3.3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý
Chính phủ và NHNN cần phải đề nghị Quốc hội nhanh chóng rà soát lại hệ thống các bộ luật đã ban hành để đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ của luật. Để đảm bảo tính chặt chẽ của luật, khi soạn thảo cần phải xây dựng luật theo hướng quy định “những điều cấm không được làm” chứ không nên tập trung nêu ra các điều được phép làm. Hơn nữa hoàn thiện môi trường pháp lý, Chính phủ cũng như NHNN cần phải xem xét lại hệ thống văn bản đã ban hành để huỷ bỏ những văn bản trái với luật và không còn hiệu lực để giảm số lượng văn bản, thuận tiện cho việc triển khai và thực hiện.
3.3.2.2 Ổn định môi trường kinh tế
Hoạt động của hệ thống các NHTM tác động đến sự phát triển cũng như sự ổn định của nền kinh tế, song sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô sẽ tạo điều kiện để các NHTM nâng cao hiệu quả huy động vốn, khơi thông dòng chảy vốn để phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế ổn định với tốc độ tăng trưởng sẽ tạo điều kiện cho người dân có thu nhập ổn định và tăng khả năng tiết kiệm. Hơn nữa chỉ khi nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp thì người dân mới yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. Nếu nền kinh tế phát triển thiếu sự ổn định nguy cơ về lạm phát cao thì người dân sẽ e dè khi gửi tiền và ngân hàng vì sợ mất giá đồng tiền, đặc biệt là các khoản tiền gửi trung và dài hạn. Hơn nữa nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ giá và lạm phát được kiểm soát thì các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh mới yên tâm vay vốn ngân hàng để tiến hành kinh doanh khi đó Ngân hàng mới giải quyết được đầu ra.
Trong thực trạng hiện nay, nhiều người có tiền tiết kiệm không gửi tiền vào Ngân hàng mà đầu tư vào bất động sản, mua vàng hay ngoại tệ cất trữ do nền kinh tế còn tiềm Èn những yếu tố gây bất ổn đối với nền kinh tế. Khối lượng nguồn vốn NHTM huy động được còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế song tình trạng ứ đọng vốn tại các NHTM còn diễn ra khá phổ biến do
các doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm vay vốn đầu tư, môi trường đầu tư trong nước chưa được thuận lợi. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ và NHNN cần phải có chính sách để thúc đẩy kinh tế phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Đồng thời Chính phủ và NHNN phải có chính sách ổn định nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và các chính sách khác tạo niềm tin của công chúng.
3.3.2.3 Thóc đẩy thị trường tài chính phát triển
Thị trường tài chính phát triển sẽ hỗ trợ cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn. Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đồng thời hạn chế tình trạng thừa vốn thông qua các công cụ tài chính ngắn hạn trên thị trường tiền tệ.
Hiện nay thị trường nội tệ và thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng đi vào hoạt động tạo điều kiện cho NHTM sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn huy động của mình và giúp các ngân hàng hạn chế các tình trạng khó khăn về thanh khoản thông qua hoạt động vay mượn trên thị trường. Cùng với sự phát triển của thị trường nội tệ – ngoại tệ liên Ngân hàng, ngày 7/7/2000 NHNN chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở. Sau gần 6 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã đi vào hoạt động ổn định. Các giao dịch trên thị trường mở đã có tác động nhất định tới vốn khả dụng của Ngân hàng và góp phần thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, thúc đẩy chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Tuy vậy hoạt động của thị trường mở trong thời gian qua cũng bộc lé những hạn chế, về mặt khách qua do hàng hoá của thị trường mở chủ yếu là các loại tín phiếu ngắn hạn chỉ tập trung vào một số NHTM quốc doanh, các tổ chức tín dụng nhỏ không có đủ điều kiện cạnh tranh nên chưa thu hót được nhiều tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở, do đó thị trường chưa thực sự sôi động.
NHNN cần phải thúc đẩy mối quan hệ giữa các thành viên tham gia thị trường cũng như đầu tư công nghệ để vận hành thị trường nhanh chóng và có hiệu quả hơn, tăng khả năng linh hoạt trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn giữa các NHTM. Bên cạnh phát triển thị trường tiền tệ, Nhà nước cũng cần phải chú trọng phát triển thị trường chứng khoán bởi thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa kênh dẫn vốn trực tiếp là thị trường chứng khoán với kênh dẫn vốn gián tiếp là các tổ chức tín dụng, song hai kênh dẫn vốn này cũng hỗ trợ lẫn nhau làm tăng tính hiệu quả. Thị trường chứng khoán hoạt động có
hiệu quả không những làm tăng tính lỏng của các công cụ tài chính giúp Ngân hàng mở rộng khả năng huy động vốn trung và dài hạn thông qua phát hành các chứng khoán mà còn giúp Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn. Bởi vốn là khâu có tính chất quyết định sự tăng trưởng và phát triển để tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới.
Đó là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, với những thách thức mới trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, toàn thể cán bộ nhân viên ngành ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội phải nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ về mọi mặt, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng.
Đặc biệt là nghiệp vụ huy động vốn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhà nước giao phó. Do đó, chuyên đề thực tập đề cập đến vấn đề: “ Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội ”, đã kết hợp nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn, phân tích, so sánh… để làm rõ nội dung cơ bản sau đây:
- Đã hệ thống những vấn đề có tính chất lý luận về vốn và tăng cường huy động vốn của NHTM.
- Khái quát tình hình kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động vốn, chuyên đề này đã rót ra một số nhược điểm, tồn tại và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Từ đó, nêu lên một số giải pháp và kiến nghị với ngành cũng như với Nhà nước.
Hoàn thành chuyên đề này, em mong muốn sẽ đóng góp được những suy nghĩ về một số giải pháp nhằm làm tốt hơn nữa công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Nhưng là một đề tài rộng và hết sức phong phú, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian nghiên cứu lại ngắn… do đó khó tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Kính mong thầy, cô và các cán bộ trong Chi nhánh góp ý để có thể tiếp tục hoàn thiện nội dung của đề tài này và bổ sung kiến thức cho bản thân mình.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (năm 2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
2. TS. Nguyễn Minh Kiều (năm 2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
3. Prederic S.Mishkin (năm 1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật.
4. Hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam (năm 2010), Sổ tay tín dụng.
5. CN Agribank Nam Hà Nội (Năm 2009), Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.
6. CN Agribank Nam Hà Nội (năm 2008, 2009, 2010), Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng.
7. CN Agribank Nam Hà Nội (năm 2008, 2009, 2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CN Nam Hà Nội.
8. CN Agribank Nam Hà Nội (năm 2008, 2009), Bảng cân đối chi tiết CN Nam Hà Nội.
9. CN Agribank Nam Hà Nội (năm 2008, 2009, 2010), Báo cáo kết quả tín dụng doanh nghiệp. 10. Các website: + http://www.agribanknamhanoi.com/ + http://www.agribank.com.vn/ + http://vneconomy.vn + http://vietbao.vn/