Di tích lịch sử văn hoá cách mạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 37)

TIỀM NĂNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2.1.Di tích lịch sử văn hoá cách mạng

2.2.1.1. Hệ thống các sân bay lịch sử

- Sân bay A Lưới: Là sân bay có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế của huyện, cách thành phố Huế 72 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh. Nó được xây dựng trên một dãi đồng bằng rộng nhất giữa trung tâm thị trấn. Xây dựng vào tháng 8 năm 1957, sân bay A Lưới là trung tâm huấn luyện biệt kích Mỹ - Ngụy từ Đông sang Tây, chặn ngang mạch máu nối liền từ Bắc vào Nam của quân ta. Vì thế nó được đế quốc Mỹ ưu tiên hàng đầu, nếu làm chủ được nơi này thì tạo điều kiện cho việc kiểm soát toàn bộ tình hình của huyện. Nhiệm vụ cấp bách nhất của quân uỷ Trung ương và quân khu uỷ Trị Thiên Huế là giải phóng sân bay này nhằm đập tan hệ thống phòng thủ của địch, tạo điều kiện cho hoạt động quân sự lớn tiếp theo mà trước mắt là cuộc tổng tiến công Xuân 1968.

Ngày 09/ 01/ 1965 từ các hướng bộ đội ta đồng loạt nổ súng tấn công đòn địch, chúng ta đã chiếm được sân bay A Lưới, giải phóng toàn bộ vùng đất từ Hồng Vân đến Hương Lâm tạo đà cho những thắng lợi tiếp theo.

Từ năm 1961 đến năm 1965 có 250 trận đánh, tiêu hao 2.700 tên địch, thu 1 khẩu trung liên, bắn rơi 6 chiếc máy bay Mỹ. Từ trong chiến thắng ấy xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc: Hồ Vai, Kan Lịch.

- Sân bay A So: Nằm trên địa phận thôn Sam, xã Đông Sơn cách đường Hồ Chí Minh 2 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố 90 km về hướng Đông Nam. Từ năm 1955 đến 1959 chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm được tiếp sức của đế quốc Mỹ đã xây dựng nhiều đồn bốt ở vị trí xung yếu ở A So, Bốt Đỏ, A Co...xây dựng trại tập trung dồn đồng bào ta vào trại, ấp chiến lược nhằm cô lập với cách mạng.

Để đối phó lại năm 1960 Mỹ tiến hành xây dựng sân bay A So ở khu vực này, nhằm tăng cường tiềm lực chống phá cách mạng nhất là sự lớn mạnh của tuyến đường Hồ Chí Minh.

Đến năm 1966, sư đoàn 342 quân khu 4 cùng bộ đội địa phương phá huỷ hoàn toàn sân bay này, đập tan âm mưu của địch giải phóng phía nam A Lưới. Từ năm 1960 đến 1966 đã diễn ra 2.123 trận đánh lớn nhỏ tiêu diệt 2.200 tên địch, 705 tên hàng binh, có 105 trận máy bay bị rơi và bị thương 71 chiếc. Xuất hiện anh hùng Cu Trip (Cao Minh Bôn).

- Sân bay A Co: thuộc thôn Tà Vạt, xã Hồng Thượng, cách ngã ba Bốt Đỏ (ngã ba đường 72 - 14B) 2km về hướng Tây Nam, cách thành phố Huế 72km về hướng Đông theo đường 12 cũ. Được xây dựng năm 1960 và có quy mô nhỏ với mục đích chống phá các tuyến đường vào Nam của quân ta. Quân Mỹ - Ngụy sử dụng sân bay này để thực hiện chiến lược “chặn ngay cả 4 phía” và sân bay A So cũng là một trong ba tụ điểm tập trung cải trang của tiểu đoàn biệt kích Mỹ - Ngụy. Từ năm 1963 đến 1964 dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và đồng bào dân tộc A Lưới cùng với Mặt trận giải phóng miền Nam nổi dậy khởi nghĩa đánh phá ấp chiến lược, đánh chiếm đồn Bốt Đỏ, sân bay A Co. Cuộc nổi dậy đã gắn liền với anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Kăn Đờm (Hồ Thị Đơm).

2.2.1.2. Hệ thống cụm địa đạo cách mạng.

Bảng 2.1. Một số cụm địa đạo cách mạng tại huyện A Lưới Tên

địa đạo Địa điểm Chiến tích lịch sử

A Đon

Nằm dưới chân đồi A

Đon (xã Hồng Quảng)

Đây là chỗ cất giấu và dàn dựng Đài phát thanh giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế và chuẩn bị cho chiến thắng mùa xuân 1975.

A Nôr

Nằm trên địa bàn xã Hồng

Kim

Gồm 3 hầm do quân dân Hồng Kim xây dựng, là điểm hoạt động bí mật của trụ sở kháng chiến xã Hồng Kim từ 1965 - 1973.

A Púc

Bên cạnh suối A Púc (Hồng Kim).

Từ năm 1967 đến 1970 đây là điểm đóng quân của đơn vị K200 sư đoàn 324 quân khu 4 do thiếu tướng Nguyễn Trung Tín làm chỉ huy trưởng phụ trách mặt trận đường 12 tuyến Huế.

