Nhận xét về mạng di động VINAPHONE

Một phần của tài liệu thực trạng và kết quả thực hiện chuyển vùng quốc gia giữa hai mạng vinaphone và mobiphone (Trang 37 - 43)

III. Phân tích đánh giá mạng VINAPHONE

3.Nhận xét về mạng di động VINAPHONE

3.1 Về cấu trúc mạng:

Cấu trúc mạng của VINAPHONE đợc tổ chức theo kiểu phân tán, không thực hiện tổ chức cấu hình mạng tập trung, do vậy khi triển khai Chuyển vùng với các mạng khác sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định tuyến các bản tin báo hiệu số 7 (ISUP và SCCP) qua các nút mạng trung chuyển. Cần phải thực hiện cấu trúc định tuyến cụ thể trên mạng theo một cấu trúc định tuyến tối u nhất, tránh việc định tuyến qua nhiều chặng và định tuyến vòng qua nhiều nút chuyển mạch.

Do sự không có mặt của GMSC trong cấu trúc mạng VINAPHONE nên việc tổ chức thực hiện Chuyển vùng không thể thực hiện tập trung vào một đầu mối trung tâm. Mỗi một nút MSC khi thực hiện Chuyển vùng cần phải khai báo định tuyến và thực hiện các chức năng cần thiết một cách riêng biệt. Chính vì vậy việc sử dụng và quản lý tài nguyên trong mạng phục vụ cho công tác Chuyển vùng bị phân tán và khối lợng công việc cần phải thực hiện tăng lên một khối lợng đáng kể.

Xét về quan điểm cấu trúc kết nối trao đổi thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khi kết nối phối hợp cung cấp các loại hình dịch vụ là không hợp lý. Khi thực hiện Chuyển vùngvới các mạng khác, nhất là đối với Chuyển vùng quốc tế, thông tin báo hiệu cuộc gọi nhất thiết phải trung chuyển qua các nút chuyển mạch quốc gia và quốc tế. Với cấu hình hiện tại của mạng VINAPHONE, việc định tuyến cho các bản tin đi và đến các phần tử nút mạng của VINAPHONE (các MSC) thực hiện tại các nút chuyển mạch quốc gia hoặc quốc tế nhất thiết phải khai báo mã điểm báo hiệu của các phần tử mạng thành phần của MOBIFONE (HLR,VLR...) mà theo nguyên tắc, đó là chức năng của GMSC phải thực hiện cho toàn mạng. Điều này không tuân theo các nguyên lý tổ chức mạng, nhất là khi có những thay đổi về cấu trúc của mạng di động hoặc khi mạng phát triển trong tơng lai gồm rất nhiều nhà cung cung dịch vụ khác nhau.

3.2 Khả năng thực hiện của hệ thống xét trên quan điểm kỹ thuật phục vụ cho dịch vụ chuyển vùng.

Hệ thống báo hiệu số 7 thực hiện trong PLMN-CME của hãng SIEMENS đều đợc thực hiện theo Version sách trắng của ITU-T. Do đó sẽ không có những khác biệt lớn khi thực hiện kết nối báo hiệu qua các nút mạng quốc gia và quốc tế khi tổ chức thực hiện Chuyển vùng.

Một thuận lợi cơ bản là cả hai hệ thống PLMN-CME của SIEMENS đợc sản xuất theo các tiêu chuẩn thống nhất của châu Âu về hệ thống thông tin di động GMS ( ETSI GMS phase 2+) tiêu chuẩn này đã có nhng qui định thống nhất về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến tổ chức thực hiện Chuyển vùng giữa các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động khác nhau (HPLMN).

Phơng thức định tuyến SCCP các MSC của mạng VINAPHONE đã thực hiện tạo khuôn dạng các bản tin, các trờng địa chỉ hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn cho mạng quốc tế và phơng thức định tuyến theo GT. Do vậy khi triển khai Chuyển vùng với mạng di động quốc tế, việc định tuyến bản tin qua các nút chuyển mạch quốc gia và quốc tế, thông tin về trờng địa chỉ không cần phải kiến tạo/thay đổi trờng địa chỉ bởi các chức năng SCCP tại các nút chuyển mạch đó, thông tin về trờng địa chỉ phục vụ cho định tuyến có thể nói đợc truyền trong suốt (transparent) trong mạng quốc gia, do đó giảm bớt đợc một số công đoạn thực hiện định tuyến tại các nút chuyển mạch này. Tuy nhiên khi thực hiện việc chuyển vùng quốc gia, cần phải lu ý thay đổi một số tham số lựa chọn sử dụng (tham số NAI), cũng nh phân biệt địa chỉ GT tại các nút chuyển mạch quốc gia.

