Các lễ hội truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 47)

TIỀM NĂNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2.2.Các lễ hội truyền thống.

Bảng 2.2. Một số lễ hội lớn của đồng bào các dân tộc tại huyện A Lưới Tên lễ hội Thời gian

tổ chức Địa điểm Ý nghĩa Hình thức tổ chức

2.2.2.1. Lễ hội đâm trâu

Tùy theo dân tộc và điều kiện cụ thể của từng làng, có thể là đầu năm mới hoặc giữa năm. Tổ chức tại ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông… Lễ hội được tổ chức nhằm tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác

Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5m. Đây là một cây cột gỗ hoặc tre đặc biệt được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng, cờ thật đẹp. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ.

Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.

Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Người chủ trì (già làng) trực tiếp dùng lao đâm thẳng vào con trâu đến khi con trâu chết thì thôi. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan.

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 38 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu 2.2.2.2 Tết cổ truyền (Acha Aza) Ngày xưa, tết cổ truyền ngay sau khi vụ mùa gặt hái xong, tức vào khoảng cuối tháng 12 âm lịch của người Kinh. Nhưng những năm gần đây, người Tà Ôi ăn tết cùng thời Tổ chức trong tất cả các gia đình người dân tộc Tà Ôi, PaKoh Tết ăn cơm mới thường diễn ra trong ba ngày đầu tháng của năm mới.

Đây là lễ quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Tà Ôi, được tổ chức nhằm tạ ơn thần Lúa mẹ đã mang đến cuộc sống ấm no cho mỗi gia đình, mỗi bản làng và với mong muốn năm mới mùa mang bội thu, mưa gió thuận hòa.

Theo quan niệm của người Tà Ôi, thần Lúa là nữ thần nên người đàn bà trong gia đình đứng ra làm chủ lễ, thường đó là một nữ cao niên có uy tín của làng.

Lễ vật gồm: một A Điên (mâm có bốn chân) cơm nếp, năm ống cơm lam, năm ống thịt, thịt khô, năm ống cá, cá khô năm xâu, một bát cơm cắm trên một xâu cá nhỏ, một ít khoai từ hoặc khoai tía, đậu phộng, đậu a vải, một cây mía để nguyên lá, một chén kì cul (giống trầm hương) để xông cho thơm. Trước khi lễ gọi thần Lúa diễn ra, người ta thường bắc thang sẵn lên trần nhà, mâm lễ được đặt dưới cái thang đó. Làm như vậy là để thần theo thang lên trần nhà, ở với lúa gạo, giữ lúa gạo cho mình

Khi lễ cúng bắt đầu, người phụ nữ chủ gia đình sẽ khấn vái liên tục, còn đàn ông lấy tấm vải zèng (vải thổ cẩm) đưa cho chủ lễ làm vật ký thác cho nữ thần Lúa. Chủ lễ cầm lấy tấm zèng vẩy nhiều lần lên trần nhà để yên vị hồn thần Lúa. Cũng trong ngày hôm đó, lễ Acha Aza được tiếp tục bằng việc cúng ở rẫy nhằm cầu mong

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 39 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu điểm với tết Nguyên đán.

các vị thần tiếp tục cho mùa bội thu. Gia chủ có rẫy thường treo 3 - 5 hàng lúa có nhiều gié được buộc chặt vừa to vừa no hạt.

Người Tà Ôi cũng “Mùng 1 tết cha, mùng 3 tết thầy” như người Kinh. Ngày đầu tiên đầy dấu ấn tâm linh được dành cho các vị thần và tổ tiên. Ngày thứ hai, cả cộng đồng sinh hoạt với nhau. Thanh niên trai gái vui chơi trong ngày thứ ba. => Không khí ăn tết cổ truyền của người Tà Ôi luôn sinh động, mang đầy bản sắc. Tết Acha Aza đã làm cho văn hóa của sáu dân tộc anh em Pa Kôh, Tà Ôi, Pa Hi, Vân Kiều, Cơ Tu và Kinh sống trên đỉnh Trường Sơn thêm phong phú. Có thể nói, hiếm có cái tết nào như cái tết ở A Lưới khi sáu bản sắc của sáu dân tộc hòa quyện vào nhau làm nên cái chung, nhưng mỗi dân tộc lại có đặc trưng riêng. 2.2.2.3. Lễ mừng lúa mới (A riêu aza) Tổ chức vào tháng 10, tháng 11 âm lịch Lễ được tổ chức long trọng tại nhà rông.

Tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu và cầu nguyện thần linh phù hộ cho năm sau được mùa, no đủ, hạnh phúc.

Lễ được tổ chức long trọng tại nhà rông dưới sự điều khiển của già làng. Trong lễ hội này quan trọng nhất là lễ đâm trâu. Con trâu được buộc vào cột giữa sân nhà rông có cây nêu, số lượng

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 40 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu

cây nêu phụ thuộc vào số lượng trâu, người đâm đầu tiên là già làng rồi đến lượt các thanh niên. Lễ vật ngoài trâu, bò, gà, cá còn có các giống cây trồng trong một năm qua.