A Ting

Tại xã A Roàng

Là hầm chỉ huy của sư đoàn 324 quân khu 4. Đây là nơi tập kết nhân lực và quân nhu chuẩn bị tiêu diệt đồn và sân bay A So vào tháng 1, 2, 3 năm 1966.

Ca Vá Là địa đạo của xã Hồng Quảng nay thuộc xã Nhâm

Là nơi trú ẩn của đồng bào Hồng Quảng, che chở, nuôi quân, du kích trong vùng và các xã lân cận.

Còng Abó

Nằm trên địa phận xã Đông

Sơn

Là nơi đóng quân của đơn vị 643 quân khu 4. Được đào từ năm 1963 nhằm để tham mưu cho bộ tư lệnh quân khu chuẩn bị tấn công và tiêu diệt sân bay, đồn A So vào tháng 3 năm 1966. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cốp

Tại xã A Ngo Đây là nơi đồn trú của Trung đoàn 8 Quân khu 4. Được xây dựng năm 1967 và di chuyển vào năm 1970. Là nơi tập trung huấn luyện cho các chỉ huy trưởng bộ đội địa phương. Với địa đạo này quân ta đặt sở chỉ huy trực tiếp tại mặt trận đường 12 tuyến A Lưới - Huế, vừa khống chế thung lũng và sân bay A Lưới. Địa đạo 49 Nằm trên địa phận xã Hồng Quảng và Nhâm

Địa đạo này được quân khu 4 sử dụng làm sở chỉ huy, tập trung chỉ đạo lực lượng cơ động sẵn sàng chiến đấu. Nằm gần sông A Sáp, xây dựng năm 1968 di dời năm 1972

Ông Hồ

Nay thuộc xã Hồng Kim.

Địa đạo nhỏ do dân đào, vì nơi đây gần khu vực bãi Phấu (khu vực 6) di tích lịch sử cách mạng, vừa là kho bãi do ông Hồ thuộc quân khu Trị Thiên Huế phụ trách nên người dân gọi là ông Hồ.

A So - A Túc Thuộc xã Hồng Bắc gần đường Hồ Chí Minh đi qua và cách thị trấn.

Đây là nơi được Bộ chính trị, quân uỷ Trung Ương, quân khu Trị Thiên Huế chọn làm điểm tập kết lực lượng, cất giấu vũ khí, trú ngụ cho nhiều đơn vị mỗi khi hành quân qua khu vực này. Nó còn có nhiệm vụ là nơi chuẩn bị cơ sở vật chất, khí tài cho chiến trường miền nam, chiến dịch xuân 1968. Cụm địa đạo đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu cao của chiến trường miền Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, góp phần thắng lợi vào chiến dịch Xuân 1968, làm thay đổi cục diện về thế và lực

giữa ta và địch theo hướng có lợi cho ta.

(Nguồn UBND Huyện A Lưới – Phòng VHTT)

2.2.1.3. Các hang động cách mạng

- Tiên Công: Nằm ở độ cao 1.091m, còn có tên khác là Cớp Va thuộc địa phận xã Hồng Kim, cách trung tâm thị trấn A Lưới 5km về Tây Bắc. Động nằm ở lưng chừng núi A Túc, bên dưới là sông Tà Rình và phía trước là đường Hồ Chí Minh.

Đứng trên động ta có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới. Chính điều đó mà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta đã sử dụng như một trạm quan sát. Ở đây luôn có một đại hội công binh túc trực tại một quảng đất trống và bằng phẳng có bề dài hơn 300m, rộng 150m, và đây cũng là nơi tập kết chuyên chở hàng hoá lương thực, thực phẩm, pháo 175 ly, xe tăng thiết giáp vào kho 61 và còn là nơi trú ẩn kiên cố, an toàn cho hàng vạn lượt cán bộ chiến sĩ khi đi công tác qua đây từ năm 1965 đến 1967.

- Koòng: Hang động nằm ở phía Bắc động Tiên Công thuộc xã Hồng Kim. Động này có 3 bậc: bậc 1 sâu 16m, rộng 10m, cao 0,5; bậc 2 sâu 1m, rộng 3m, cao 1m; bậc 3 sâu 9m, rộng 2,5m, cao 2,5m. Nơi đây giai đoạn 1967 - 1975 là điểm trú ngụ của một đại đội thông tin thuộc sư đoàn 324 bộ quốc phòng.

- Koòng Óc: Là trụ sở cán bộ hoạt động bí mật từ năm 1956 đến 1962. Tại đây đã hình thành được nhiều tổ chức, cơ sở, nhóm tham gia kháng chiến, nằm tại Khe Trệt, Đông Sơn.

- Pâr Lêêch: Thuộc địa phận xã A Đớt, nơi đồng bào thôn Pâr Lêêch đã che chở và nuôi cán bộ, bộ đội, quân du kích hoạt động kháng chiến chống Mỹ từ 1962 đến 1966.

GVHD: Trần Thị Cẩm Tú 37 Địa Lí, Khóa 2009- 2013 SVTH: Tân Thị Lưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 37)