4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.1 Ảnh hưởng của α-NAA đến sự sinh trưởng, phát triển của cây ớt
3.2.1.1. Ảnh hưởng của α-NAA đến tỉ lệ nảy mầm
Giai đoạn nảy mầm là thời kỳ đầu của sự sinh trưởng, phát triển của cây ớt nói riêng cũng như các giống cây khác nói chung. Sự nảy mầm của hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm cũng như các chất điều hòa sinh trưởng.
Qua quá trình thăm dò ảnh hưởng của α-NAA tới sự nảy mầm chúng tôi thu được kết quả tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của α-NAA đến tỉ lệ nảy mầm của hai giống ớt F1 207 và F1 TN447 (%) Giống X % SĐC F1 207 ĐC 95,00 c 100 CT1 97,50 a 102,63 CT2 95.83 b 100,87 CT3 95,83 b 100,87 CV% 0,43 Lsd 0,05 0,83 F1 TN447 ĐC 92,92 c 100 CT1 95,83 a 103,13 CT2 94,58 b 101,79 CT3 93,33 c 100,44 CV% 0,38 Lsd 0,05 0,72
Kết quả trên cho thấy: Cả hai giống khi xử lý α-NAA ở nồng độ 10ppm (CT1) cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất so với đối chứng và nhìn chung giống F1 207 đạt tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với giống F1 TN447.
So sánh tác động của α-NAA đến nảy mầm của hai giống có sự khác nhau không đáng kể: giống F1 207 tăng hơn đối chứng: 0,87-2,63 %; giống F1 TN447 tăng hơn đối chứng: 0,44-3,13%.
Vai trò làm tăng tỷ lệ nảy mầm của α-NAA có thể giải thích là do α-NAA ngoại sinh đóng góp phần kích thích sự sinh trưởng dinh dưỡng của phôi. α-NAA kích thích hoạt động của enzim thủy phân, enzim hô hấp, chuyển các enzim ở trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động. Mặt khác α-NAA có vai trò tác động đến trạng thái của màng tế bào, tăng khả năng hút nước của màng tế bào làm cho hạt tăng lên về mặt kích thước.
Như vậy với cùng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp các công thức có xử lý α-NAA của cả hai giống đều làm tăng tỉ lệ nảy mầm so với đối chứng. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:
Công thức Chỉ số
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của α-NAA đến tỉ lệ nảy mầm 3.2.1.2 Ảnh hưởng của α-NAA đến chiều cao của cây
Chỉ tiêu chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của ớt, vì chiều cao cây có liên quan chặt chẽ đến khả năng phân cành cấp 1, cấp 2, cấp 3… số đốt trên cây và khả năng chống đổ của cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời kỳ sinh trưởng, đặc điểm di truyền của mỗi giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật.
Kết quả theo dõi và nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến chiều cao cây được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của α-NAA đến chiều cao cây của hai giống ớt F1 207 và F1 TN447 (cm)
Giống GĐ cây con GĐ phân cành GĐ ra hoa GĐ thu hoạch
X % SĐC X % SĐC X % SĐC X % SĐC F1 207 ĐC 11,35 c 100 38,27b 100 62,47c 100 75,43c 100 CT1 13,22a 116,48 47,53a 124,20 74,80a 119,74 89,57a 118,75 CT2 12,55b 110,57 49,67a 129,79 70,23b 112,42 81,53b 108,09 CT3 11,62c 102,38 39,93b 104,34 63,63c 101,86 76,53c 101,46 CV% 1,87 2,97 2,38 1,67 Lsd 0,05 0,45 2,60 3,23 2,69 F1 TN447 ĐC 10,53c 100 32,67b 100 56,40b 100 69,13b 100 CT1 12,53a 118,99 39,03a 119,47 66,60a 118,09 79,87a 115,54 CT2 11,45b 108,74 40,43a 123,75 63,50a 112,59 77,70a 112,40 CT3 10,88bc 103,32 34,40b 105,30 57,77b 102,43 71,77b 103,82 CV% 2,85 2,50 2,67 2,00 Lsd 0,05 0,65 1,82 3,25 2,98
Qua bảng 3.6: Chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của hai giống là không giống nhau ở mỗi giai đoạn. Nhìn chung ở cả bốn giai đoạn giống F1 207 có chiều cao cây trung bình cao hơn so với giống F1 TN447. Xử lý α-NAA đều làm tăng chiều cao cây rõ rệt so với đối chứng ở các giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn cây con: Chiều cao cả hai giống ở các công thức xử lý α-NAA có
tăng nhưng không đáng kể so với đối chứng, giống F1 207 tăng từ 2,38-16,48% còn giống F1 TN447 tăng từ 3,32-18,99% so với đối chứng. Số liệu có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm so với đối chứng ở mức tin cậy 0,05. Ở giai đoạn này α-NAA tác động đến giống F1 TN447 cao hơn giống F1 207.
