Chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 66)

GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.3.1.Chính sách phát triển du lịch

- Hoàn thành Qui hoạch chi tiết du lịch huyện A Lưới đến năm 2020. - Hoàn thành Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc giai đoạn 2; Giải phóng mặt bằng xong khu Quy hoạch Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao, quảng trường của huyện tại A Ngo.

- Đầu tư tôn tạo, nâng cấp hệ thống di tích lịch sử dọc đường Hồ Chí Minh; quần thể các khu địa đạo; nhà trưng bày nghệ thuật truyền thống; thư viện cấp huyện.

- Xây dựng 3 cổng chào tại cửa ngõ phía Bắc, phía Nam và phía Đông huyện; công trình Nhà trưng bày chứng tích sân bay A So.

- Khởi công công trình xây dựng Trung tâm thông tin du lịch huyện thuộc Ban quản lý dự án Mê Kông.

- Tiếp tục Thực hiện tốt đề tài “Phân loại đánh giá giá trị và xây dựng mô hình trưng bày thí điểm văn hóa vật thể các dân tộc ít người ở huyện A Lưới” giai đoạn II.

- Hoàn thành mô hình “Bảo tồn giá trị văn hóa vật thể” tại hai xã điểm A Ngo và Hồng Trung để nhân rộng trên địa bàn huyện.

3.3.2. Nguồn vốn

Du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy, nguồn vốn rất được chú trọng.

- Chính quyền địa phương phải hết sức quan tâm kêu gọi đầu tư từ các cơ quan ban ngành, các cá nhân tổ chức trong huyện.

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển du lịch. - Huy động các nguồn vốn đầu tư gồm: ngân sách nhà nước, vốn từ các cá nhân tập thể, vốn liên doanh – liên kết…

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.

- Ưu tiên vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế.

3.3.3.Tổ chức quản lý phát triển du lịch

Tổ chức, quản lý và trùng tu các di sản văn hóa là một trong những công việc quan trọng không chỉ riêng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền mà đó còn là trách nhiệm của mỗi người dân.

3.3.3.1. Quy hoạch phát triển du lịch

- Tiến hành rà soát, khẩn trương triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn.

- Tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các dự án khả thi đặc biệt về mặt thời gian, cơ chế quản lý và các chính sách hỗ trợ đầu tư.

- Để bảo đảm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường dành cho các dự án đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

- Cần đưa các di tích vào hạng mục được bảo vệ để tránh tình trạng làm hư hại, phá hoại tài sản vô giá này của địa phương.

- Đẩy mạnh và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước về các mặt như: chính sách đầu tư, vốn, an ninh quốc phòng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

3.3.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý phát triển du lịch

- Hệ thống hoá, cập nhật hoá các quy định pháp lý về du lịch và hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

- Tổ chức phổ biến, giáo dục, cung cấp các thông tin pháp luật cần thiết liên quan đến các hoạt động kinh doanh du lịch.

- Cụ thể hoá các quy định, quy chế phối hợp trong công tác giải quyết các thủ tục nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi trong kinh doanh.

3.3.4. Nguồn nhân lực

Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch huyện A Lưới vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện thì phải coi trọng chính sách về nguồn nhân lực, cụ thể như sau:

- Mở lớp huấn luyện để nâng cao nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ở địa phương dưới sự tham gia hướng dẫn của các chuyên gia về du lịch.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về địa lý địa phương giúp đội ngũ nhân viên nắm được những tiềm năng phát triển du lịch địa phương.

- Chính quyền các cấp phải có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực tham gia vào ngành du lịch.

- Khen thưởng cho các cá nhân tổ chức có năng lực và thực hiện tốt các phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ưu tiên đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ trong địa bàn huyện, trong các đồng bào dân tộc ít người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 66)