Phương thức chăn nuô

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Đào Vinh Quang Thôn Duyên Trang Xã Hồng Thái H. Phú Xuyên Tp. Hà Nội (Trang 41 - 43)

Trang trại chăn nuôi theo hướng chăn nuôi lợn thịt thương phẩm.

Với hệ thống chuồng nuôi khép kín, có quạt thông gió ở cuối dãy chuồng và hệ thống giàn mát ở đầu chuồng có tác dụng làm mát điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi. Trong chuồng nuôi có nhiệt kế lắp ở 2 vị trí gần đầu chuồng và gần cuối chuồng để công nhân kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi nuôi đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho lợn. Hệ thống ô chuồng, nền chuồng, máng ăn, núm uống nước, độ dốc nền chuồng... được thiết kế thích hợp. Lợn ở các lứa tuổi được nuôi ở các khu vực riêng biệt, các khu chuồng được thiết kế gần nhau và cách nhau một khoảng trống.

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn tại trại là cám ăn thẳng có chất lượng cao của Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn RTD. Các loại cám được sử dụng thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Các loại cám được sử dụng trong chăn nuôi lợn tại trang trại

STT Loại cám Đối tượng sử dụng

1 H - 11 Lợn từ 7 - 15kg

2 H - 12 Lợn từ 15 - 30kg

3 H - 13 Lợn từ 30 - 60kg

4 H - 14 Lợn từ 60kg đến khi xuất chuồng

Nguyên liệu chung của các loại cám bao gồm: Bột đậu nành, ngô, cám

mỳ, bột cá, bột thịt, bột sữa, premix, vitamin, khoáng lysine, methionine, threonine, enzyme, chất chống oxy hóa, chống nấm mốc... Mỗi loại cám lại có

một tỷ lệ thành phần dinh dưỡng khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn. Đối với cám H – 11 cho lợn con thì sản phẩm này khác với các sản phẩm còn lại ở tỷ lệ thành phần Lysin, Methionine và Cystein thường cao hơn các cám còn lại nguyên nhân do ở lợn con trong quá trình sinh trưởng, phát triển thường thiếu các acid amin thiết yếu nên phải bổ sung từ bên ngoài vào.

Đối với lợn con sau cai sữa nhập về từ các trang trại nái khi lợn ở tuần tuổi thứ 4. Lợn độ tuổi này được cho ăn bắt đầu với cám H – 11 khi đã ăn hết khối lượng quy định sẽ được chuyển dần qua loại cám khác. Trước khi chuyển hẳn sang cám mới lợn được ăn hỗn hợp cám cũ và cám mới trong thời gian 1 tuần có thể kéo dài tới 2 tuần, tỉ lệ trộn tăng dần từ 25% tăng dần đến 50%, 70%, 100% cám mới. Sau khi ăn hết lượng cám H – 11 theo quy định sẽ được chuyển qua ăn cám H – 12 hỗn hợp với cám H – 11 từ ít tới nhiều để lợn làm quen dần với cám và cứ như vậy chuyển dần đến cám H – 13, H – 14 tới khi xuất chuồng. Lợn được cho ăn tự do bằng máng cố định, công nhân cho cám vào máng 2 lần/ngày vào đầu giờ làm việc buổi sáng và đầu giờ làm việc buổi chiều sau khi dọn vệ sinh chuồng nuôi. Thời gian chăn nuôi mỗi lứa lợn kéo dài khoảng 5 tháng. Khối lượng trung bình lợn khi xuất chuồng đạt 90 – 105kg.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Đào Vinh Quang Thôn Duyên Trang Xã Hồng Thái H. Phú Xuyên Tp. Hà Nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w