Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 30)

TIỀM NĂNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

A Lưới có độ cao trung bình là 800m đến 1000m, có một số núi cao đến 1400m và thung lũng A So thấp nhất là 500 đến 600m, địa hình còn lại tương đối bằng phẳng. Đây là nơi quần cư chủ yếu của đồng bào A Lưới.

A Lưới nằm trong khu vực của dãy Trường Sơn, được chia làm hai phần: Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây.

Trường Sơn Đông là những địa hình hiểm trở, độ dốc lớn chủ yếu là đất trống đồi trọc.

Trường Sơn Tây bao trọn thung lũng A Lưới, với diện tích 78.300 ha, nơi có độ cao nhất là 1.440m, nơi thấp nhất là 550m so với mực nước biển. Phần đáy thung lũng chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình 600m, là nơi tập trung đại bộ phận dân cư huyện A Lưới.

2.1.2.2. Khí hậu.

Với độ cao trung bình từ 800- 1000m và địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên lãnh thổ huyện A Lưới chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa đông. Đặc trưng khí hậu ở đây là có tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn (Từ tháng V đến tháng XII) số ngày mưa trung bình 218 ngày/ năm, nhiệt độ trung bình là 21,6 0C với độ ẩm trung bình 87%. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21- 220C. Vì vậy, khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu Á nhiệt đới ẩm trên núi cao, có mùa hè mát, mùa đông hơi lạnh và hàng năm có trên 70 ngày có sương mù.

2.1.2.3. Thuỷ văn.

Là vùng núi có địa hình bị chia cắt mạnh và sâu nên các dòng chảy trong khu vực thường hẹp và dốc hình thành nhiều thác gềnh ở những độ cao khác nhau. Hệ thống sông ngòi khá dày nhờ lượng mưa lớn. Trên lãnh thổ có các dòng sông chính là sông Hữu Trạch, sông Bồ, sông A Sáp. Trong đó sông Hữu Trạch và sông Bồ chảy về thành phố Huế rồi đổ ra biển Đông, còn sông

A Sáp thì chảy sang Lào. Phần lớn cư dân A Lưới sống tập trung trên lưu vực sông A Sáp.

Qua các kết quả tính toán bước đầu chno thấy lượng dòng chảy của các con sông trong vùng vào loại phong phú, mô đun dòng chảy đạt tới 682/s/km và hệ số dòng chảy chuẩn đạt 0.70m/s. Mùa lũ kéo dài 4 tháng gần cuối mùa mưa (IX - XII), tức là lũ xảy ra chậm gần 3 tháng và kết thúc trước 1 tháng so với mùa mưa. Chính vì vậy, về mùa khô nhờ có nước ngầm cung cấp (khoảng 30 - 40%) nên các con sông ở đây ít khô cạn.

2.1.2.4. Thổ nhưỡng.

Với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.229,02 ha trong đó gần 1.660,82 ha đất mặt nước, sông suối và núi đá rừng cây. Diện tích đất đang sử dụng cho các mục đích khác là 77.647,01 ha, chiếm 63% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 4.533,85 ha và đất lâm nghiệp có rừng là 72.394,2 ha.

2.1.2.5. Sinh vật.

- Thực vật

A Lưới có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng với tổng diện tích tự nhiên là 123.273 km2. Trong đó diện tích rừng 92.792,38 ha chiếm 75,27% diện tích lãnh thổ, rừng tự nhiên là 45.493,33 ha, rừng trồng là 1.321,96 ha.

A Lưới có 2 kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nên phong phú về thành phần loài và phân bố ở các độ cao khác nhau như:

Dẻ, đỗ quyên, me chua, dâu da, dương xỉ thân gỗ nằm ở độ cao trên 1000m.

Các loài cây thân gỗ cao như: sến, táu, ve, trường, gụ, kiền kiền...nằm ở độ cao thấp hơn.

Ở những nơi gần khu dân cư thường gặp các loài: gáo, nứa, giang cùng với các loài thực vật thứ sinh khác.

Bên cạnh những cánh rừng tự nhiên A Lưới hiện đang có hàng trăm ha cà phê và các cây ăn quả.

- Động vật

Do địa hình có nhiều độ cao khác nhau và thảm thực vật tự nhiên tốt nên nhiều động vật hoang dã sinh sống: nai, sóc, lợn rừng, thỏ...

Hệ động vật của vùng bao gồm các loài đặc hữu: gà lôi lam mào đen, gà lôi lam mào trắng, trĩ sao (7 loài), gà lôi hồng tía, voọc chà vá chân nâu, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, voọc ngủ sắc...Các loài chim thuộc bộ gà quý: gà so Trung bộ, gà so Gutta... một số loài sống gần nương rẫy dân cư như sóc, chim… và một số thuỷ sinh khác.

Ngoài ra, huyện còn là nơi phát triển chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò, dê cùng các loại động vật gia súc khác phục vụ nhu cầu cho người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)