Đối với các dịch vụ cung cấp cho các thuê bao di động mạng VINAPHONE, cần phải lu ý quá trình thực hiện đăng ký nhập mạng, thể hiện trong quá trình khai báo dịch vụ thuê bao đối với các mạng di động khác. Các dịch vụ của mạng VINAPHONE phù hợp với danh mục các dịch vụ cung cấp bởi mạng Chuyển vùng theo khuyến nghị IR.24 của tổ chức GMS MoU.

4. Phân tích kết quả thử nghiệm chuyển cùng quốc gia (NR) cho các thuê bao di động trả sau của hai mạng VinaPhone và MobiFone

Bắt đầu từ giữa năm 1999, cả hai mạng di động GSM của VNPT đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ chuyển vùng quốc gia cho các thuê bao di động trả sau. Sau quá

trình thử nghiệm tại Hoà Bình và Ninh Bình, Lãnh đạo Tổng công ty đã tổ chức họp nghe báo cáo kết quả. Từ những đợt thử nghiệm ban đầu, Tổng công ty đã cho phép triển khai thử nghiệm dịch vụ NR trên phạm vi rộng hơn bao gồm toàn bộ các tỉnh khu vực phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra . Qua đó đã rút ra đợc một số kết quả để tiến tới triển khai trên tòan quốc về các khía cạnh nh:

A\ Cấu hình triển khai B\ Tổ chức triển khai

C\ Đối tợng triển khai và các vấn đề khác

4.1. Cấu hình

4.1.1 Sử dụng ngay các đờng kết nối báo hiệu, trung kế kết nối giữa các tổng đài MSC của công ty VMS và DVVT (Dịch vụ Viễn thông) với tổng đài Toll/VTN/HNI nh hiện tại, trao đổi báo hiệu C7 ở mức MTP thông qua tổng đài Toll/VTN/HNI.

4.1.2 Dịch vụ đợc triển khai

- Dịch vụ thoại cơ bản

- Các dịch vụ gia tăng: Chặn cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi, hiện thị số , Fax, chờ cuộc gọi. . .

- Dịch vụ bản tin ngắn.

4.1.3 Khai báo

- Hai công ty VMS và DVVT khai báo vùng thử nghiệm theo LAC tại tất cả các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra trừ T/p Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, cấm Roaming tại tất cả các tỉnh còn lại (miền Trung và Miền Nam).

- Hai công ty trao đổi SIM của các loại thuê bao trả sau (không khai báo cho thuê bao trả trớc) cungf các thông số chuyển vùng nh đã khai báo trớc đây tại Hoà Bình và Ninh Bình.

- Khai báo các dịch vụ gia tăng.

- Mỗi công ty VMS, DVVT sử dụng 03 SIM đã thử nghiệm tại Hoà Bình, Ninh Bình để thử với các tỉnh phía Bắc, trong đó 02 SIM (01 SIM của VMS, 01 SIM của GPC ) sử dụng cho các tỉnh thử chuyển vùng trong thời gian đoàn kiểm tra đến từng tỉnh.

4.2 Tổ chức triển khai

4.2.1 Phạm vi : sẽ chia ra làm các giai đoạn cụ thể, không tiến hành khai báo

NR một cách đồng loạt .

4.2.2 Tổ chức kiểm tra

Sau từng giai đoạn triển khai sẽ tiến hành kiểm tra: - Nội dung thử theo IR 24.

- Hai công ty di động ghi cớc cuộc gọi chuyển vũng kể từ ngày mở dịch vụ chuyển vùng tại các tỉnh phía Băc (1/9 đến 14/9/2001) cho đến các giai đoạn kế tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3 Tính cớc và các vấn đề khác

Công ty VTN định kỳ hàng ngày, từ 30/08/2001 theo dõi chất lợng các đ- ờng báo hiệu, trung kế liên đài với 02 công ty di động VMS, DVVT.

Các công ty di động và các BĐ tỉnh phía Bắc không thông báo cho khách hàng biết kế hoạch chuyển vùng thử nghiệm hai mạng di động.

Đề nghị Ban Giá cớc – tiếp thị sớm trình lãnh đạo Tổng công ty cớc chuyển vùng trong nớc trớc ngày 30/08/2001 và các nội dung chuẩn bị khi chính thức mở dịch vụ chuyển vùng trong nớc.

Công ty VMS và DVVT trao đổi số liệu ghi cớc chuyển vùng trong nớc nh việc ghi cớc cuộc gọi di động hiẹen hành, số liệu lấy từ ngày 30/8/2001 đến 14/09/2001 để so sánh.