- Giai đoạn phân cành (được tính từ khi cây có 5-6 lá thật đến lúc cây bắt đầu
ra hoa)
Đây là giai đoạn chiều cao tăng trưởng nhanh nhất do cây đã chuyển sang giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng hoàn toàn, bộ lá hoàn thiện, bộ rễ phát triển. Thời kỳ này quan trọng quyết định đến năng suất cây ớt.
Dưới tác động của α-NAA chiều cao cây ở giai đoạn phân cành có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai giống ớt. Giống F1 207 có chiều cao trung bình ở các công thức thí nghiệm dao động từ 39,93 -49,67 cm, tăng từ 4,34 – 29,79 % so với đối chứng. Giống F1 TN447 dao động từ 34,40-40,43 cm, tăng từ 5,30 – 23,75% so với đối
Công thức
chứng. Ở cả hai giống khi xử lý α-NAA ở nồng độ 10ppm (CT1) và 20ppm (CT2) cho chiều cao cây tăng nhanh hơn so với đối chứng, còn CT3 có tăng nhưng không đáng kể. Ở giai đoạn này giống F1 207 lại chịu tác động của α-NAA mạnh hơn giống F1 TN447.
- Giai đoạn ra hoa: Đây là giai đoạn bộ rễ đã phát triển hoàn thiện, α-NAA làm tăng chiều cao của giống F1 207 trung bình dao động từ 63,63 -74,80 cm, tăng từ 1,86-19,74% so với đối chứng, giống F1 TN447 dao động từ 57,77- 66,60cm, tăng từ 2,43-18,09% so với đối chứng. Số liệu có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm so với đối chứng ở mức tin cậy 0,05. Cả hai giống khi xử lý α-NAA ở nồng độ 10ppm (CT1) cho chiều cao cây tăng nhanh hơn so với đối chứng. Giữa hai giống tác động của α-NAA không khác nhau lắm.
- Giai đoạn thu hoạch
Tăng trưởng về chiều cao giảm dần và ngừng hẳn ở giai đoạn thu hoạch. Lúc này cây chuyển sang giai đoạn sinh thực hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng tập trung để nuôi quả nên tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần. Chiều cao trung bình của giống F1 207 dao động từ 76,53-89,57 cm, tăng từ 1,46-18,75% so với đối chứng. Giống F1 TN447 dao động từ 71,77-79,87 cm, tăng từ 3,82-15,54% so với đối chứng. Số liệu có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm so với đối chứng ở mức tin cậy 0,05. Cả hai giống khi xử lý α-NAA ở nồng độ 10ppm (CT1) cho chiều cao cây tăng nhanh hơn so với đối chứng và các công thức khác. Giống F1 207 chịu tác động của α-NAA mạnh hơn giống F1 TN447.
Như vậy khi xử lý α-NAA ở các nồng độ khác nhau thì chiều cao trung bình của cả hai giống đều tăng so với đối chứng. Ở cả 4 giai đoạn nồng độ xử lí 10ppm (CT1) đều cho kết quả tốt nhất và đều tăng so với đối chứng. Giữa hai giống thì giống F1 207 chịu tác động của α-NAA mạnh hơn so với giống F1 TN447.
Điều này, chứng tỏ α-NAA có vai trò trong việc kích thích tăng trưởng về chiều cao cây. Sở dĩ có được như vậy là do α-NAA kích thích quá trình giãn tế bào, tác động đến quá trình sinh lý diễn ra trong cây như quá trình trao đổi nước, quang hợp và hô hấp. Đồng thời α-NAA cũng kích thích quá trình trao đổi chất và năng lượng do đó kích thích sự sinh trưởng của cây làm cho cây lớn lên nhanh chóng.