Cách thức cúng đâm trâu phải trải qua 3 lượt: - Cúng trước khi đâm trâu, già làng cùng đoàn thanh niên khiêng trống , chiêng nhảy múa.

- Cúng sau khi trâu đã được đâm chết, không nhảy múa chỉ có lời cầu khấn an lành của già làng.

- Lễ cúng khi thịt trâu đã được nấu chín thành các món ăn truyền thống như: nướng ống, thui… Bên cạnh thịt trâu, buổi sáng trước ngày hôm đó, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm lễ vật mang đến nhà Rông để cúng tập thể mong Zàng phù hộ cho năm sau được mùa, no đủ, hạnh phúc.

Lễ đâm trâu kéo dài 5-7 ngày, trong những ngày đó các thanh niên tập trung lại vui chơi, nhảy múa, ca hát.

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 41 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu 2.2.2.4. Lễ hội cầu mùa (Aza kook). Lễ hội cầu mùa lớn được tổ chức theo chu kỳ 3 - 5 năm một lần. Tổ chức vào tháng 12 dương lịch Lễ hội diễn ra tại sân chung của ngôi làng “nhà làng”.

Là lễ hội lớn nhất được tổ chức với quy mô toàn làng (vel) và thường gắn liền với tục đâm trâu, được gọi là lễ cầu mùa lớn. Nó không chỉ là lễ cầu mong được mùa mà còn chứa đựng nhiều nội dung khác như: cầu xin thần linh cho người dân được sống yên vui, không ốm đau dịch bệnh, hoặc cũng là để giải toả những bất hoà của hai làng, hai họ tộc với nhau…

Khi có ý định tổ chức lễ cầu mùa, các già làng phải tiến hành họp bàn thống nhất ý kiến, làm lễ xin thần linh từ tháng 6 trước, đồng thời phân công cho các thành viên chuẩn bị lương thực, thực phẩm cần thiết cho lễ hội. Lễ hội được tổ chức long trọng dưới sự điều khiển của già làng Trên sân được trồng hai cây nêu bằng tre (cao 7 - 8m và 5 - 6m) mang hình bông lúa - biểu tượng gắn liền với nông nghiệp.

- Đầu tiên là lễ xin đất chôn nọc trâu. Nam, nữ quây thành vòng tròn quanh cây nêu chính. Chủ lễ (Tasa vel) và phụ lễ (A Rưt vel) tay cầm khiếm và khiên đứng giữa vòng tròn, khấn và chém vào khoảng không trước mặt 4 cái rồi cùng đám đông hô hú, làm như thế cho đủ 4 phương trời đất. Tiếp đó chủ lễ và phụ lễ úp khiên xuống chỗ xin chôn nọc buộc trâu ở ngay vị trí cây nêu chính, cây nêu phụ để buộc dê. Nọc buộc trâu cao 2m được trang trí hoa văn, trên cùng có khắc hình con Diều đang đậu. Nọc buộc trâu có ý nghĩa là một “vật thiêng” dẫn truyền sinh dục khí.

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 42 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu

- Khấn cầu mùa (Tà nêm Azakoong) lễ vật bao gồm các vật dụng hàng ngày và lương thực thực phẩm. Chủ lễ cầm ống tre ngắn đựng trấu và nước, dùng một chùm sợi hóp tước nhỏ nhúng vẩy vẩy và khấn cầu mùa.

Lễ rước Yang do 2 nhóm người đi về 2 phía: hướng các dòng suối và hướng núi, vừa đi vừa khấn và vung vải gạo trên đường để tạ ơn Thần linh về chứng kíên, vui cùng bản làng.

Thủ tục cuối cùng của ngày thứ nhất là “ xua điều dữ, đóm điều lành”. Một già làng cầm hai ống tre đập mạnh vào cột nhà bên trái để xua điều dữ, một ống đập vào cột nhà bên phai để đón điều lành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đêm đến lửa được đốt để cho mọi người cùng nhảy múa, vui chơi. Các già làng hát “ Cà lơi”, còn thanh niên múa hát “ Cha chấp”, tìm hiểu nhau

Ngày thứ 2, bắt đầu là thủ tục Adừt (múa tập thể để đón khách). Đoàn chủ làng vừa đi vừa múa đến đầu ngỏ để đón khách. Một lễ cúng ngắn,

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 43 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu

các già làng vung gạo, hành sống, nước lã vào con trâu. Một cô gái bưng tấm Zèng dâng lên chủ lễ, tấm zèng được phủ nhẹ lên đầu con trâu và bỏ vào gùi.

Các già làng lại tiếp tục vung nước và rượu vào con trâu, ném Axom vào cây nêu để xin ý kiến của Yang. Một cô gái đem lên 2 cây lao (Kos) giao cho hai già làng: khách và chủ. Khi con trâu bị đâm và giây phút chuyển từ sự sống (tồn tại) sang cái chết (huỷ diệt) của vật hiến sinh là giây phút chuyển tải những khát vọng của bản làng đến “cha mẹ, trời đất” về sự sinh sôi nảy nở, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng phồn thực của dân nông nghiệp hoả canh.

