Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và tỷ số hdc/d

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 76)

3. Kiến nghị

3.4:Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và tỷ số hdc/d

STT Dạng

phương trình

Các chỉ tiêu thống kê

R2 Sig,F S a0/Sig a1/Sig a2/Sig

1 Q= a0 + a1.A + a2.hdc/d (3.1) 0,756 0,10 2,630 73,816 0,00 1,737 0,00 6,165 0,103 2 Q= a0 + a1.ln(A) + a2.ln(hdc/d) (3.2) 0,839 0,00 2,138 56,186 0,00 17,681 0,00 2,762 0,00 3 LnQ= a0 + a1.ln(A)+ a2.ln(hdc/d) (3.3) 0,823 0,00 0,025 4,124 0,00 0,195 0,00 0,031 0,00 Từ bảng 3.4 nhận thấy:

Phương trình (3.1) không tồn tại, các tham số, hệ số xác định của phương trình (3.2), (3.3) đều tồn tại, hệ số xác định của 2 phương trình này biến động từ 0,823

đến 0,839. Căn cứ vào các chỉ tiêu thống kê xác định được ở bảng 3.4 đề tài đã chọn

dạng phương trình (3.2) để biểu thị quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và tỷ số

(hdc/d). Phương trình lập được là:

Q= 56,186 + 17,681.ln(A) + 2,762.ln(hdc/d) (3.4)

Từ phương trình (3.4) cho thấy, tỷ suất dăm có quan hệ tỷ lệ thuận với tuổi và tỷ số (hdc/d). Điều đó hoàn toàn phù hợp, bởi vì khi tuổi tăng lên, khối lượng xơ khi băm dăm giảm (như đã phân tích ở mục 3.2), tỷ lệ (hdc/d) càng lớn có nghĩa là chiều cao dưới cành lớn, thân cây gỗ ít mấu mắt và do đó tỷ suất dăm càng cao. Để tỷ số

(hdc/d) tăng có nghĩa là sinh trưởng chiều cao dưới cành phải mạnh hơn sinh trưởng đường kính. Sinh trưởng chiều cao dưới cành thực chất mang tính cơ học, để chiều cao dưới cành lớn tức là quá trình tỉa cành tự nhiên phải diễn ra mạnh. Để thúc đẩy quá

trình tỉa cành tự nhiên diễn ra mạnh thì trong nuôi dưỡng rừng phải duy trì mật độ lớn. Mặt khác có thể tiến hành tỉa cành nhân tạo sau khi rừng khép tán.

3.3.1.2. Quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và tỷ số chiều cao dưới cành với chiều

cao vút ngọn

Chỉ tiêu hình thái hdc/h cho biết tỷ lệ giữa chiều dài đoạn gỗ dưới cành với

số này càng lớn có nghĩa là đoạn chiều dài thân cây dưới cành càng lớn, như vậy số lượng mấu mắt càng ít và có thể ảnh hưởng đến tỷ suất dăm. Vấn đề đặt ra là tuổi và tỷ số chiều cao dưới cành với chiều cao vút ngọn có quan hệ với tỷ suất dăm hay không? Để trả lời câu hỏi này, đề tài đã tiến hành nghiên cứu quan hệ giữa tỷ suất dăm cây cá lẻ với tuổi và tỷ số hdc/h. Nếu tỷ suất dăm thực sự có quan hệ với tuổi và tỷ số hdc/h thì đây sẽ là cơ sở để xác định mật độ trồng rừng và biện pháp nuôi dưỡng rừng KLT sản xuất dăm gỗ.

Kết quả thăm dò quan hệ giữa Qvớihdc/h được thể hiện ở bảng 3.5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 76)