực sự có quan hệ từ
chặt đến rất chặt với chiều cao tầng ưu thế và mật độ lâm phần, Căn cứ vào các chỉ tiêu thống kê ở bảng 3.22, đề tài đã chọn dạng phương trình (3.87) để mô tả quan hệ giữa
LnSt = 1,418 +1,285.ln(h0) + 0,633.ln(N) (3.88)
Kết quả kiểm nghiệm phương trình (3.88) từ 20 ô tiêu chuẩn không tham gia
lập phương trình trên cho thấy sai số xác định St từ phương trình (3.88) lớn nhất là 12,67%, sai số bình quân là 7,2%. Đây là sai số cho phép khi xác định các nhân tố điều tra lâm phần.
3.5.3. Xác định mật độ trồng rừng ban đầu
Mật độ ban đầu được coi là mật độ cây sống được nghiệm thu sau khi trồng, nếu biết mật độ lúc rừng kép tán, sẽ xác địnhđược mật độ ban đầu. Với đối tượng
nghiên cứu là trồng rừng KLT sản xuất dăm gỗ, kết quả nghiên cứu ở mục (3.4), những phân tích ở mục 3.5.1.1 cho thấy, để nâng cao tỷ suất dăm công nghệ, cần
thiết phải duy trì mật độ nuôi dưỡng lớn để tăng chiều cao dưới cành và quan trọng là để giảm số cành và đường kính cành.
Từ phương trình (3,88), nếu thay St = 10000m2 và qua biến đổi ta có:
N = e(7,792 -1,285,lnh0)/0,633 (3.89)
Nếu xác định tuổi khép tán ở các cấp đất I, II, III, IV lần lượt là: 5, 6, 7, 8, Với
mỗi cấp đất thay giá trị h0vào phương trình (3.89) ta được mật độ tại thời điểm khép
tán. Tương ứng với các cấp đất I, II, III, IV lần lượt là: 1600, 1750, 1900, 2400 cây/ha. Số cây chết đi do tỉa thưa tự nhiên từ lúc trồng cho đến khi rừng khép tán được lấy bằng 12%. Từ đó mật độ ban đầu cho các cấp đất I, II, III, IV lần lượt là: 1800, 1950, 2200, 2700 cây/ha. Đây chính là mật độ cây sống được nghiệm thu sau
khi trồng từ 3 đến 6 tháng. Nếu tỷ lệ cây sống khi trồng rừng là 90% thì mật độ
trồng rừng tương ứng với các cấp đất là: 1980, 2150, 2400, 2,950 cây/ha.
3.5.4. Xác định biện pháp tỉa thưa, tỉa cành
Mật độ được xác định cho rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ ở mục 3.5.3 là mật độ xác định cho rừng trồng KLT không tỉa thưa trong suốt chu kỳ kinh doanh. Với mật độ như trên tuổi khép tán ở các cấp đất I, II, III, IV lần lượt là: 5, 6, 7, 8. Sở dĩ không đề xuất tỉa thưa trong quá trình nuôi dưỡng rừng là vì: Thứ nhất, tỷ suất dăm công nghệ ở tuổi 6, 7, 8 bình quân chỉ đạt 66%, do vậy nếu trồng rừng mật độ cao hơn, khép tán ở tuổi 4, 5, 6, 7 tương ứng với cấp đất I đến IV và tiến hành tỉa thưa ở tuổi 6, 7, 8, 9, sản phẩm tỉa thưa nếu đưa vào băm dăm sẽ thu được lượng dăm công nghệ rất thấp. Thứ hai, do trồng thưa (ở cấp đất I, II) sẽ dẫn đến số cành nhiều sẽảnh hưởng đến tỷ suất dăm, tuy nhiên giai đoạn này đường kính cành còn nhỏ nên ít ảnh hưởng đến tỷ suất dăm sau này và sẽ tiến hành tỉa cành thay cho tỉa thưa sau khi rừng khép tán.
Từ những phân tích ở mục 3.5.1.1 cho thấy chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hình thái cây rừng. Các chỉ tiêu này có
ảnh hưởng đến tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Số cành tăng sẽ làm giảm tỷ
suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ, do vậy trong quá trình nuôi dưỡng rừng cần
thiết phải tiến hành tỉa cành. Thời điểm tiến hành tỉa cành nên tiến hành sớm (sau
khi rừng khép tán), khi đó đường kính cành còn nhỏ. Chiều dài thân cây được tỉa cành là 1 - 1,2m tính từ cành thấp nhất trong tán cây.
3.5.5. Xác định tuổi khai thác chính
Tuổi khai thác chính là tuổi tại đó tiến hành khai thác toàn bộ các cây rừng
trong lâm phần. Căn cứ vào cơ sở xác định tuổi khai thác chính được trình bày ở
mục 3.5.1.2 đề tài đã xác định tuổi khai thác chính ở đối tượng nghiên cứu thấp nhất
là tuổi 12. So với Tiêu chuẩn ngành, tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ của KLT ở đối tượng nghiên cứu tương đương với tiêu chuẩn ngành [8].
Tuổi khai thác chính được xác định trên đây chỉ mới căn cứ vào tuổi thành thục công nghệ trên cơ sở quy luật biến đổi của tỷ suất dăm và lượng tăng trưởng
bình quân chung về sản lượng dăm công nghệ. Nói cách khác là tuổi khai thác chính đã đề xuất mới chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật. Để xác định tuổi khai thác chính
ngoài thực tế sản xuất thì các chủ rừng ngoài việc căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật
còn phải căn cứ vào thị trường, điều kiện khai thác, vận chuyển, tình hình rừng... Tuy nhiên, tuổi thành thục công nghệ là một trong những căn cứ quan trọng để xác định tuổi khai thác chính.
3.6. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào điều tra khối lượng dăm cây đứng, sản
lượng dăm lâm phần
3.6.1. Lập biểu tra khối lượng dăm cây đứng
Sản lượng dăm lâm phần là tổng khối lượng dăm của các cá thể cây rừng trong
lâm phần và được tính bằng đơn vị tấn/ha (khối lượng đã quy đổi về độ ẩm tiêu chuẩn 3 - 5%). Sản lượng dăm lâm phần bao gồm tổng sản lượng, sản lượng dăm công nghệ và sản lượng dăm mặt. Đó là những nhân tố quan trọng và là mục tiêu của trồng rừng và điều
tra rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ tại đối tượng nghiên cứu.
Để lập biểu tra khối lượng dăm cây đứng, đề tài sử dụng phương pháp thực
nghiệm, nghiên cứu tương quan giữa nhân tố thể tích, khối lượng dăm với nhân tố đo đếm đơn giản mà vẫn đạt độ chính xác cao, để việc sử dụng biểu sau này được
đường kính và chiều cao là hai nhân tố được xác định đơn giản. Khi sử dụng biểu, nhân tố đường kính được đo trực tiếp, nhân tố chiều cao được xác định thông qua đường cong chiều cao. Vũ Tiến Hinh khi nghiên cứu lập biểu thể tích cây đứng
KLT toàn quốc đã xác lập quan hệ thể tích thân cây với đường kính và chiều cao. Các tác giả khi lập biểu thể tích cho 14 loài cây trồng rừng chủ yếu của Việt Nam,