Cuối cùng tất cả lên nhà chung bàn bạc làm thủ tục giao kết giữa hai làng, trao zèng và phân chia thực phẩm cho khách, cùng hát điệu “Cà lơi”. 2.2.2.5. Lễ giỗ tổ tiên (A Riêu Piing) Khoảng 5 năm một lần. Tùy theo thời điểm thống nhất Đồng bào làm chung một ngôi nhà ở trung tâm để mời các già làng,

Lễ hội Ariêu Ping, hay còn gọi là lễ cải táng và phong thần là lễ hội truyền thống mang nét văn hóa tâm linh

Lễ hội Ariêu Ping là tổ chức cất bốc, cải táng quy tập về một khu vực đối với những ngôi mộ của tất cả các dòng họ trong làng mà trước đó an táng rải rác các nơi để tiện thăm viếng, chăm

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 44 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu của từng làng. Lễ hội thường kéo dài trong ba ngày, ba đêm trưởng bản lân cận, những vị khách quý đến tham dự lễ đến ở trong suốt thời gian lễ hội

đặc sắc và là lễ hội lớn nhất của đồng bào Pa Cô. Ariêu Ping mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, ngưỡng vọng của người sống đối với những người đã khuất, gọi mời linh hồn của những người này trở lại bản làng để thưởng thức những lễ vật hiến tế rồi đưa các linh hồn này trở lại nhà mồ sau 3 ngày.

Lễ hội được tổ chức nhằm tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất của đồng bào dân tộc Pa Cô, khơi dậy những nét đẹp văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào từ xa xưa, là dịp để tụ hợp con cháu trong

sóc, hương khói.

Một ngôi nhà mồ được dựng lên, là nơi đặt các hài cốt được bốc từ các nơi khác nhau về. Các nghi lễ thờ cúng diễn ra theo phong tục của đồng bào Pa Cô trong thời gian lễ hội. Sau đó, các hài cốt này được đưa về an táng tại một khu vực nhất định, lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế. Mọi người tham gia lễ hội đều nhảy múa xung quanh nhà mồ cho đến khi lễ hội kết thúc. Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống cũng được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Ariêu Ping, trong đó có lễ hội đâm trâu.

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 45 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu

dòng họ. Lễ hội cũng là dịp để đồng bào giải quyết các vấn đề vướng mắc cả về phong tục tập quán lẫn đời sống đã tồn tại trong cộng đồng; phân định lại ranh giới đất đai; phân công trách nhiệm của từng làng về quan hệ giao tiếp, ứng xử và đối phó, xử lý các tình huống có thể xảy ra trong đời sống hàng ngày....

2.2.3.Làng nghề thủ công truyền thống

2.2.3.1.Làng dệt zèng

Dệt zèng là một trong những nghề thủ công truyền thống tiêu biểu nhất của huyện A Lưới. Đây là nghề thủ công truyền thống cổ truyền của dân tộc Tà Ôi tại xã A Đớt. Dệt zèng là loại hình sản xuất hoàn toàn thủ công, người Tà Ôi sử dụng một khung cửi rất đơn giản được căng bởi sức đẩy của chân và một sợi dây buộc ngang lưng. Để làm ra những sản phẩm đẹp và lạ mắt tốn rất nhiều thời gian và công sức. Dệt zèng có một kỹ xảo đặc biệt mà không có nơi nào trên thế giới làm được đó là cách lồng các hạt cườm vào cùng đồng thời với lúc dệt vải, đây là kỹ xảo làm cho trang phục của người Tà Ôi trở nên độc đáo và mang sắc thái riêng so với các dân tộc khác.

2.2.3.2. Làng nghề đan lát

Hình 2.2. Chiếc Gùi Tà Ôi Hình 2.3. Đan Gùi tại xã Hồng Thủy

Đây là nghề thủ công truyền thống phổ biến trên địa bàn huyện A Lưới ở các xã Hồng Kim, Nhâm, A Ngo… với nguyên liệu chủ yếu từ Mây. Tre,

Nứa, Lô Ô..tạo nên các sản phẩm đa dạng về chủng loại và phong phú về kiểu dáng như: chiếc Gùi, A Điền (tiếng phổ thông gọi là cái Sàng, cái Dần)

2.2.3.3. Làng nghề làm nhạc cụ.

Nhắc đến nhạc cụ thì chủ yếu phân bố ở các xã thuộc địa phận của người dân tộc Tà Ôi trong đó nổi tiếng hơn cả là tại xã A Ngo được biết đến với nghệ nhân Quỳnh Hoàng, nhạc cụ của dân tộc Tà Ôi có nét độc đáo tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc Tà Ôi đó là những nhạc cụ truyền thống như Kèn Bè, Tù, sừng Trâu, Trống…

Hình 2.4. Một số nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Pa Koh, Tà Ôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 47)