Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Đào Vinh Quang Thôn Duyên Trang Xã Hồng Thái H. Phú Xuyên Tp. Hà Nội (Trang 36 - 38)

Trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc ông Đào Vinh Quang nằm trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000ha.

Trên địa bàn huyện có trên 30km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Phú Xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc-Nam dài gần 12km chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ dài 7km, điểm đầu đường Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài

12km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội của Phú Xuyên. Phú Xuyên có dân số gần 20 vạn người, tỷ lệ người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động; bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 lao động.

Về kinh tế: Phú Xuyên có tiềm năng đất đai trù phú và nguồn lao động dồi dào. Về nông nghiệp, miền Đông huyện chiếm 17,4% diện tích đất canh tác, là vùng đất bãi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi; miền Tây huyện với hơn 60% diện tích canh tác là vựa lúa quan trọng của Thủ đô, có khả năng lớn về nuôi cá nước ngọt, các loại gia cầm, gia súc.

Công tác dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung bước đầu cho hiệu quả thu nhập khá. Kinh tế trang trại được quan tâm, bước đầu mang lại giá trị thu nhập cho hộ chăn nuôi: mô hình cá rô đồng, trắm ốc, cá lóc bông, ba ba, cá sấu và một số mô hình khuyến nông khác.

Với hàng trăm trang trại, vườn trại, Hồng Thái được đánh giá là vùng chăn nuôi lớn nhất, nhì huyện với 70% số hộ dân trong xã tham gia, nhà ít cũng có vài trăm con ngan, gà, vịt; nhà nhiều có đến hàng ngàn con. Những năm qua, người chăn nuôi đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư chuồng trại và phòng dịch tốt, chăn nuôi có lãi. Hồng Thái còn có nhiều đầm hồ, diện tích mặt nước lớn (khoảng 100ha), xã giao cho các hộ gia đình thầu khoán làm mô hình trang trại nhỏ. Ông Tạ Đình Căn, Chủ tịch Hội Nông dân xã, cũng là chủ nhân một trang trại lớn trên địa bàn cho hay, khu trang trại của gia đình ông có diện tích 2,7ha, đang nuôi 2.500 con lợn. Gần đây, ông còn đầu tư nhà lưới đưa công nghệ sản xuất nấm vào với diện tích 1.000m2, bước đầu cho hiệu quả tốt. Mô hình VAC của anh Đồng Duy Hưng, thôn Duyên Yết chăn nuôi tập trung quy mô 300 lợn thịt, ao cá và cây ăn quả cũng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung; các ngành, nghề truyền thống được duy trì, phát triển, có chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới; hạ tầng cơ sở: điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi được nâng cấp, xây dựng từng bước đáp ứng, xứng tầm là một huyện ven đô.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Đào Vinh Quang Thôn Duyên Trang Xã Hồng Thái H. Phú Xuyên Tp. Hà Nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w