Cây ớt có đặc điểm phân nhiều cành, đường kính tán cây có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sau này. Vì đường kính tán cây lớn, cây chiếm ưu thế bề mặt không gian, sử dụng nhiều hơn năng lượng ánh sáng mặt trời, thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả. Vì ớt là cây ưa sáng. Đó cũng là cơ sở cho năng suất sau này. Đường kính tán cây được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của α-NAA đến đường kính tán cây của hai giống ớt F1 207 và F1 TN447 (cm) Giống X % SĐC F1 207 ĐC 65,20c 100 CT1 79,07a 121,27 CT2 75,34b 115,55 CT3 67,67c 103,79 CV% 1,98 Lsd 0,05 2,84 F1 TN447 ĐC 53,30c 100 CT1 61,60a 115,57 CT2 57,30b 107,50 CT3 54,67c 102,57 CV% 1,80 Lsd 0,05 2,04
So sánh ảnh hưởng của α-NAA đến đường kính tán cây hai giống ớt chúng tôi nhận thấy α-NAA đều có ảnh hưởng đến sự gia tăng đường kính tán cây. Cụ thể giống F1 207 có đường kính tán cây trung bình dao động từ 67,67-79,07cm, tăng so với đối chứng từ 3,79-21,27%, và giống F1 TN447 dao động từ 54,67 - 61,60 cm tăng từ 2,57-15,57% so với đối chứng. Phân tích số liệu qua Statistix 9.0 chỉ ra rằng có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm so với đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. Ở nồng độ xử lý 10 ppm đều làm tăng đường kính tán nhiều nhât ở cả hai giống. α-NAA làm tăng đường kính tán ở giống F1 207 mạnh hơn giống F1 TN447.
Đường kính tán cây của hai giống tăng so với đối chứng được thể hiện ở biểu đồ sau:
Công thức
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của α-NAA đến đường kính tán cây 3.2.1.6. Ảnh hưởng của α-NAA đến số lá trên cây
Số lá trên cây cho biết tốc độ sinh trưởng của cây. Lá là thành phần chính của quá trình quang hợp của cây. Vì thế số lá trên cây là yếu tố tham gia vào việc quyết định đến năng suất của cây.
Kết quả theo dõi và nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến số lá trên cây được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của α-NAA đến số lá trên cây
Giống
GĐ cây con GĐ phân cành GĐ ra hoa GĐ thu hoạch
X % SĐC X % SĐC X % SĐC X % SĐC F1 207 ĐC 8,50b 100 72,80c 100 298,63c 100 393,93c 100 CT1 9,40a 110,59 80,00b 109,89 342,13a 114,57 449,47a 114,09 CT2 8,93b 105,06 84,23a 115,70 322,33b 107,94 420,97b 106,86 CT3 8,53b 100,35 74,10c 101,79 302,10c 101,16 405,60c 102,96 CV% 2,49 1,47 1,72 1,68 Lsd 0,05 0,44 2,28 10,85 13,98 F1 TN447 ĐC 8,40b 100 62,53c 100 233,83d 100 332,27d 100 CT1 9,17a 109,17 69,40b 110,98 284,73a 121,77 385,50a 116,02 CT2 8,67b 103,21 72,07a 115,26 263,63b 112,74 372,63b 112,15 CT3 8,40b 100 64,13c 102,56 248,80c 106,40 360,60c 108,53 CV% 2,04 1,46 2,49 1,51 Lsd 0,05 0,35 1,96 12,84 10,92
Kết quả cho thấy: Ở cả bốn giai đoạn của hai giống ớt, các công thức xử lý α- NAA đều cho số lá tăng so với đối chứng và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Giai đoạn cây con thì tổng số lá ở hai giống là tương đương nhau. Tuy nhiên đến giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch thì giống F1 207 có tổng số lá lại nhiều hơn so với giống F1 TN447. Cụ thể:
+ Ở giai đoạn phân cành giống F1 207 có tổng số lá dao động từ 74,10 -84,23 lá/cây, tăng từ 1,79-15,70 %; giống F1 TN447 dao động từ 64,13 – 72,07 lá/cây, tăng từ 2,56-15,26% so với đối chứng. Xử lý α-NAA ở nồng độ 20ppm (CT2) cả hai giống đều cho số lá cao nhất (giống F1 207 là 84,23 lá/cây, giống F1 TN447 là 72,07 lá/cây) và có sự sai khác nhất so với đối chứng và các công thức còn lại. Giữa hai giống tác động của α-NAA không khác nhau lắm.
+ Ở giai đoạn ra hoa, tổng số lá trung bình của giống F1 207 dao động từ 302,10 – 342,13 lá/cây, tăng từ 1,16-14,57 %; giống F1 TN447 dao động từ 248,80 – 284,73 lá/cây, tăng từ 6,40-21,77% so với đối chứng và có sự sai khác rõ rệt ở mức tin cậy 0,05. Đặc biệt ở giai đoạn này CT1 đều cho số lá cao nhất (giống F1 207 là 342,13 lá/cây, giống F1 TN447 là 284,73 lá/cây) và cũng là công thức có sự sai khác rõ nhất so với đối chứng và các công thức khác. Ở giai đoạn này α-NAA tác động đến giống F1 TN447 mạnh hơn giống F1 207.
