Tốc độ với thời gian

Một phần của tài liệu Lí thuyết về tỉ lệ thức và sự biến thiên trong Discovering Algebra (Trang 33 - 34)

Trong điều tra này, bạn sẽ khám phá mối quan hệ giữa tốc độđi bộ và thời gian cần thiết để trải qua một khoảng đường dài cố định.

Bước 1. Thiết lập đường đi bằng cách đánh dấu một dòng tại vị trí bắt đầu và vị trí kết thúc cách 2m.

Bước 2.Thực hiện các hoạt động như được mô tả trong tờ ghi quy trình.

Bước 3. Trên máy tính bấm enter để tải dữ liệu. Chọn phần hình ảnh mà biểu diễn các bước đi bộ bằng cách giữ và kéo con chuột sang phải từ nơi người đi bộ bắt đầu đi. Nhấn enter. Di chuyển con trỏ cho đến khi nó trở về trục x ở vị trí cuối. Nhấn enter một lần nữa. Bây giờ bạn chỉ thấy dữ liệu đi bộ. Nếu nó đúng, bấm phím 1.

Bước 4. Máy tính của bạn sẽ hiển thị số bước đi, tổng thời gian, và tốc độ trung bình. Ghi lại những dữ liệu này.

Bước 5. Nhấn enter, và trao đổi với các thành viên trong nhóm. Lặp lại các bước 1-4 năm lần, thu thập dữ liệu của sáu lần đi bộ. Cố gắng tạo ra hai lần đi bộ chậm khác nhau, hai lần trung bình khác nhau và hai lần nhanh khác nhau.

Bước 6. Khi chương trình hoàn tất, nhập sáu dữ liệu (tổng thời gian, tốc độ trung bình) vào danh mục trong máy tính của mỗi thành viên trong nhóm. Tạo ra một đồ thị biểu diễn các dữ liệu và cả hai trục tọa độ.

Bước 7. Tìm một phương trình theo công thức

a y

x

=

mà là mô hình tốt nhất cho các mối quan hệ giữa tổng thời gian và tốc độ trung bình. Thử nghiệm các giá trị khác nhau của a cho đến khi bạn tìm thấy một đường cong phù hợp với dữ liệu.

Bước 8. Giá trị nào của a trong bước 7 thỏa với các thí nghiệm? Nó có đơn vị là gì?

Trong sự khảo sát mà bạn tìm hiểu mối quan hệ giữa thời gian của người đi bộ phải mất để đi hết một khoảng cách cố định với một tốc độ cố định. Bạn có thể thấy rằng tích của thời gian và tốc độ là không đổi. Bạn có thể viết phương trình:

Thời gian lần 1. tốc độ lần 1= thời gian lần 2. tốc độ lần 2 Bạn cũng có thể viết mối quan hệ này như một tỷ lệ:

(Toàn bộ thời gian đi được lần đầu) / (Toàn bộ thời gian đi được lần hai) = (vận tốc lần hai)/(vận tốc lần một).

Làm thế nào để thấy rằng ba phương trình trên là tương đương? Hãy nhìn kỹ vào tỷ lệ trên. Chúng khác với những phương trình mà bạn đã viết trước đây như thế nào? Khi bạn viết tỷ lệ cho mối quan hệ tỉ lệ thuận, bạn phải đảm bảo rằng tử số và mẫu số của các tỷ lệ là tương ứng với nhau theo cùng một cách. Trong mối quan hệ tỉ lệ nghịch này, tỷ số đó tương ứng theo một cách ngược lại. Các tử số và mẫu số dường như được đảo lộn. Chúng gọi là tỷ lệ nghịch.

Một phần của tài liệu Lí thuyết về tỉ lệ thức và sự biến thiên trong Discovering Algebra (Trang 33 - 34)