Phân tích cơ cấu tài chính cảu doanh nghiệp ta sẽ đánh giá được mức độ rủi ro về tài chính mà doanh nghiệp phải hứng chịu. Cơ cấu tài chính phân tích qua các chỉ tiêu tỉ số nợ, tỉ số vốn CSH, tỉ số nợ dài hạn trên VCSH, tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn, tỉ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
II.4.2.1 Hệ số nợ
Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch TB ngành Chênh lệch % NPT 11.428.750.444.530 9.923.062.522.166 1.505.687.922.36- 4 - 0.138 Tổng TS 13.314.478.834.410 13.120.006.164.184 194.472.670.226- 0.015- Hệ số nợ 0.858 0.756 - 0.102 0.79
Hệ số nợ phản ánh trong 1 đồng tài sản của công ty đầu tư thì có 0.756 đồng từ vốn vay bên ngoài (trong năm 2013) . hệ số nợ năm 2013 thấp hơn 2012 là 0.102 đv cho thấy giá trị được tài trợ bằng nợ bên ngoài đã được giảm xuống.
Năm 2013 tỉ số nợ giảm là do tốc độ giảm của nợ phải trả lớn hơn so với tốc độ giảm của tổng tài sản , điều này phản ánh trong năm 2013 công ty đang kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm 2012, mức độ rủi ro về tài chính giảm , giảm phụ thuộc vào các chủ nợ bên ngoài. Tuy nhiên phần giảm nợ phải trả là do nợ dài hạn của công ty giảm Nguyên nhân là do DN giảm vay ngân hàng và giảm vay từ các bên liên quan cũng như các khoản nợ dài hạn đến hạn cần hoàn trả.
Năm 2013, doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu tăng VCSH giúp doanh nghiệp có thể phát triển từ chính nguồn vốn công ty, các khoản vay dài hạn từ bên thứ 3, vay từ ngân hàng. Tuy nhiên việc tăng VCSH vẫn chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn cho DN, mức độ tài trợ của VCSH vẫn rất thấp so với NPT vẫn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh trong khi tỷ NPT của công ty đang cao như hiện nay.
Năm 2012 tổng các khoản vay dài hạn là 8.574 tỉ nhưng đến cuối năm 2013 thì các khoản vay dài hạn giảm còn 6.696 tỉ 1 phần nhờ các chính sách của nhà nước ( lãi suất cho ngành được nhà nước áp dụng trong năm là 10-15%.
Trong khi dó các khoản nợ ngắn hạn thì không giảm mà còn tăng lên đáng kể năm 2012 là 3938 tỉ, năm 2013 tăng lên 4.197 tỉ ( do khoản phải trả người bán và người
mua trả tiền trước tăng ); DN tăng mức tài trợ TSDH bằng nợ chiếm dụng từ bên ngoài. Như vây trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn chịu rủi lớn trong thanh toán.
Tóm lại việc giảm được nợ dài hạn cũng như tăng vốn chủ sở hữu nếu nhìn vào gánh nặng nợ lãi vay mà DN đang phải gánh chịu do sử dụng hệ số nợ lớn như hiện tại thì việc giảm nợ dài hạn này là điều tất yếu và có thể coi là nỗ lực đáng được thừa nhận của DN, tuy nhiên khi mà nguốn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn vẫn còn thiếu thì việc giảm nợ dài hạn, tăng nợ chiếm dụng từ bên ngoài đồng nghĩa tăng mức tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn lại làm rủi ro tài chính trong ngắn hạn của DN tăng lên. Đây là một bài toán nan giải đổi với doanh nghiệp lúc này.
Chỉ tiêu HT1 BCC BTS QNC
Hệ số nợ 75,6 80 82 91
Hệ số nợ của doanh nghiệp trong năm 2013 giảm tới mức thấp hơn so với hệ số nợ trung bình của ngành vật liệu xây dựng ( 79%), so với trong ngành thì đã cớ bước tiến thấp hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác. Điều này cho thấy mặc dù doanh nghiệp vẫn chịu nhiều rủi ro trong ngắn hạn tuy nhiên doanh nghiệp trong năm nay kinh doanh có hiệu quả nên việc sử dụng nợ là tương đối thấp so với DN cùng ngành; tỉ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thấp hơn vì vậy khả năng chi trả nợ trong năm 2013 cảu doanh nghiệp được cải thiện hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Điều này còn được chứng tỏ qua việc công ty xi măng Hà Tiên 1 trong năm 2013 đã vươn lên đứng đầu ngành sản xuất xi măng cả nước, đạt 7.3 triệu tấn trong năm. Là doanh nghiệp sản xuất xi măng đứng đầu miền Nam
II.4.2.2 Hệ số nợ trên VCSH
Chỉ tiêu 2012 2013 Chênhlệch TBngàn h NPT 11.428.750.444.530 9.923.062.522.166 VCSH 1.885.728.389.880 3.196.943.642.018 Hệ số NPT trên VCSH 6,061 3,104 -2.957
Hệ số nợ/ VCSH cho biết sự đảm bảo khả năng thanh toán nợ của công ty bằng VCSH. Năm 2013 cứ 1 đồng VCSH thì có 3 đồng NPT. Xem xét 1 cách trực tiếp vốn vay và VCSH của doanh nghiệp. Hệ số này thấp hơn năm 2012 là 2.957 lần chủ yếu do nguyên nhân do trong năm 2013 công ty phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường và giảm nợ dài hạn. Năm 2012 lượng cổ phiếu phát hành của công ty là 1980 tỉ, năm 2013 số lượng cổ phiếu công ty tăng lên hơn 2 lần là 3180 tỉ làm cho VCSH tăng lên 1 lượng đáng kể.