Các dịch vụ sau đây không áp dụng trong thời gian thử nghiệm chuyển vùng tại các tỉnh phía Băc: các cuộc gọi đi quốc tế, các cuộc gọi nội mạng quay 7 số, các cuộc gọi số tắt,. . .

Ban Viễn thông soạn văn bản hớng dẫn các BĐ tỉnh, T/p thực hiện cchuyển vùng trong nớc hoàn thành trớc 05/09/2001.

Trong thời gian thực hiện chuyển vùng các tỉnh phía Bắc, các công ty VMS, DVVT nếu gặp khó khăn gì thì kịp thời báo cáo về ban chỉ đạo chuyển vùng Tổng công ty để có biện pháp giải quyết. Tuyệt đối không tự động khoá chuyển vùng khi cha có lệnh của Tổng công ty.

Chơng III. Giải pháp hoàn thiện dịch vụ chuyển vùng quốc gia cho các thuê bao di động trả sau . Xác định nhu cầu triển khai dịch vụ chuyển vùng quốc gia cho các

thuê bao di động trả trớc.

I.Yêu cầu kỹ thuật cho dịch vụ chuyển vùng quốc gia của các thuê bao di động trả sau

Để thực hiện đợc việc cung cấp dịch vụ chuyển vùng, nh đã trình bày tại phần chơng II, cần thiết phải thực hiện các bớc cơ bản nh sau

+ Vấn đề tổ chức hợp lý cấu hình định tuyến của mạng Chuyển vùng quốc gia. + Các thoả thuận về cách thức tạo cấu trúc dữ liệu phục vụ cho công tác Chuyển vùng quốc gia.

+ Các vấn đề về thực hiện giao thức báo hiệu SCCP C7 phục vụ cho Chuyển vùng quốc gia.

+ Các thủ tục kiểm tra kết quả thực hiện Chuyển vùng quốc gia. + Các vấn đề về tính cớc và thanh tóan.

 Về tổ chức cấu hình định tuyến cho mạng chuyển vùng quốc gia sẽ gồm có: Kết nối báo hiệu C7 phục vụ chuyển vùng Quốc gia.

Kết nối về mặt lu lợng của ngời sử dụng nh Thoại, dữ liệu. . .

 Kết nối số liệu đặc thù mạng thông tin di động GSM gồm: Dãy số Chuyển vùng MSRN theo E.164.

Dãy số IMSI theo E.212. Dãy số MSISDN theo E.164. Số MGT theo E214 và mô tả GT. Mã điểm báo hiệu C7 mỗi mạng.

Thống nhất các dịch vụ cung cấp cho thuê bao Chuyển vùng.

1.Quy tắc định tuyến chung

Hiện tại việc kết nối về báo hiệu cũng nh thoại cho dịch vụ chuyển vùng quốc gia giữa hai mạng VinaPhone và MobiFone thông qua các tổng đài Toll của VTN, do giữa hai mạng vẫn cha có đờng kết nối trực tiếp. Do đó khi đề xuất mô hình định tuyến cho dịch vụ chuyển vùng của các thuê bao di động cần phải quan tâm tới yêu cầu định tuyến của mạng di động PLMN và của phần mạng cố định.

1.1 Các yêu cầu cho mạng di động PLMN

Khi thuê bao chủ gọi quay số bị gọi là thuê bao di động thì sẽ không chứa đựng chỉ thị về vị trí hiện thời của MS bị gọi. Do đó để thiết lập thành công kết nối, cần thiết phải biết đợc vị trí hiện tại của MS bị gọi và địa chỉ định tuyến đợc sử dụng nh số chuyển vùng của thuê bao đi động (MSRN-Mobile subcriber chuyển vùng number). Chỉ có thanh ghi địa chỉ thờng trú (HLR-Home location register) là

thiết bị cho phép cung cấp thông tin này, thông tin có đợc nhờ việc HLR đã truy vấn VLR của VMSC mà MS đang tồn tại. Sau đó cuộc gọi sẽ đợc định tuyến đến MSC (Mobile Services Switching Centre) có MS bị gọi đang hoạt động, từ đó nó thực hiện truy vấn HLR.

Thủ tục kết nối theo thứ tự u tiên có liên quan đến báo hiệu đợc thực hiện nh sau: 1) Khi một thuê bao thực hiện cuộc gọi đến thuê bao di động MS thì thuê bao đó sẽ quay số ISDN của MS bị gọi.

