Tổ chức dạy học theo nhóm các định luật Vật lí

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm một số kiến thức chương dòng điện không đổi vật lý 11 cho học sinh Trung học Phổ thông (Trang 61 - 65)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Tổ chức dạy học theo nhóm các định luật Vật lí

Mỗi hiện tƣợng Vật lí đều tuân theo những quy luật riêng. Nhƣng chỉ trong một số ít trƣờng hợp các quy luật này mới đƣợc nâng lên thành định luật. Về phƣơng diện nào đó có thể nói rằng định luật Vật lí là những quy luật Vật lí ở đẳng cấp cao, thể hiện ở ba điều: Định luật Vật lí thể hiện mối ràng buộc chính xác giữa các đại lƣợng Vật lí chủ yếu của các hiện tƣợng Vật lí cùng loại lặp đi lặp lại nhiều lần, tức là tính chính xác và tính phổ biến của định luật; Định luật chỉ rõ điều kiện xảy ra và bắt buộc phải xảy ra hiện tƣợng mà định luật nói đến, tức là tính tất yếu của hiện tƣợng; Mỗi định luật Vật lí có vai trò quan trọng nhất định trong sự hình thành kiến thức và phát triển của một lĩnh vực chuyên môn, tức là tính quyết định của định luật.

Các định luật Vật lí mô tả những sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên có thể nhận biết đƣợc con ngƣời phát hiện thông qua việc quan sát tự nhiên hoặc từ thí nghiệm. Có thể suy ra từ những định luật tổng quát đã biết thông qua lập luận lôgíc hay toán học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên, sau khi tìm hiểu về một hiện tƣợng nào đó biến đổi nhƣ thế nào, các nhà khoa học nhận thấy rằng đối với các hiện tƣợng giống nhau thì chúng có sự vận động giống nhau. Từ đó các nhà khoa học tổng kết và chỉ ra đƣợc cách thức vận động chung của các hiện tƣợng đó và từ đó đƣa quy luật Vật lí của chúng.

Vì vậy, dạy học định luật vật lí là nội dung quan trọng và đặc trƣng của môn Vật lí. Từ việc phát hiện các hiện tƣợng vật lí đến việc nghiên cứu các quy luật và tổng kết thành định luật là việc làm khó khăn đối với HS. Dƣới sự dẫn dắt của GV, HS có thể tiếp thu kiến thức, tƣ duy logic và rút ra định luật. Tuy nhiên, nếu dạy các định luật Vật lí theo hợp tác nhóm sẽ phát huy đƣợc tính tích cực chủ động tìm tòi của HS. GV là ngƣời đƣa ra nhiệm vụ cho nhóm, HS là ngƣời tƣ duy, thảo luận và có thể tự thao tác (nếu là các thí nghiệm) để đƣa ra kết quả cuối cùng.

Có thể tổ chức dạy học dạy học hợp tác theo nhóm các định luật Vật lí theo các bƣớc sau:

- Nêu vấn đề:GV làm những thí nghiệm hoặc các ví dụ thực tiễn có vấn đề để cho các nhóm học sinh phán đoán, tìm hiểu, xem xét, đánh giá. Đây là bƣớc rất quan trọng trong tiến trình dạy học các định luật theo nhóm. Vì sự thành công hay thất bại của bƣớc mở đầu này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến những bƣớc sau đó. Có khi quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả tiết học.

- Giải quyết vấn đề:Các nhóm tiến hành các công việc có liên quan đến những ý tƣởng trong phần nêu vấn đề (tiến hành các thí nghiệm hoặc nghiên cứu). Cùng nhau tiến hành quan sát, thảo luận, giải thích các hiện tƣợng xảy ra trong thí nghiệm hoặc các vấn đề có liên quan. Liên kết các dữ liệu, ghi lại các hiện tƣợng xảy ra. GV có thể chỉ ra những giả thuyết mới, những tình huống có vấn đề rồi yêu cầu các nhóm thảo luận và giải quyết nó.

- Tổng kết:Các nhóm đƣa ra nhận định chung về những vấn đề đã thảo luận, giải quyết, các nhóm khác cùng nhận xét và đƣa ra kết luận chung.

- Áp dụng:Đây là bƣớc cuối cùng nhƣng cũng rất quan trọng vì để học sinh có thể ghi nhớ những kiến thức đã thu giữ đƣợc qua các bƣớc và đem ra sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng lâu dài thì GV có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm qua việc cùng giải quyết một số bài tập vận dụng.

Ví dụ 2: Dạy học định luật “Định luật Ôm đối với toàn mạch” theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHIẾU HỌC TẬP

Cho sơ đồ mạch điện nhƣ hình vẽ:

Dựa vào bảng số liệu trên bảng trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cƣờng độ dòng điện vào hiệu điện thế mạch ngoài trên đồ thị IOU?

………. ………. Câu 2: Sự phụ thuộc đó biểu diễn trên đồ thị là một đƣờng thẳng hay đƣờng cong? Viết phƣơng trình biểu diễn sự phụ thuộc đó?

……… ……… Câu 3: Xác định các hệ số ở trong phƣơng trình biểu diễn? AD định luật Ôm cho đoạn mạch ngoài ta tính đƣợc giá trị hiệu điện thế U nhƣ thế nào?

……… ……… Câu 4: Đƣa ra biểu thức có mối liên hệ giữa , I, RN, r nhƣ thế nào?

……… ……… Câu 5: Mối quan hệ cƣờng độ dòng điện trong mạch với suất điện động và tổng trở là nội dung của định luật Ôm đối với toàn mạch. Em hãy phát biểu nội dung định luật Ôm cho toàn mạch? Đƣa ra biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch? ……… ………

I(A) U(V)

Bước 1: GV tạo động cơ học tập

A1 V E, r R0 R I K + - .A B. A 1 V E, r R0 R I K + - .A B.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GV đặt vấn đề với thí nghiệm: Cho HS dự đoán số chỉ ampe kế thay đổi thế nào khi số chỉ của vôn kế giảm?

HS dự đoán: số chỉ của ampe kế giảm khi số chỉ của vôn kế giảm.

GV tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát thấy số chỉ của ampe kế tăng khi số chỉ của vôn kế giảm.

Bước 2: HS phát hiện và giải thích hiện tượng

GV tổ chức cho HS hoạt động học tập hợp tác nhóm.

Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 HS. Các thành viên tự quan sát thí nghiệm, tự tƣ duy và giải thích của riêng mình. Sau khi các thành viên trong nhóm trình bày ý kiến của riêng mình thì nhóm thảo luận để đƣa ra kết luận chung.

GV cho các nhóm báo cáo kết quả để giải thích hiện tƣợng trên.

Bước 3: Xây dựng định luật

GV phân lớp thành 3 - 4 nhóm, mỗi nhóm đều đƣợc tiến hành thí nghiệm: Mỗi nhóm tự tiến hành thí nghiệm lấy số liệu và hoàn thành PHT trên để đƣa ra nội dung định luật.

HS các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận để đƣa ra nội dung định luật Ôm cho toàn mạch.

Nếu các nhóm trả lời đúng GV sẽ khái quát để rút ra định luật; ngƣợc lại, GV phải gợi ý để các nhóm tiếp tục tìm quy luật cho đến khi đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm một số kiến thức chương dòng điện không đổi vật lý 11 cho học sinh Trung học Phổ thông (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)