Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội thờ

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội (Trang 26 - 35)

Nội thời gian qua

2.1.3.1. Tình hình kinh tế thời kỳ 2008 đến 2010.

Năm 2008, Việt Nam đối mặt với khó khăn do kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Tổng sản phẩm quốc nội trong nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng hơn 8% đến năm 2008 chỉ đạt 6,23%. Lạm phát đã vượt lên mức hai con số, đỉnh điểm lên đến

23%, cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Thị trường chứng khoán ‘ngủ đông” dài, chỉ số giá chứng khoán giảm đã đẩy nhiều nhà đầu tư vào thu lỗ và hàng loạt Công ty chứng khoán đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên với nỗ lực vượt qua khó khăn của cả nước, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể: Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua (65 tỷ USD), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt hơn 64 tỷ USD, tăng gấp 2 lần năm 2007, là mức cao nhất từ trước tới nay.

Đây cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các Ngân hàng khi phải trải qua những khó khăn không nhỏ. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng trong những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của Ngân hàng nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá.

Cùng với bất ổn tài chính, năm 2008 tình trạng giá dầu lửa và các hàng hóa khác vẫn ở mức cao đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính (12/9108) khiến cho giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới đều sụt giảm mạnh. Giá dầu giảm mạnh, mức thấp nhất là 30.28 Usd/thùng vào ngày 23/12/08. Tình hình suy giảm nghiêm trọng kéo theo hàng loạt các mặt hàng cũng sụt giảm theo. Chỉ riêng giá vàng có diễn biến tăng trong thời kỳ này do tâm lý của nhà đầu tư lùa chọn chuyển đổi sang kênh đầu tư an toàn hơn.

Bảng 2.1: Diễn biến giá cả hàng hóa thế giới (từ ngày 12/09/08 đến 12/01/09)

Chỉ tiêu 12/09/08 12/01/09 Tăng giảm

Số tuyệt đối ± %

- Giá vàng 763,45 820,25 56,80 7,44

- Giá dầu mỏ 101,19 37,62 -63,57 -62,82

- Giá théo xây dùng 44.680,00 30.930,00 -13,570 -30,77

- Giá ngò cốc 457,40 349,10 -108,30 -23,68

- Giá cao su 420,00 228,25 -191,75 -45,65

- Giá đường 376,20 339,10 -37,10 -9,86

- Giá ga 118,64 58,20 -60,44 -50,94

- Giá phân Urê 770,00 215,00 -555,00 -72,08

- Cà phê 1.703,40 1.485,00 -218,40 -12,82

(Nguồn : Thomson Reuters, tính toán của Phòng Nghiên cứu kinh tế)

Thị trường chứng khoán suy giảm mạnh mẽ. Thị trường chứng khoán các nước mới nổi giảm 54.72%, thị trường các nước phát triển giảm 42.72%. Mức sụt

giảm cao nhất rơi vào các nước Brazil, Nga, Ên Độ và Trung Quốc khoảng 70%. Tại một số thị trường lớn kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng (12/09/08 đến 12/01/09 thì hầu hết chỉ số chứng khoán của các quốc gia đều giảm như Mỹ: chỉ số Dow Jones giảm 25,81%, chỉ số Nasdas giảm 32,03%, chỉ số S&P 500 giảm 30,47%; chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 18,29%; chỉ số Nikkey 225 của Nhật giảm 31,12%... (xem

biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1: Diễn biến TTCK toàn cầu (từ ngày 12/09/08 đến 12/01/09)

(Nguồn: Phòng Nghiên cứu kinh tế/Chính sách tiền tệ (2009), Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Tác động, biện pháp & dù báo)

Cuộc khủng hoảng tài chính cũng làm giảm sút mạnh nguồn kiều hối từ Mỹ

và các nước khác có chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này do phần đông Việt kiều sinh sống ở Mỹ, EU bị giảm thu nhập.

Việt Nam trong năm 2009 đã liên tục tăng trưởng GDP dương. Kinh tế thế giới cũng đang phục hồi chung. Các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm tới. Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm khi đã vượt qua hai cơn bão lớn: lạm phát cao 2008 và suy giảm kinh tế 2009.

Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những ngân hàng nước ngoài, tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Đòi hỏi khả năng quản trị của các ngân hàng trong nước cao hơn, tăng tốc hơn và hiệu quả hơn,

nhưng sự cạnh tranh này không tạo nên tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính trong nước. Ngược lại, sẽ tạo ra một làn sóng cạnh tranh mạnh để phát triển.

Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo. Năm 2010 cũng là năm thị trường vàng có những cơn sốt kinh ngạc. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào vàng năm qua đạt khoảng 38%. Tuy nhiên, điều này về tổng thể không có lợi cho nền kinh tế, bởi nó không những không tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nó cũn góp phần làm méo mó dây chuyền sang các thị trường khác như USD, nhà đất và chứng khoán.

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội từ 2008 đến 2010.

2.1.3.2.1 Công tác nguồn vốn giai đoạn 2008 đến 2010

Bảng 2.2: Nguồn vốn giai đoạn 2008-2010 tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 I Tổng nguồn vốn 6,994 6,245 5,606 1 Nguồn vốn huy động hộ TW 2,207 2,188 2,186

2 Nguồn vốn huy động tại ĐP 4,787 4,057 3,420

- Nội tệ 4,207 3,454 2,794

- Ngoại tệ 580 603 626

A Phân theo t/c nguồn 4,787 4,057 3,420

- Tiền gửi TCKT 3,126 2,308 2,163

- Tiền gửi dân cư 1,308 1,241 1,220

- Tiền gửi TCTD 353 508 37

B Phân theo thời gian 4,787 4,057 3,420

- Tiền gửi không kỳ hạn 1,203 830 669

- Tiền gửi dưới 12 tháng 2,109 1,756 1,604

trong đó TG, TV TCTD 504 465

- Tiền gửi trên 12 đến 24 tháng 373 448 611

- Tiền gửi từ 24 tháng trở lên 1,102 1,023 536

(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 chi nhánh

Qua 3 năm từ 2008 đến 2010 với nhiều biến động của khủng hoảng kinh tế, biến động tỷ giá, lãi suất với từng giai đoạn chính sách tiền tệ thắt chặt, nới lỏng khác nhau làm cho nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng hết sức khó khăn do đó nguồn vốn huy động qua các năm liên tục giảm:

- Năm 2008, tổng nguồn vốn toàn Chi nhánh đến 31/12/2008 là 6.994 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động địa phương là 4.787 tỷ với tốc độ tăng 30% so với KH giao năm 2008. Về cơ cấu nguồn 2008 vẫn duy trì cơ cấu nguồn trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn ngắn hạn chiếm 53% đạt giá trị 3.682 tỷ đồng.

- Năm 2009, tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2009 đạt 6.245 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 4.057 tỷ đồng. Cụ thể: Nguồn nội tệ đạt 3.454 tỷ đồng, đạt 79% kế hoạch năm 2009, trong đó có 400 tỷ của TCTD hạch toán tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam. Nguồn ngoại tệ đạt 580 tỷ đồng, vượt 2% so với kế hoạch năm 2009. Về cơ cấu nguồn tỷ trọng nguồn trung dài hạn tại địa phương đạt 59% với giá trị tuyệt đối 3.659 tỷ đồng. Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động vào nền kinh tế Việt Nam làm kinh tế tăng trưởng chậm lại vào cuối năm nên vốn huy động của Agribank Nam Hà Nội cũng giảm chỉ đạt 6.245 tỷ đồng song vẫn đạt 113% kế hoạch huy động vốn đề ra cho cả năm 2009.

- Năm 2010, tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2010 đạt 5.606 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 3.420 tỷ đồng, cụ thể: Nguồn nội tệ đạt 2.794 tỷ đồng, đạt 81% kế hoạch năm 2010; nguồn ngoại tệ đạt 29.970 ngàn USD, đạt 97% kế hoạch năm 2010.