Công thức Giai đoạn
+ Giai đoạn thu hoạch, tổng số lá trung bình của giống F1 207 nhiều hơn so với giống F1 TN447. Các công thức xử lý α-NAA cho số lá tăng so với đối chứng, giống F1 207 tăng 2,96-14,09%, giống F1 TN447 tăng 8,53 – 16,02% so với đối chứng và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Ở giai đoạn này α- NAA tác động đến giống F1 TN447 mạnh hơn giống F1 207.
3.2.1.7. Ảnh hưởng của α-NAA đến diện tích lá
Diện tích lá là một chỉ tiêu vừa đánh giá khả năng sinh trưởng vừa đánh giá khả năng quang hợp của cây trồng. Sự gia tăng diện tích lá phù hợp sẽ giúp cây nhận được năng lượng ánh sáng lớn hơn phục vụ cho quá trình quang hợp.
Kết quả nghiên cứu và theo dõi ảnh hưởng của α-NAA đến diện tích lá khi hoa nở rộ được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của α-NAA đến diện tích lá khi hoa nở rộ (cm2) Giống X % SĐC F1 207 ĐC 11,18c 100 CT1 13,45a 120,30 CT2 12,71b 113,69 CT3 11,37c 101,70 CV% 2,89 Lsd 0,05 0,70 F1 TN447 ĐC 14,86c 100 CT1 16,71a 112,45 CT2 15,71b 105,72 CT3 14,91c 100,34 CV% 2,45 Lsd 0,05 0,76
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhìn chung giống F1 TN447 có tổng diện tích lá cao hơn so với giống F1 TN447. Ở cả hai giống, xử lý α-NAA đã làm tăng đáng kể diện tích lá. Giống F1 207 tăng 1,70-20,30% và giống F1 TN447 tăng 0,34-12,45% so với đối chứng và số liệu có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức so với đối chứng ở mức tin cậy 0,05. Đặc biệt ở cả hai giống CT1 cho diện tích lá cao nhất (giống F1 207 là 13,45 cm2, giống F1 TN447 là 16,71 cm2). Giống F1 207 chịu tác động của α-NAA mạnh hơn giống F1 TN447.
Như vậy, α-NAA có ảnh hưởng tốt đến diện tích lá, điều này có thể giải thích là do α-NAA kích thích sự phân chia tế bào cũng như kéo dài tế bào của lá theo
Công thức
chiều ngang. Mặt khác α-NAA kích thích quá trình tổng hợp sắc tố, giảm sự phân hủy của diệp lục, tăng số lượng cũng như độ bền vững của sắc tố. Tổng diện tích lá ở hai giống tăng so với đối chứng được thể hiện ở biểu đồ sau:
3.2.1.4. Ảnh hưởng của α-NAA đến thời gian ra hoa
Thời gian ra hoa quyết định thời gian cho thu hoạch nông phẩm sớm hay muộn, cũng như quy định thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn.
Kết quả theo dõi và nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến thời gian ra hoa trên cây, chúng tôi thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của α-NAA đến thời gian ra hoa (ngày) Giống X % SĐC F1 207 ĐC 38.77a 100 CT1 31,13c 80,29 CT2 33,53b 86,48 CT3 35,47b 91,49 CV% 2,95 Lsd 0,05 2,04 F1 TN447 ĐC 46,53a 100 CT1 41,33c 88,82 CT2 43,47b 93,42 CT3 45,87a 98,58 CV% 1,18 Lsd 0,05 1,05
Nhìn chung khi xử lý α-NAA cho thời gian ra hoa giảm ở các nồng độ khác nhau so với đối chứng.
Thời gian ra hoa của giống F1 207 ngắn hơn so với giống F1 TN447. Giống F1 207 có thời gian ra hoa dao động từ 31,13-38,77 ngày, giống F1 TN447 là 41,33-46,53 ngày. Giống F1 207 có thời gian ra hoa giảm gần 10 ngày so với giống F1 TN447. Giống F1 207 có thời gian ra hoa ở các công thức giảm từ 0-19,71%, giống F1 TN447 giảm từ 0-11,18% so với đối chứng. Số liệu có sự sai khác ý nghĩa