Nguyên nhân
Bệnh do virus thuộc giống Circovirus, họ Circoviridae. Virus mới phân lập được là PCV type 2, các chủng PCV2 phân lập được trên thế giới có cùng nguồn gốc với mức độ tương đồng về kiểu gen khoảng 93%.
PCV2 phân bố rộng rãi ở trên các loài lợn, kể cả lợn nuôi, lợn hoang dã, nhưng các loài vật khác không mẫn cảm với PCV2
Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng – mũi. Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc, phân, qua đường hô hấp và tinh dịch của lợn đực giống.
Triệu chứng, bệnh tích
Hội chứng gầy còn ở lợn sau cai sữa (PMWS)
PMWS thường xảy ra ở lợn từ 2 – 4 tháng tuổi, tỷ lệ ốm từ 4 – 30%, tỷ lệ chết khoảng 4 – 20%.
PMWS đặc trưng bởi hiện tượng còi cọc, da nhợt nhạt, thở khỏ, đôi khi ỉa chảy và có chứng hoàng đản.
Bệnh tích đặc trưng thường quan sát được là cách hạch lympho bị sưng to trong giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh tiến triển hạch lympho trở lại kích thước bình thường và thậm chí bị teo nhỏ, tuyến ức bị teo. Phổi có thể sưng to, dai, chắc như cao su.
Gan bị sưng to hoặc teo nhỏ, nhạt màu, cứng, bề mặt có các hạt nhỏ. Thận có nốt hoại tử màu trắng.
Hội chứng viêm da và viêm thận (PDNS)
Bệnh xảy ra ở lợn con, lợn thịt và lợn trưởng thành (11 – 14 tuần tuổi). Lợn chết chỉ sau vài ngày có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Lợn mắc bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt (410C) hoặc không sốt, nằm một chỗ, lười vận động, đi lại khó khăn, cứng nhắc. Triệu chứng rõ nhất là trên da xuất hiện những đám phát ban có màu đỏ tía, không có hình dạng nhất định, bắt đầu ở vùng chân sau và mông.
Bệnh tích đại thể: là hiện tượng hoại tử và xuất huyết mô bào, tương ứng với bệnh tích vi thể là viêm hoại tử máu. Hạch lympho, đặc biệt là hạch sau bụng có màu đỏ, lớn và có thể có chất lỏng chứa trong bụng.
Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn
PCV2 có liên quan đến hiện tượng sảy thai và thai chết non, tuy nhiên trong thực tế hiếm gặp. Trong những trường hợp rối loạn sinh sản do PCV2, lợn chết yểu có hiện tượng gan xung huyết, tim sưng to, trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử. Bệnh tích vi thể rõ nhất là hiện tượng cơ tim bị viêm tơ huyết hoặc hoại tử.
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh thông qua triệu chứng, bệnh tích lâm sàng.
Một số phương pháp có thể sử dụng để xác định PCV2 trong mô bào như phản ứng hóa mô miễn dịch, PCR, phản ứng huyết thanh học.
Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh
Cách phòng bệnh do PCV2 gây ra hợp lý và hữu hiệu nhất là: Hạn chế sự viếng thăm chuồng trại.
Có chương trình diệt trừ chuột, ruồi, muỗi.
Thực hiện biện pháp chăn nuôi cùng vào cùng ra, chăn nuôi với mật độ thích hợp.
Định kì phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các thuốc sát trùng. Phân, nước tiểu, chất thải trong chăn nuôi phải được xử lý bằng các phương pháp thích hợp.
Tôn trọng quy tắc cách ly triệt để lợn mới mua về. Trong thời gian cách ly đảm bảo lợn không bị bệnh hoặc kết quả kiểm tra huyết thanh đảm bảo mới được phép nhập đàn.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn, tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển
Phòng bệnh bằng vacxin
Tại Việt Nam một số loại vacxin có thể sử dụng để phòng bệnh Circovirus gây ra như:
o Vacxin Circovac tiêm cho lợn nái 2ml/con/lần: lợn hậu bị tiêm 2 mũi cách nhau 3 – 4 tuần, mũi thứ 2 ít nhất 2 tuần trước khi phối; lợn nái: tiêm 2 mũi cách nhau 3 – 4 tuần, mũi thứ 2 chậm nhất 2 tuần trước khi đẻ. Tiêm nhắc lại đối với các lứa khác nhau, tiêm 1 mũi trước kh đẻ 2 – 4 tuần.
o Vacxin Porcilis PCV tiêm cho lợn con liều 2m/lần, lần thứ nhất tiêm lúc 3 ngày tuổi, tiêm nhắc lại sau 3 tuần.
o Vacxin Circumvet PCV: dùng cho lợn con khỏe mạnh từ 3 tuần tuoir trở lên, tiêm bắp với liều 2ml/con, tiêm nhắc lại sau 3 tuần.
Điều trị
Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Lợn khoảng 15 – 40kg điều trị với chlortetracycline trộn vào thức ăn có thể giảm sự phát triển của hội chứng, do có liên quan đến sự suy yếu của các vi khuẩn kế phát gây bệnh.
PHẦN III