Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 33 - 39)

Dựa vào số liệu trên các BCDKT , báo cáo thường niên và các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên1, ta có:

Bảng 1: đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Phải thu bình quân 422,05 422,1 446,24 Hàng tồn kho bình quân 1457,99 1108,89 968,79 Tài sản cố định bình quân 10069,3 11161,92 11320,23 Tổng tài sản bình quân 12357,88 13118,19 13217,24

Giá vốn hàng bán 3810,78 4474,1 4939,13 Doanh thu thuần 5280,65 5824 6369 Doanh thu và thu nhập khác 5312,73 5909,16 6405,16

Bảng 2:

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Sản lượng tiêu thụ xi măng và

clinker tấn4042027 4452345tấn tấn5201119 Sản lượng sản xuất xi măng và

Clinker tấn6371271 7299597tấn tấn8193722 Chiết khấu thương mại 359,261

tỷ dồng 408,56 tỷ dồng 255,974 tỷ dồng Bảng 3:

Chỉ tiêu 2011 so với 2012 2012 so với 2013 Giá trị

(tỷ đồng)

% Giá trị (tỷ đồng)

% Phải thu khách hang 3,18 1,23 114,67 43,9 Nguyên vật liệu -286,97 -40,66 65,17 15,56 Thành phẩm -53,28 -14,01 9,58 2,93 Sản phẩm dở dang 17,87 21,84 -39,65 -39,78 Chi phí xây dựng dở

dang -2042,5 -61.24 -525,96 -40,69

Bảng 4: Năng lực hoạt động của tài sản

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vòng quay các KPT 12,5 V 13,8 V 14,3 V Kỳ thu tiền bình quân 28,8 ngày 26,1 ngày 25,2 ngày Vòng quay HTK 2,6 V 4,03 V 5,1 V Số ngày của 1 vòng HTK 138,5 ngày 89,3 ngày 70,2 ngày Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0,524 0,522 0,563 Hiệu suất sử dụng tổng tài 0,4299 0,45 0,485

sản

Bên cạnh đó có một số thông tin:

Trong năm 2011-2013

Môi trường kinh doanh khó khăn, sức cầu giảm, thị trường tiêu dùng bị thu hẹp, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản cao, nguồn vốn tiếp cận khó khăn.

Ngành công nghiệp - xây dựng là nhóm ngành giảm mạnh thứ hai với 1,01%, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội trong GDP giảm 1,1% so với năm 2011.

Thị trường bất động sản “chưa tan băng” trong khi nguồn cung xi măng tiếp tục được gia tăng do trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, suy giảm, nhưng ngành xi măng những năm gần đây lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt, công suất thiết kế và năng lực sản xuất tăng vượt cả nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng

Giá bán giảm nhưng chi phí lại tăng. Cụ thể:

- Các doanh nghiệp xi măng phải vay vốn với lãi suất quá cao ở mức 17-18%/ năm. Gây áp lực chi phí lãi vay tạo thêm gánh nặng cho ngành xi măng.

- Bên cạnh đó các nguồn nhiên liệu đầu vào như: than, điện, xăng dầu… cũng đồng loạt tăng giá mạnh….

Than từ năm 2011 đến nay đã tăng 170% . Than không chỉ tăng giá, lại còn hạ phẩm cấp, chất lượng than (tăng độ tro, độ ẩm, hạ nhiệt lượng v.v..) như vậy là tăng giá kép

Điện từ năm 2011 đến nay đã tăng 19%

Dầu từ năm 2011 đến nay đã tăng 40%.

Tiền lương công nhân tăng do tiền lương cơ bản tăng thêm từ 830.000 đồng/người/tháng lên 1.050.000 đồng/người/tháng

- Phí vận chuyển cũng tăng lên do tác động của giá xăng dầu tăng đột biến tới 2100 đồng/lít hồi đầu tháng 3 này. Các doanh nghiệp xi măng phải tính thêm một khoản chi phí khổng lồ cho khâu vận chuyển.

Phần lớn các doanh nghiệp còn lại sản xuất kinh doanh hòa vốn, chỉ đảm bảo cuộc sống cho người lao động, giữ công ty ở mức duy trì, tồn tại. Một số doanh nghiệp không nhỏ bị thua lỗ nặng nề và có nguy cơ chuyển hướng hoạt động, một số phải chuyển nhượng một phần vốn, tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài như: Xi măng Chinhfon, Thăng Long…

Từ năm 2011 đến nay, ngành xi măng đã đẩy mạnh xuất khẩu clinker, xi măng, coi như một giải pháp tình thế để giải quyết một phần tình trạng dư thừa xi măng. Tuy nhiên giải pháp xuất khẩu cũng không phải là một giải pháp có hiệu quả kinh tế đối với xi măng Việt Nam.