Có thể thấy trong 2 năm thì tỉ lệ nợ / VCSH đều lớn hơn 1, nợ phải trả của công ty lớn hơn VCSH phải bỏ ra chứng tỏ khả năng thanh toán bằng chính nguồn VCSH của công ty không đảm bảo, mức độ phu thuộc vào chủ nợ cao và khả năng chủ động và độc lập nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp rất thấp. Nợ phải trả của công ty vẫn ở mức rất cao.
- Doanh nghiệp duy trì hệ số nợ ở mức cao cho thấy HT1 phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ nếu đến kì thanh toán gây ra rủi ro cao. Việc duy trì lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp cũng cần đặt lên hàng đầu do nếu có bất lợi thì doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng của các chủ nợ ( đòi nợ, can thiệp hoạt động của DN…..). việc chủ động về vốn của doanh nghiệp không được cao do ảnh hưởng của rất nhiều chủ nợ.
- Khả năng vay vốn của doanh nghiệp trên thị trường ở mức thấp nên trong năm 2013 HT1 muốn tăng nguồn vốn của mình chỉ có thể dùng cách phát hành cổ phiếu. - Chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong kì lớn, nên lợi nhuận từ hoạt động bán hàng không đủ để chi trả lãi vay chính là nguyên nhân khiến LN từ hoạt động kinh doanh của DN âm trong cả 2 năm 2013 và 2012, lợi nhuận sau thuế giảm. Trong
năm 2012 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 9234 tỉ nhưng đến năm 2013 chỉ còn 2531 tỉ. chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là rất lớn, việc tái đầu tư và mở rộng sản xuất của doanh nghiệp rất khó khăn. Đây chính là mặt trái của việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao, tuy nhiên đây lại là điều không tránh được bởi đặc thù của ngành xi măng cần vay nợ nhiều.
Trong giai đoạn khó khăn với ngành vật liệu xây dựng , các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đều phải tìm đến nguồn tài trợ vốn vay nợ cao. Việc duy trì hệ số nợ ở mức cao giúp khuếch đâị lợi nhuận. Chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. chi phí lãi vay tính vào lợi nhuận trước thuế nên phần thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp trong kì giảm. Điều này có thể nhận thấy thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp chỉ tăng lên hơn 400tr tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng trên 4000 tỉ. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp cũng được đặt lên hàng đầu , giúp linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Qua phân tích tỉ số nợ và tỉ số vốn chủ sở hữu có thể thấy, trong thời kì 2012- 2013 – thời khì khó khăn, khủng hoảng với ngành xây dựng. Bằng việc phát hành thêm cổ phiếu mới tăng VCSH, sản xuất xuất khẩu ra nước ngoài, tăng sản xuất và tiêu thụ giúp tăng lợi nhuận, được áp dụng nhiều chính sách của nhà nước về thuế, lãi suất. Ngoài ra ta còn phải xét đến thái độ của ban lãnh đạo doanh nghiệp, họ đã quan tâm đến rủi ro và ìm cách để giảm bớt những rủi ro đó, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp dần được ổn định, tăng cường sản xuất, mở rộng thị trường nước ngoài, đây là 1 công ty có uy tín trong ngành vật liệu xây dựng. vì các lí do trên xét trong năm 2013 thì hệ số nợ / VCSH và hệ số nợ của doanh nghiệp đã giảm là sự cố gắng của DN mặc dù với các hệ số nợ đó việc đầu tư vào Hà Tiên 1 vẫn cần xem xét trong thời kì hiện tại
II.4.2.3 Tỉ số nợ dài hạn trên VCSH
Tỉ số nợ dài hạn trên VCSH =
2012 2013 Chênhlệch Nợ dài hạn 77.490.371.970.83 15.725.650.553.27
0 8
Tỉ số 3,972 1,791 2.181
Chỉ số trên thể hiện sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ dài hạn. Phần vốn vay của doanh nghiệp lớn hơn so với vốn chủ sở hữu. cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào nợ dài hạn, cơ cấu vốn kinh doanh không an toàn. Đồng thời nợ dài hạn chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp, cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của doanh nghiệp. Tốc độ giảm của nợ dài hạn ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Trong năm 2013 thì nợ dài hạn của doanh nghiệp giảm đồng thời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng do doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, phát hành thêm cổ phiếu giúp tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (vốn cổ phần tăng trên 1000 tỉ ). Doanh nghiệp trong năm 2013 đã có bước cải thiện đáng kể, giảm khoản nợ dài hạn tuy nhiên nhìn chung việc thanh khoản của doanh nghiệp là rất thấp, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn cũng như dài hạn.
