Ảnh hưởng của α-NAA đến thời gian ra hoa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của α-naa đến hai giống ớt f1 tn447 và f1 207 trồng ở xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 68)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1.4. Ảnh hưởng của α-NAA đến thời gian ra hoa

Thời gian ra hoa quyết định thời gian cho thu hoạch nông phẩm sớm hay muộn, cũng như quy định thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn.

Kết quả theo dõi và nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến thời gian ra hoa trên cây, chúng tôi thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của α-NAA đến thời gian ra hoa (ngày) Giống X % SĐC F1 207 ĐC 38.77a 100 CT1 31,13c 80,29 CT2 33,53b 86,48 CT3 35,47b 91,49 CV% 2,95 Lsd 0,05 2,04 F1 TN447 ĐC 46,53a 100 CT1 41,33c 88,82 CT2 43,47b 93,42 CT3 45,87a 98,58 CV% 1,18 Lsd 0,05 1,05

Nhìn chung khi xử lý α-NAA cho thời gian ra hoa giảm ở các nồng độ khác nhau so với đối chứng.

Thời gian ra hoa của giống F1 207 ngắn hơn so với giống F1 TN447. Giống F1 207 có thời gian ra hoa dao động từ 31,13-38,77 ngày, giống F1 TN447 là 41,33-46,53 ngày. Giống F1 207 có thời gian ra hoa giảm gần 10 ngày so với giống F1 TN447. Giống F1 207 có thời gian ra hoa ở các công thức giảm từ 0-19,71%, giống F1 TN447 giảm từ 0-11,18% so với đối chứng. Số liệu có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng. Đặc biệt ở cả hai giống CT1 cho thời gian ra hoa ngắn nhất (giống F1 207 là 31,33 ngày, giống F1 TN447 là 41,33 ngày) so với đối chứng và có sự sai khác rõ rệt so với các công thức còn lại. Dưới tác động của α- NAA giống F1 207 rút ngắn thời gian nhiều hơn giống F1 TN447.

Thời gian ra hoa của hai giống được thể hiện ở biểu đồ sau:

Công thức

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của α-NAA đến thời gian ra hoa 3.2.1.5 Ảnh hưởng của α-NAA đến sự đậu quả của ớt

Sự phân hóa mầm hoa, quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành và phát triển của quả là quá trình sinh lý phức tạp, diễn ra trong cây dưới sự điều khiển của các phitohormon, trong đó auxin đóng vai trò quan trọng.

Kết quả theo dõi và nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến sự đậu quả của ớt thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của α-NAA đến sự đậu quả của ớt

Giống

Tổng số hoa/cây Tổng số quả/cây Tỷ lệ đậu quả

X % SĐC X % SĐC % % SĐC F1 207 ĐC 228,00c 100 182,00c 100 79,82 100 CT1 262,67a 115,21 230,00a 126,37 87,56 109,70 CT2 248,67b 109,07 209,33b 115,02 84,18 105,46 CT3 236,67bc 103,80 190,00c 104,40 80,28 100,58 CV% 2,78 2,63 2,35 Lsd 0,05 13,54 10,65 3,79 F1 TN447 ĐC 126,67c 100 74,87c 100 59,11 100 CT1 141,67a 111,84 90,37a 120,70 63,79 107,92 CT2 133,67b 105,53 85,10b 113,66 63,66 107,70 CT3 130,00c 102,63 77,63c 103,69 59,72 101,03 CV% 1,64 2,39 3,08 Lsd 0,05 4,35 3,91 2,15 - Tổng số hoa/cây

Do ớt phân hóa mầm hoa sớm và thời gian ra hoa kéo dài suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nên tổng số hoa/cây (gồm số hoa ra các đợt), số quả đậu nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ cũng như chế độ dinh dưỡng, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng, giai đoạn xử lý….Bảng 3.11 cho thấy các công thức xử lý α-NAA đều làm tăng tổng số hoa/cây so với đối chứng từ 3,80-15,21% đối với giống F1 207 và 2,63-11,84% đối với giống F1 TN447.

Số lượng hoa trên cây của giống F1 207 nhiều hơn so với giống F1 TN447. Xử lý α-NAA ở cả hai giống thì nồng độ 10ppm cho số hoa nhiều hơn so với đối chứng và các công thức khác. Các công thức ở hai giống ớt, qua phân tích Statistix cho thấy tác động của α-NAA đến tổng số hoa ở giống F1 207 nhiều hơn giống F1 TN447.