Hiện nay, việc cạnh tranh với các sản phẩm xi măng chất lượng thấp, giá rẻ, loại xi măng có tỷ lệ thành phần clinker thấp hơn những chủng loại xi măng đang có trên thị trường như PC30, PC40, PC50 của một vài đơn vị đã đưa ra thị trường trong năm qua làm cho sản lượng tiêu thụ sụt giảm.

Trong khi đó sản lượng xi măng tiêu thụ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước khiến công ty phải thu hẹp sản xuất nhưng vẫn phải trả lương và trả các khoản chi phí liên quan (các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn...) để duy trì lực lượng lao động.

Mặc dù tăng về số lượng xuất khẩu, tuy nhiên giá xuất khẩu xi măng, clinker năm 2013 có xu hướng giảm hơn so với năm 2012 do các doanh nghiệp Việt Nam hạ giá.Trung bình chỉ 37-40 USD/tấn (năm 2012 chỉ 35-36 USD/tấn), trong khi Thái Lan, Singapore… từ 70-80 USD/tấn. Trong khi đó, giá bán xi măng trong nước cao hơn, từ 60-63 USD/tấn

Nhận xét

Nhìn chung,tất cả các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của công ty đều khả quan hơn qua các năm. Cho thấy hiệu quả điều hành hoạt động sản suất kinh doanh của công ty Hà Tiên 1 trước tình hình kinh tế khó khăn.

- Vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng.

So với năm 2011 Vpt 2013 tăng lên 1,8 V làm kỳ thu tiền bình quân giảm 3,6 ngày. Cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp đang được cải thiện. Doanh nghiệp hạn chế được rủi do về những khoản nợ khó đòi đồng thời cải thiện tình trạng vốn bị ứ đọng ở khâu tiêu thụ.

Sự tăng của vòng quay các khoản phải thu là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân. Cụ thể , khoản phải thu bình quân năm 2013 tăng 24,14 tỷ đồng tức 5,72% trong khi doanh thu thuần 2013 tăng 545 tỷ đồng tức 9,36% so với 2012.

Mặc dù vòng quay khoản phải thu giảm do tốc độ tăng của KPT bình quân thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, các KPT bình quân năm 2013 tăng 24,14 tỷ đồng tương đương tăng 5,7%,chủ yếu là do tăng các KPT khách hàng, có thể do DN thực hiện chính sách tín dụng với khách hàng kích thích tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần.

Tốc độ tăng doanh thu thuần ở mức cao. So với 2011, năm 2012 doanh thu thuần của doanh nghệp tăng 543,35 tỷ đồng tức 10,29%; đến năm 2013 doanh thu thuần tăng 545 tỷ đồng tức 9,36% so với 2012. Sự tăng của doanh thu thuần do sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp tăng: so với 2011, 2012 tăng 410318 tấn; so với 2012 năm 2013 tăng 748774 tấn. Bên cạnh đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng chủ yếu nhờ sản lượng xuất khẩu tăng và doanh nghiệp đã tận dụng đước những chính sách ưu đài về chính sách của nhà nước trong việc xuất khẩu xi măng. Về dài hạn việc tăng xuất khẩu với giá rẻ có thể dẫn đến sự lãng phí tài nguyên đất nước hay thua lỗ nặng nề cho doanh nghiệp khi nhà nước không thực hiện các chính sách ưu đãi.

Nhìn chung có thể công nhận thành tích của DN trong việc rút ngắn được kì thu tiền trung bình trong năm 2013, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn và tốc độ thu hồi các khoản phải thu tạo cơ sở để cải thiên khả năng thanh toán ngắn hạn của DN.

- Vòng quay hàng tồn kho tăng.

So với 2011 năm 2012 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1,55 lần ; so với 2012 năm 2013 tăng sấp sỉ 1,26 lần. Tương ứng làm giảm số ngày hàng tồn kho ứ đọng trong kho từ 138,5 ngày năm 2011 xuống còn 70,2 ngày năm 2013

Cho thấy doanh nghiệp đã đạt được kết quả về công tác quản lý hàng tồn kho. Góp phần làm giảm thiểu chi phí lưu kho, cải thiện tình trạng ứ đọng vốn và tăng khả năng chuyển hóa thành tiền của HTK, từ đó tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

Việc tăng vòng quay HTK, một mặt là do giá vốn hàng bán tăng, mặt khác do HTK bình quân của công ty giảm đi.

Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 66,32 tỷ đồng so với 2011, năm 2013 tăng 465,03 tỷ đồng so với 2012. Mặc dù tăng GVHB song do công ty đã tăng được kết quả tiêu thụ trong năm; một mặt chủ yếu do giá vốn đơn vị sản phẩm tăng. Cụ thể :

- Chi phí lãi vay ở mức cao - Giá xăng tăng

- Chi phí nhân công tăng do lương cơ bản tăng.

Như vậy GVHB tăng không phải doanh nghiệp quản lý không tốt các chi phí trực tiếp mà đây còn là một dấu hiệu tốt của DN khi sản lượng tiêu thụ tăng làm tăng GVHB. Mặt khác khi loại bỏ yếu tố biến động của giá cả thì thực tế tốc độ tăng của GVHB còn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, thêm vào đó tỷ số GVHB trên doanh thu thuần của năm 2013 lại nhỏ hơn năm 2012 càng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt GVHB trong kì.

Hàng tồn kho bình quân năm 2012 giảm 349,1 tỷ đồng tức 23,94% so với năm 2011, năm 2013 giảm 140,1 tỷ đồng tức 12,63% so với 2012. Trong đó, năm 2013 NVL tăng 65,17 tỷ đồng tức 15,56%, thành phẩm tăng 9,58 tỷ đồng tức 2,93% và sản phẩm dở dang giảm khá mạnh tới 39,78% so với 2012.

- Mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn xong do HT1 chủ động được nguồn cung nguyên liệu do sở hữu mỏ đá vôi (trữ lượng khoảng 140 triệu tấn) và đất sét (khoảng 40 triệu tấn) tại Kiên Giang, có thể cung cấp đủ cho hoạt động ổn định trong 30 năm. Nhà máy xi măng Bình Phước đi vào hoạt động đáp ứng 100% nhu cầu clinker cho 2 nhà máy chính, giúp cho Hà Tiên I giảm bớt sự phụ thuộc vào clinker từ bên ngoài, nên việc tăng nguyên liệu trong năm 2013 thực tế là gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải tăng dự trữ một cách bị động tránh ảnh hưởng của chu kì tăng giá. Đây là dấu hiệu tốt về tình hình tài chính của DN.

- DN lựa chọn duy trì mức sản xuất ổn định, ít thay đổi khi tập trung hiện đại hóa, mua mới máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, ngoài ra việc chi phí SXKDD giảm do XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng cá hạng mục công trình mới, thay vì gia tăng quy mô sản xuất trong khi thị trường chầm lắng như hiện nay là hoàn toàn hợp lý.

Kết luận: doanh nghiệp đã có thành công trong công tác quản lý chi phí trực tiếp. Quản lý khá tốt HTK và các KPT, tránh ứ động vốn trong khâu dự trữu và sản xuất cũng như khâu thanh toán.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp dều tăng. Cụ thể: cứ 100 đồng TSCD hiện có năm 2013 tạo được nhiều hơn 4,1 đồng doanh thu thuần so với 2012 và nhiều hơn 3,9 đồng doanh thu thuần so với 2011. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng tuy chưa cao nhưng có thể cho thấy 1 dấu hiệu tốt của doanh nghiệp khi sức sản xuất của TSCD tăng. Trong đó:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của TSCĐ. Việc tăng doanh thu thuần như đã nói ở trên đã làm tăng hiệu suất sử dụng TSCD của doanh nghiệp.

Về TSCĐ thì năm 2012 giá trị TSCDbq tăng so với 2011 là 1092,62 tỷ đồng, trong khi đó năm 2013 giá trị này tăng 158,31 tỷ đồng so với 2012.

Nhận thấy, thay vì đầu tư tự xây dựng mở rộng sản xuất thì doanh nghiệp lại giảm chi phí xây dựng dở dang (theo bảng 3). Một phần là do có những dự án đã đi vào sử dụng, 1 phần chủ yếu do doanh nghiệp tạm thời hạn chế việc mở rộng sản xuất mà tập trung vào cải thiện chất lượng TSCĐ (mua mới, thanh lý TSCĐ cũ, hỏng). Điều này là hoàn toàn hợp lý trước tình hình kinh tế hiện nay.

Giá trị TSCĐ tăng chủ yếu do doanh nghiệp tiến hành thanh lý và mua sắm máy móc hiện đại nhằm tăng hiệu quả sản xuất mà tiết kiệm chi phí.

Kết luận: thể hiện hiệu quả về quản lý TSCD của doanh nghiệp. Ngoài ra hiệu suất tổng tài sản của doanh nghiệp cũng tăng cho thấy công ty đã quản lý tốt các loại tài sản trong khâu thanh toán, trong dự trữ và tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 33 - 39)