2.1.3.2.2 Công tác tín dụng từ năm 2008 đến 2010:

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ giai đoạn 2008-2010 tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng B.Tổng dư nợ 2,55 8 3,127 4,25 0 569 22% 1,123 36%

1-Dư nợ tại địa phương

2,04

7 80% 2,649 85%

3,80

1.1.Ngoài KH 0 401 11% 0 401 100% 1.2.Trong KH 2,04 7 2,649 3,401 89% 602 752 28% Nội tệ 1,339 66% 2,043 77% 2,28 3 67% 704 53% 240 12% - Ngắn hạn 912 68% 981 48% 1,257 55% 69 8% 276 28% - Trung hạn 117 9% 128 6% 72 3% 11 10% -56 -44% - Dài hạn 310 23% 934 46% 954 42% 624 201% 20 2% Ngoại tệ USD 616 30% 457 17% 509 15% -159 -26% 52 11% - Ngắn hạn 72 12% 155 34% 193 38% 83 116% 38 25% - Trung hạn 157 25% 14 3% 11 2% -143 -91% -3 -22% - Dài hạn 387 63% 288 63% 305 60% -99 -26% 17 6% Ngoại tệ EUR 92 4% 149 6% 609 18% 57 62% 460 309% - Ngắn hạn 0 404 66% 0 404 - Trung hạn 0 0 0 0 - Dài hạn 92 62% 149 62% 205 34% 57 62% 56 38% 2-Dư nợ hộ TW 511 20% 478 15% 448 11% -33 -6% -30 -6%

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 chi nhánh

NHNo&PTNT Nam Hà Nội)

Nhìn chung qua 3 năm hoạt động tín dụng tại chi nhánh có sự gia tăng tương đối nhanh và có sự thay đổi về cơ cấu loại hình cho vay, đồng tiền cho vay, dần có sự mở rộng về lĩnh vực cho vay cũng như lựa chọn khách hàng vay theo lĩnh vực hoạt động, nhóm khách hàng.

- Năm 2008, tổng dư nợ đến 31/12/2008 là 2.558 tỷ đồng, trong đó dư nợ tại địa phương là 2,047 tỷ bằng 98% so với KH giao.

- Năm 2009, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt: 3.127 tỷ đồng, tăng 569 tỷ với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 22% so với 2008 theo đúng chủ trương về tốc độ tăng trưởng tín dụng năm của NHNN và NHNo&PTNT Việt nam.

Tại chi nhánh dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 439 tỷ đồng. Dư nợ chủ yếu phục vụ cho các dự án giải ngân đồng tài trợ, dự án dài hạn đi vào hoạt động để thu hồi vốn và phục vụ lĩnh vực thực phẩm, phân bón...

Tổng dư nợ năm 2009 tăng so với năm 2008 chủ yếu phục vụ cho các dự án đồng tài trợ đã ký từ những năm trước như: Nhiệt điện Hải Phòng; Thuỷ điện Cửa đạt; Thuỷ điện Bắc Bình; Dự án EnZoViệt; Đại học Thăng Long...

- Năm 2010, đến thời điểm 31/12/2010, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 4.250 tỷ đồng tăng 1.123 tỷ đồng với tốc độ tăng 36% so với năm 2009. Trong đó dư nợ tại địa phương là 3.802 tỷ đồng, tăng 1.153 tỷ đồng tốc độ tăng 44% so với năm 2009.

Đến 31/12/2010 Chi nhánh có quan hệ tín dụng với 120 doanh nghiệp trong đó 91 doanh nghiệp còn dư nợ đến ngày 31/12/2010 và 556 cá nhân vay vốn (Không tính cá nhân vay qua thẻ và thấu chi).

Dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng là 69,6 tỷ/CBTD tăng so với các năm trước cụ thể tăng so với năm 2009 là 5,8 tỷ/CBTD (năm 2007 là 52 tỷ/CBTD; năm 2008 là 54,65 tỷ/CBTD; năm 2009 là 63,83 tỷ/CBTD);

2.1.3.2.3 Kết quả tài chính

Bảng 2.4: Kết quả tài chính giai đoạn 2008-2010 tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I Tổng thu 567 529 518 -38 -7% -11 -2% Thu tín dụng 542 506 470 -36 -7% -36 -7% Thu dịch vụ 25 23 48 -2 -8% 25 109%

II Tổng chi chưa lương 464 411 480 -53 -11% 69 17%

Chi trả lãi tiền gửi 399 343 413 -56 -14% 70 20% Trong đó trả phí 19 11 85 -8 -42% 74 673%

Chi khác 65 68 67 3 5% -1 -1%

III Chênh lệch (Thu-Chi) 103 118 38 15 15% -80 -68%

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 chi nhánh

NHNo&PTNT Nam Hà Nội)

Tổng thu nhập qua các năm tại chi nhánh liên tục giảm chủ yếu do giảm nguồn thu từ hoạt động tín dung, năm 2009 tổng thu nhập giảm 38 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 7% so với năm 2008 trong đó giảm thu từ hoạt động tín dụng tới 36 tỷ. Sang năm 2010 tỷ lệ giảm so với năm 2009 là 2% tương ứng giảm 11 tỷ đồng trong đó hoạt động tín dụng giảm tới 36 tỷ đồng măc dù thu từ dịch vụ tăng lên được 25 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 109%) nhưng không đủ bù đắp cho phần giảm nguồn thu từ hoạt động tín dụng do thu về tín dụng không đạt yêu cầu: nợ từ nhóm 2 -> 5: 1.090 tỷ

đồng. Trong đó 800 tỷ không thu được lãi (không có dự thu), chiếm 19% tổng dư nợ. Thu về tín dụng chỉ đạt dưới 80% sè phải thu.

Tổng chi chưa lương: Năm 2009 chi nhánh thực hành tiết kiệm giảm chi phí hợp lý, điều hành cơ cấu nguồn vốn phù hợp do đó chi phí giảm được 53 tỷ tương đương tỷ lệ giảm 11% so với năm 2008. Nhưng sang đến năm 2010 chi nhánh điều chỉnh từ đơn vị thừa vốn sang sử dụng vốn của TW mà mức phí điều vốn của TW năm 2010 liên tục điều chỉnh tăng do đó chi phí tăng 69 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 17% trong đó phí điều vốn tăng 74 tỷ đồng (mức độ tăng 673%) so với năm 2009.

Tổng thu – Tổng chi chưa lương: Năm 2009 tăng 15 tỷ với tỷ lệ tăng 15% so với năm 2008 do đó quỹ thu nhập năm 2009 đã đạt được 118 tỷ vượt 58% kế hoạch giao. Nhưng đến năm 2010 giảm 80 tỷ đồng tương đương tỷ lệ giảm 68% do đó quỹ thu nhập chỉ đạt 38 tỷ dù vẫn vượt kế hoạch giao (kế hoạch giao 33 tỷ đồng) 15%.

2.1.3.2.4 Công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2010 tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Đơn vị: ngàn USD

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền 1.TT hàng NK 1152 89,564 1163 76,272 882 72,730 1% -15% -24% -5% 2.TT hàng XK 562 45,524 475 33,038 516 11,268 -15% -27% 9% -66% 3.Mua ngoại tệ 95,200 78,139 124,285 -18% 59% 4.Bán ngoại tệ 95,698 78,008 127,074 -18% 63% 5.Phí dịch vụ 226 207 377 -9% 82%

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội)

Thanh toán hàng nhập khẩu: Năm 2008 tổng số thanh toán hàng nhập là món 1.152 món , với số tiền là 89.564 ngàn USD sang năm 2009 với tốc độ tăng 1% số món thanh toán là 1.163 món nhưng số tiền thanh toán lại giảm 15% chỉ đạt 76.272 ngàn USD và năm 2010 số món thanh toán giảm 24% chỉ thanh toán hàng nhập 882 món với tổng số tiền thanh toán đạt 72.730 ngàn USD.

Thanh toán hàng xuất khẩu: Năm 2008 tổng số thanh toán hàng xuất là món 562 món , với số tiền là 45.524 ngàn USD sang năm 2009 với tốc độ giảm

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w