Sự biến động về nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 28 - 30)

NPT giảm chủ yếu do nợ dài hạn giảm (tỷ trọng nợ dài hạn giảm 12.62%) do DN sử dụng một phần vốn để trả nợ dài hạn cũng như giảm bớt vay nợ từ bên ngoài và từ các ngân hàng. Nợ ngắn hạn tăng trong đó vay ngắn hạn lại giảm nhẹ (do các khoản vay dài hạn đến hạn trả giảm), DN tăng chiếm dụng vốn từ người bán và khách hàng, các bên liên quan. Điều này có thể do DN có uy tín với bạn hàng và khách hàng, nhu cầu về sản phẩm của công ty gia tăng (các bên liên quan ứng trước tiền tăng). Tỷ trọng NPT lớn trong đó nợ dài hạn là chủ yếu, tuy đã giảm nợ dài hạn và tăng vốn chiếm dụng đặc biệt trong giai đoạn lãi suất đang ở mức thấp như hiện nay làm giảm chi phí đi vay, nhưng DN vẫn phụ thuộc rất lớn vào chủ nợ, nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn hơn 85% năm 2012 và hơn 75% năm 2013; bên cạnh đó việc giảm nợ dài hạn trong khi doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn vốn dài hạn và tăng nợ chiếm dụng đồng nghĩa làm tăng mức tài trợ cho tài sản ngắn hạn hằng nợ ngắn hạn. Việc này lại khiến rủi ro tài chính trong ngắn hạn của DN tăng cao. Tóm lại việc giảm được tỷ lệ nợ hay chiếm dụng được vốn từ bên ngoài vẫn chưa đảm bảo được cơ cấu tài chính an toàn hợp lý cho doanh nghiệp, mức độ phụ thuộc vào các chủ nợ rất lớn, chi phí lãi vay phải trả quá cao ảnh làm giảm mạnh lợi nhuận của công ty.

VCSH tuy đã tăng song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng NV 24.37% cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của DN rất thấp.

Như vậy cơ cấu nguồn vốn của DN dù đã cả thiện theo chiều hướng tốt hơn so với năm 2012, đặc biệt khi tỷ trọng nợ TB ngành là 79% năm

2013 và của HT1 là 75%, thấp hơn các doanh nghiệp trong ngành, nhưng vẫn chưa đảm bảo một cơ cấu vốn an toàn hiệu quả cho DN.

2.2.2 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốnVốn lưu động ròng = NVDH - TSDH

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w