Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của α-naa đến hai giống ớt f1 tn447 và f1 207 trồng ở xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 29 - 31)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2.Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

1. Tỷ lệ nảy mầm: xác định theo Voiteccova (1967)

Mỗi công thức nhắc lại 3 lần mỗi lần 30 hạt. Sau khi gieo, quan sát thấy hạt nảy mầm thì tiến hành đếm số hạt nảy mầm ở trong mỗi chậu, mỗi ngày đếm 1 lần cho tới lúc nào số hạt nảy mầm trong mỗi chậu không đổi thì chấm dứt việc đếm đó.

Tỷ lệ nảy mầm (%)= (Số hạt nảy mầm/ Tổng số hạt gieo) x 100 2. Thời gian sinh trưởng phát triển (ngày)

Là số ngày từ khi gieo đến khi quả chín.

3. Chiều cao của cây (cm)

Chiều cao cây được đo từ gốc (nơi có rễ đầu tiên) đến ngọn bằng thước dài (cm). Theo dõi qua 4 giai đoạn: cây con, phân cành, ra hoa, thu hoạch. Số lượng cây theo dõi 10 cây trên một ô thí nghiệm. Cắm que đánh dấu những cây đã đo để lần sau đo tiếp.

4. Đường kính tán cây (cm)

Đo bằng thước dài (cm) ở giữa tán cây rộng nhất, nếu tán cây không đồng đều thì đo đường kính tán rộng nhất và hẹp nhất rồi lấy trị số trung bình đo ở giai đoạn thu hoạch.

Xác định bằng cách đếm. Đếm ở 4 giai đoạn: cây con, phân cành, ra hoa, thu hoạch.

6. Diện tích lá khi cây ra hoa rộ

Theo phương pháp cân gián tiếp theo khối lượng: Sử dụng công thức:

S = B/A (cm2) S: Diện tích lá

B: Khối lượng mảnh giấy cắt hình lá (g) A: Khối lượng mảnh giấy 1cm2 (g)

7. Thời gian ra hoa (ngày)

Tính từ khi gieo hạt đến khi xuất hiện hoa đầu tiên.

8. Tổng số hoa (hoa/cây)

Đếm số hoa trên cây từ khi bắt đầu có hoa đầu tiên đến thu hoạch. 5 ngày đếm 1 lần.

9. Tổng số quả/cây

Đếm tổng số quả đậu/cây (gồm quả hữu hiệu (quả thương phẩm) và quả bị sâu bệnh, quả chín ép, dị dạng, quả nhỏ).

10. Tỷ lệ đậu quả

Được xác định bằng số quả đậu (kể cả số quả sau này bị sâu, bệnh mất giá trị thương phẩm)/tổng số hoa theo dõi x 100

11. Số quả hữu hiệu/cây

Đếm số quả thu hoạch từng đợt (trừ quả bị sâu bệnh, chín ép, dị dạng mất giá trị thương phẩm).

12. Trọng lượng 100 quả

Được xác định bằng cân kỹ thuật: cân trọng lượng của 100 quả ngẫu nhiên, cân 3 lần/ô. Sau đó lấy giá trị trọng lượng 100 quả trung bình.

13. Kích thước quả

Xác định đường kính quả bằng thước kẹp panme, đo 10 quả ngẫu nhiên, tại vị trí quả lớn nhất.

Chiều dài quả được xác định bằng thước dài đo từ cuống quả đến mút quả (theo đường thẳng, không theo chiều uốn cong của quả).

14. Năng suất quả tươi

Năng suất quả tươi (kg/m2) = (Trọng lượng quả tươi/ô) / Diện tích ô

15. Định lượng Vitamin C (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vitamin C được chiết tách bằng dung dịch axit Metaphosphoric, sau đó phản ứng tạo Osazone với 2,4 – dinitrophenylhydrazine. Định lượng sản phẩm Osazone bằng máy sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Thông qua kết quả sản phẩm Osazone tính toán hàm lượng vitamin C trong mẫu thử nghiệm.

16. Xác định hàm lượng đường tổng số (%) xác định bằng phương pháp Bertrand dựa vào tính khử của đường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của α-naa đến hai giống ớt f1 tn447 và f1 207 trồng ở xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 29 - 31)