Nguyên nhân
Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con là: bản thân gia súc non, gia súc mẹ và ngoại cảnh.
Bản thân gia súc non
Do sự phát dục của bào thai kém.
Do những đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của gia súc non như dạ dày và ruột của gia súc non trong 3 tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn kích
thích trực tiếp vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có HCl, hàm lượng và hoạt tính của men Pepsin rất ít.
Do hệ thống thần kinh của gia súc non chưa ổn định nên kém thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh.
Gia súc non trong thời kì bù sữa có tốc độ phát triển về cơ thể rất nhanh, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng và vitamin. Trong khi đó sữa mẹ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng, nếu không bổ sung kịp thời, gia súc non dễ bị còi cọc và nhiễm bệnh
Gia súc mẹ
Không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai.
Trong thời gian nuôi con không được chăm sóc tốt hoặc bị bệnh. Cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu.
Gia súc mẹ động dục.
Ngoại cảnh
Do vệ sinh kém, gia súc ít được vận động và tắm nắng. Do vi trùng xâm nhập.
Do nhiễm kí sinh trùng
Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Lợn con từ 5 – 25 ngày tuổi dễ mắc bệnh. Trong 1 – 2 ngày đầu mắc bệnh lợn vẫn bú và chạy nhảy như thường. Phân táo như hạt đậu xanh, nhạt màu. Sau đó phân lỏng dần, có màu vàng hoặc trắng, có bọt và chất nhầy, mùi thanh khắm. Con vật có bú hoặc bỏ bú, lông xù và dựng, da nhăn nheo, nhợt nhạt, đuôi và khoeo dính đầy phân. Con vật bị bệnh từ 5 – 7 ngày, cơ thể kiệt sức quá dẫn đến chết, nếu gia súc non khỏi thì chậm lớn, còi cọc.
Bệnh tích
Lợn chết thường thấy xác gầy, ướt và nhão. Bệnh tích tập trung ở xoang bụng. Ruột non căng do chứa nhiều chất lỏng, bị viem cata đến xuất huyết. Các mạch máu màng treo ruột chứa đầy máu, hạch màng treo sưng mềm và xung
huyết. Niêm mạc đường ruột (chủ yếu là phần dạ dày và ruột non) bị phù nề, dày lên và được phủ một lớp nhầy xám trắng. Chất chứa trong đường ruột lỏng có màu vàng hoặc màu nâu.
Gan bị thoái hóa, hơi sưng với màu vàng đất sét. Túi mật căng và khi bóc lớp vỏ cũng dễ thấy xuất huyết. Phần bụng của những lợn chết qua đêm thường hóp, phân có màu đen và ruột bị xung huyết, hoại tử.
Chẩn đoán
Chẩn đoán thông qua phương pháp: dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, giải phẫu bệnh lý học.
Phòng và điều trị
Phòng bệnh
Chú ý phòng chống lạnh, ẩm và bẩn cho gia súc non.
Chăm sóc tốt gia súc cái mang thai, cho gia súc non tập ăn sớm, chú ý bổ sung them khẩu phầm khoáng vi lượng và vitamin. Với lợn con dùng Dextran sắt tiêm để kích thích sinh trưởng và phát triển.
Điều trị
Khi lợn mới mắc bệnh cần hạn chế bú mẹ, kiểm tra lại vệ sinh chuồng trại và chế độ chăm sóc, chú ý đến nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi.
Dùng thuốc làm se niêm mạc như nước lá ổi, quả hồng xiêm xanh, bột tannin, búp sim,…
Dùng thuốc cầm ỉa chảy ( dùng bột trong các loại kháng sinh sau): Cho uống Sulfaguanidin 0,5 – 1g/con/ngày.
Tiêm Sulfathiazon 10% vào dưới da 2 – 5ml/con
Uống Streptomycine 20 – 30mg/kg, ngày 2 lần, dùng liên tục trong 2 – 3 ngày. Kanamycin tiêm bắp 10 – 15 mg/kg. Tiêm 2 lần/ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày. Neomycin cho uống 25 – 50mg/kg/ngày, liên tục 3 – 4 ngày.
Có thể sử dụng các loại kháng sinh: Neomycin, Oxytetracyclin, Enrofloxacin, Kanamycin phối hợp với một số dạng Sulfamid để cho uống hoặc dung dịch:
- Bisepton với liều 50mg/kgP.
- Sulfadimetoxin với liều 50mg/kgP.
- Sulfamonotoxin (Daimeton) với liều 50mg/kgP.