II.4.2.4 Tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn =
2012 2013 Chênh lệch Vốn chủ sở hữu 1.885.728.389.880 3.196.943.642.018 Tài sản dài hạn 11.706.257.206.238 11.446.857.920.572 Tỉ số tự tài trợ 0,161 0,279 0,118
Tỉ số này cho biết có bao nhiêu phần tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay, qua tỉ số này ta biết được mức độ tài trợ của doanh nghiệp vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
Tài sản dài hạn thể hiện quy mô doanh nghiệp , trình độ kinh doanh của doanh nghiệp. trong năm 2013 tỉ số tự tài trợ của doanh nghiệp tăng 0.118 đơn vị cho ta thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với tài sản dài hạn của doanh nghiệp
tăng. Tuy nhiên trong 2 năm tỉ số này đều nhỏ hơn 1 cho thấy vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ cho tài trợ cho tài sản dài hạn mà cần thêm nguồn vốn vay bên ngoài, không đủ đảm bảo khả năng kinh doanh cho doanh nghiệp.
Do đặc thù của ngành kinh doanh sản xuất xi măng nên tỉ số tài trợ dài hạn thường không cao, các doanh nghiệp cần vốn đầu tư lớn để mua sắm máy móc thiết bị nên thường thì tài sản dài hạn sẽ được tài trợ phần lớn bởi nguồn vốn vay bên ngoài . Xét trong cơ cấu ngành thì HT1 có tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn ở mức trung bình và có xu hướng tăng, điều này cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng vượt lên trên khủng hoảng, giúp khả năng tài chính của doanh nghiệp trở nên vững vàng hơn, mức độ rủi ro về tài chính giảm đi, thu hút được nhà đầu tư mới cũng như tăng lợi nhuận công ty.
II.4.2.5 Tỉ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Tỉ số khả năng thanh toán lãi tiền vay =
2012 2013 Chênh lệch
Lợi nhuận trước
thuế 1.657.129.833 5.380.171.328 Chi phí lãi vay 821.655.879.578 773.274.128.05
2 Tỉ số khẳ năng
thanh toán lãi tiền vay
1,002 1,006 0,004
Cho thấy khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp trong kì bằng các khoản thu được từ lợi nhuận hu được trong kì.
Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng trên 4000 tỉ, có thể thấy rằng trong năm 2013 HT1 làm ăn có lãi, bán được nhiều sản phẩm, thu được doanh thu lớn, đây là doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ lớn nhất khu vực miền Nam. Tỉ số này cẩu doanh nghiệp không đổi trong 2 năm và bằng 1 cho thấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp vừa đủ chi trả lãi tiền vay. Trong trường
hợp này thì doanh nghiệp sẽ thiếu nguồn vốn để chi trả nguồn vốn kinh doanh cũng như vốn kinh doanh cho các hoạt động tiếp theo trong kì. Doanh nghiệp giảm uy tín trong mắt các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp trong kì. Ngoài ra, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nợ vay bên ngoài để dầu tư cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp, mức độ rủi ro tài chính cao.
Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính trên ta có 1 vài nhận xét
- Trong năm 2013 doanh nghiệp đã có những bước tiến nhất định, không còn gặp phải tình trạng như năm 2012 tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn.
- Mức độ rủi ro của doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ là rất lớn
- Mức đi vay, phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh bên ngoài rất cao, lượng vốn CSH của doanh nghiệp đã tăng vào năm 2013 do phát hành thêm cổ phiếu tuy nhiên mức độ an toàn chưa được cải thiện là bao.
- Đứng trên góc độ nhà đầu tư thì HT1 vẫn là 1 kênh đầu tư tiền ẩn nhiều rủi ro.
- Xét trên góc độ ngành xi măng- vật liệu xây dựng , sự cố gắng của công ty trong năm 2013 đem lại khả quan lớn về tình hình phát triển công ty khi tỉ số nợ của ngành xi măng đang ở mức rất cao ( 79%)