2) Tổng đài nội hạt hoặc là một tổng đài chuyển tiếp sẽ phân tích số bị gọi đã quay và ghi nhận mã điểm đích quốc gia (NDC) dịch vụ di động đợc chỉ thị khi cuộc gọi có đích là một thuê bao di động MS. Trong trờng hợp chung này việc phân tích định tuyến thành công sẽ chỉ thích hợp cho các cuộc gọi quốc gia: khi mà tổng đài đầu ra ghi nhận có số mào đầu quốc tế trong số địa chỉ đã quay bởi thuê bao chủ gọi, cuộc gọi sẽ đợc định tuyến trực tiếp đến trung tâm chuyển mạch quốc tế ( ISC ) đầu ra mà không có bất cứ sự phân tích nào . ISC sẽ ghi nhận mã điểm di động quốc gia đích.

3) Nếu kết quả phân tích định tuyến đợc đa ra cần thiết phải có thêm thông tin để hoàn thành thiết lập kết nối đến MSC khi xác định đợc vị trí của thuê bao bị gọi, thông tin này sẽ đợc lấy từ HLR. Nếu thủ tục truy vấn đợc thực hiện tại một tổng đài khác với trờng hợp 2) nêu trên, tổng đài này sẽ thực hiện truy vấn HLR. HLR sẽ gửi về số chuyển vùng (MSRN) của MS bị gọi. Thủ tục này sẽ đợc hỗ trợ bởi phần các khả năng giao dịch ( TC-Transaction capatibilities) của hệ thống báo hiệu số 7.

4) Kết nối sẽ thiết lập từ mạng cố định đến MSC theo số chuyển vùng của thuê bao di động MS

Từ quy tắc trên có thể thấy, đối với cuộc gọi tới thuê bao di động chuyển vùng thì không thể căn cứ vào trờng địa chỉ số bị gọi để định tuyến cuộc gọi tới thuê bao di động đó. Để định tuyến cuộc gọi, cần phải xác định đợc vị trí hiện tại của thuê bao di động cũng nh địa chỉ để thực hiện định tuyến cuộc gọi tới đó, đó chính là địa chỉ MSRN. Địa chỉ này sẽ đợc cung cấp bởi các phần tử mạng HLR của HPLMN. Do đó, mạng sẽ truy vấn các HLR này để tìm ra địa chỉ các VMSC nơi mà thuê bao MS chuyển vùng đang tạm trú phục vụ cho định tuyến cuộc gọi tới VMSC đó. Theo khuyến nghị chuẩn của ETSI GSM (03.04) " Tốt nhất là nên tổ chức việc truy vấn HLR bằng cách định tuyến cuộc gọi đến máy di động trực tiếp tới GMSC là một phần của HPLMN. Thực hiện nh trên sẽ làm đơn giản hoá việc xử lý tính cớc cho thuê bao bị gọi (thuê bao chuyển vùng ) một cách chính xác vì đôi khi cuộc gọi cần phải thực hiện tái định tuyến trong trờng hợp thuê bao đó di chuyển sang một PLMN khác hoặc là cuộc gọi đợc định tuyến thẳng tới đó." (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2 Các yêu cầu chung cho mạng cố định

Để thực hiện định tuyến một cuộc gọi tới thuê bao di động MS, một thủ tục truy vấn HLR đợc thực hiện một cách hợp lệ là khi xác định đợc số chuyển vùng của thuê bao di động MS. Thủ tục truy vấn này đợc hỗ trợ bởi phần các khả năng

giao dịch (TC-Transaction capatibility) của C7. Giải pháp thích hợp là tổng đài nội hạt có khả năng tơng thích với phần TC và cho phép thực hiện thủ tục truy vấn này: khi các tổng đài này có thể thực hiện định tuyến cuộc gọi trực tiếp đến MS theo số chuyển vùng đã có từ các thủ tục truy vấn HLR.

Thủ tục truy vấn này sẽ đợc mô tả nh sau, trong trờng hợp thủ tục truy vấn không thực hiện đợc tại mạng cố định và ghi nhận cuộc gọi có đích là một thuê bao di động MS, định tuyến cuộc gọi trớc tiên sẽ đợc thực hiện đến một GMSC. Truy vấn HLR đợc thực hiện tiếp bởi MSC và quá trình thiết lập cuộc gọi sẽ theo số chuyển vùng MSRN đã nhận đợc.

Định tuyến cho các cuộc gọi tới thuê bao di động nớc ngoài: thông thờng trong trờng hợp định tuyến cuộc gọi tới MS của nớc khác, tổng đài nội hạt sẽ không phân tích phần dữ liệu quốc gia của địa chỉ thuê bao bị gọi và sẽ định tuyến thẳng đến tổng đài quốc tế ISC nơi sẽ thực hiện định tuyến chính xác cuộc gọi.

Một phần của tài liệu thực trạng và kết quả thực hiện chuyển vùng quốc gia giữa hai mạng vinaphone và mobiphone (Trang 37 - 43)