Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm các khái niệm Vật lí

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm một số kiến thức chương dòng điện không đổi vật lý 11 cho học sinh Trung học Phổ thông (Trang 59 - 61)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm các khái niệm Vật lí

Các khái niệm Vật lí không chỉ phản ánh những thuộc tính chung, thuộc tính đơn nhất, riêng biệt mà còn phản ánh cả những mối quan hệ riêng biệt giữa các sự vật hiện tƣợng. Nhờ đó ta có thể nhận thức sâu hơn những tri thức của mình về hiện thực khách quan.

Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, các khái niệm về sự vật hiện tƣợng đều gắn liền với thực tế, việc hình thành cho học sinh các khái niệm Vật lí là vấn đề khó, HS có thể nhìn thấy sự vật, hiện tƣợng nhƣng để khái quát, quy nạp thành khái niệm không phải dễ dàng đối vớ thông.

Dựa vào đặc điểm của khái niệm Vật lí, có thể chia khái niệm Vật lí thành hai loại: khái niệm về hiện tƣợng Vật lí (vạch ra những thuộc tính định tính của sự vật hiện tƣợng) và khái niệm về đại lƣợng Vật lí(vạch ra cả về mặt định tính và định lƣợng).

Một khái niệm Vật lí thƣờng đƣợc hình thành trong quá trình tìm hiểu hiện tƣợng, sự vật mới xuất hiện trong quá trình quan sát hoặc làm thí nghiệm mà ta không hiểu đƣợc, không mô tả đƣợc, không lí giải đƣợc bằng những khái niệm cũ. Nói cách khác, khái niệm Vật lí mới xuất hiện do nhu cầu giải quyết một mâu thuẫn giữa sự hiểu biết đã có và sự chƣa hiểu biết.

Do vậy, để DHHT TN các khái niệm Vật lí, GV cần thiết kế nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm của HS, nhằm tạo điều kiện cho HS có cơ hội trao đổi, học đƣợc cách suy nghĩ khác nhau để dẫn đến khái niệm mới. Những tình huống để tiếp cận khái niệm mới cần phải dựa trên cơ sở những kiến thức đã có của HS, đồng thời đặt trong nhu cầu hình thành khái niệm mới.

Học tập hợp tác theo nhóm đƣợc thể hiện ở tình huống thảo luận bằng diễn đạt. HS lắng nghe và hƣớng dẫn bạn trong nhóm trình bày khái niệm, sửa cho nhau những lỗi sai trong cách sử dụng ngôn ngữ để phù hợp với bản chất của khái niệm. Hoạt động phân chia khái niệm không những giúp HS nắm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vững khái niệm mà còn có tác dụng tốt trong việc hệ thống hóa khái niệm . Có thể sử dụng tình huống hợp tác thống nhất, xác nhận kiến thức để cho HS học tập hợp tác.

Ví dụ 1: Để hình thành khái niệm cƣờng độ dòng điện trong bài "Dòng điện " GV có thể tổ chức DHHT TN nhƣ sau:

+ Bƣớc 1: Chia các nhóm HS theo nhóm hợp tác STAD, nêu nhiệm vụ cho các nhóm trên phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:……Thành viên:…..

Họ tên:………Lớp:……… HS quan sát mô hình đòng điện trên máy chiếu và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Xét trong một khoảng thời gian nhỏ, nếu số điện tích chạy qua tiết diện thẳng S của vật dẫn càng nhiều thì chứng tỏ điều gì?

……… ………. Câu 2: Trị số của đại lƣợng nào cho biết độ mạnh, yếu của dòng điện, định nghĩa đại lƣợng đó?

……… ……… Câu 3: Đại lƣợng này đƣợc đo bằng dụng cụ nào? Đơn vị là gì?

……… ……… Câu 4: Dòng điện không đổi là gì? Biểu thức tính cƣờng độ dòng điện không đổi?... + + + + + +

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

……… HS thành lập nhóm, xác định nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm + Bƣớc 2: GV yêu cầu nhóm thảo luận, trả lời nội dung trên PHT

Các thành viên trong nhóm thảo luận giúp đỡ nhau hiểu kỹ nội dung yêu cầu trên phiếu học tập

+ Bƣớc 3: Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, GV không giải thích. Các nhóm còn lại phản biện câu trả lời của nhóm trình bày.

GV yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu khái niệm cƣờng độ dòng điện. Nếu đó là định nghĩa mong đợi thì GV chấp nhận. Ngƣợc lại, GV tìm cách tác động để điều chỉnh và đi đến định nghĩa mong đợi.

+ Bƣớc 4: GV đƣa ra định nghĩa chính thức về khái niệm cƣờng độ dòng điện. + Bƣớc 5: GV đánh giá kết quả làm việc nhóm của các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm một số kiến thức chương dòng điện không đổi vật lý 11 cho học sinh Trung học Phổ thông (Trang 59 - 61)