Đánh giá chung về tài nguyên du lịch nhân văn và các điều kiện khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 59)

TIỀM NĂNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.4. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch nhân văn và các điều kiện khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.4.1.Thế mạnh

A Lưới là vùng đất có bề dày truyền thống về lịch sử, là căn cứ địa cách mạng của cả tỉnh, cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; có văn hoá truyền thống độc đáo, đặc sắc trên cả ba bình diện: vật thể, phi vật thể và văn hóa ẩm thực; nhiều lễ hội của các dân tộc Pa Cô, Tà ôi, Ka tu, Pa Hy và Kinh mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.Đặc biệt, A Lưới có tiềm năng, thế mạnh về du lịch lịch sử cách mạng, du lịch cộng đồng.

Hiện nay, A Lưới là huyện đứng thứ hai sau thành phố Huế về hệ thống các điểm di tích lịch sử cách mạng văn hoá (A Lưới có 10 điểm di tích lịch sử cách mạng văn hoá, thành phố Huế có 14 di tích). Trên địa bàn phong phú bởi các đồn bốt, sân bay, hang động...

Hệ thống các chính sách, các chương trình được tổ chức nhằm khai thác tối ưu tiềm năng tài nguyên nhân văn vào phát triển du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư như: Thực hiện quy hoạch phát triển văn hoá và du lịch đến năm 2020; Khởi công công trình xây dựng Trung tâm thông tin du lịch huyện thuộc Ban quản lý dự án Mê Kông;Khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề để bảo đảm tính kế thừa, phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian và các nghề truyền thống của dân tộc huyện A Lưới.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được quan tâm đẩy mạnh. Các điểm di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đã và đang được quan tâm đầu tư, giữ gìn, tôn tạo và phát huy. Các loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống từng bước được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và phát huy giá trị.

2.4.2.Hạn chế

- Du lịch tuy có bước phát triển nhưng chưa có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư, thu hút khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch; chưa

tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Dịch vụ du lịch chưa đa dạng, thời gian lưu trú đạt thấp.

- Các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch ngày càng bị xuống cấp trầm trọng do tác động của tự nhiên và con người, chưa có chính sách tôn tạo và phục hồi hợp lý để khai thác hết tiềm năng vốn có của nguồn tài nguyên này.

- Công tác quy hoạch tổng thể du lịch huyện đến nay so với định hướng phát triển vẫn còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp và cách quản lý giữa các ban nghành, các cơ sở chưa thật sự chặt chẽ.

- Trình độ dân trí thấp, một số cư dân chưa nhận thức tốt trong việc phát huy vai trò của văn hóa vào hoạt động kinh tế du lịch.

- Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng cả số lượng và chất lượng, khả năng đầu tư du lịch còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch, lực lượng lao động trong ngành du lịch của huyện chưa đáp ứng một phần nhu cầu thực tế trong khi sự phát triển các hoạt động kinh tế du lịch ngày càng nâng cao và đòi hỏi chất lượng cao hơn.

- Hệ thống chính sách, quy định pháp luật liên quan đến du lịch còn thiếu đồng bộ, chưa thật sự thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển. Các hoạt động liên kết giữa các vùng, khu du lịch với cộng đồng chưa có sự hợp tác, chưa phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng.

- Những nét văn hóa của đồng bào các dân tộc ở A Lưới đã bị mai một, pha tạp, tình trạng phai nhạt bản sắc văn hóa đang diễn ra rất nhanh chóng và phổ biến, đó là việc mất dần nhà sàn, nhà dài, thờ ơ với trang phục truyền thống, quên đi tiếng nói, quên những điệu hò dân ca, dân vũ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)