- Tổng số quả/cây

Sự đậu quả phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nội tại và ngoại cảnh, đặc biệt là hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa nở. Do đó số quả/cây sẽ phụ thuộc vào nồng độ của α-NAA có trong quả hoặc được bổ sung vào từng thời kỳ sinh trưởng. Số hoa trên cây nhiều là tốt, song chưa đánh giá đầy đủ khả năng cho năng suất mà phải căn cứ vào số hoa đậu hay tỷ lệ đậu quả. Số quả/cây là yếu tố quyết định số quả hữu hiệu/cây (yếu tố cấu thành năng suất ớt).

Công thức

Bảng 3.11 cho thấy số quả/cây có sự sai khác giữa các công thức rõ rệt. Xử lý α-NAA đều làm tăng tổng số quả/cây so với đối chứng từ 4,40-26,37% đối với giống F1 207 và 3,69 -20,70% đối với giống F1 TN447. Ở cả hai giống ớt thì tổng số quả/ cây cao nhất ở công thức xử lý 1 (10ppm), giống F1 207 chịu tác động của α-NAA mạnh hơn giống F1 TN447.

- Tỷ lệ đậu quả

Tỷ lệ đậu quả tỷ lệ thuận với số quả/cây và tỷ lệ nghịch với tổng số hoa/cây. Các công thức xử lý α-NAA có tỷ lệ đậu quả tăng so với đối chứng từ 0,58-9,70% đối với giống F1 207 và tăng từ 1,03-7,92 % đối với giống F1 TN447, giống F1 207 chịu tác động của α-NAA mạnh hơn giống F1 TN447.

Tỷ lệ đậu quả của cây ớt thường rất thấp, tỷ lệ này có thể tăng lên trong điều kiện thuân lợi. Chứng tỏ xử lý α-NAA đã có tác dụng làm giảm sự rụng hoa, rụng quả ớt và làm tăng sự đậu quả ớt một cách rõ rệt. Xử lý α-NAA ở nồng độ 10ppm có tỷ lệ đậu quả nhiều hơn đối chứng và các công thức khác.

Các chỉ tiêu về đậu quả có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm so với đối chứng ở mức tin cậy 0,05.

3.2.2. Ảnh hưởng của α-NAA đến sự cấu thành năng suất

Năng suất được xem là kết quả và mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó là một chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của α-NAA đến năng suất thể hiện ở bảng 1.

3.2.2.1. Ảnh hưởng của α-NAA đến số quả hữu hiệu và trọng lượng 100quả quả

Số lượng quả hữu hiệu và trọng lượng quả là hai trong những yếu tố cấu thành năng suất của cây trồng. Tuy nhiên hai yếu tố này còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác: Giống, điều kiện chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, hàm lượng chất kích thích sinh trưởng ngoại sinh và nội sinh… Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến số lượng quả hữu hiệu và trọng lượng quả được trình bày ở các bảng sau:

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của α-NAA đến số quả hữu hiệu trên cây

Giống Côngthức X % SĐC

F1 207 ĐC 170,67d 100 CT1 210,67a 123,44 CT2 192,33b 112,69 CT3 180,00c 105,47 CV% 2,38 Lsd 0,05 8,97 F1 TN447 ĐC 62,23c 100 CT1 71,90a 115,54 CT2 68,93b 110,77 CT3 63,27c 101,67 CV% 1,50 Lsd 0,05 1,99

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của α-NAA đến trọng lượng 100 quả (g) Giống X % SĐC F1 207 ĐC 195,00c 100 CT1 238,33a 122,22 CT2 221,67b 113,68 CT3 203,33c 104,27 CV% 2,83 Lsd 0,05 12,12 F1 TN447 ĐC 630,00d 100 CT1 706,00a 112,06 CT2 686,67b 108,99 CT3 669,67c 105,34 CV% 1,02 Lsd 0,05 13,66

Qua bảng 3.12 và 3.13 ta thấy: Số quả hữu hiệu/cây của giống F1 207 rất nhiều so với giống F1 TN447 nhưng trọng lượng 100 quả/cây của giống F1 207 lại thấp hơn so với giống F1 TN447 đây là do đặc điểm của giống. Xử lý α-NAA đều làm tăng số quả hữu hiệu/cây và trọng lượng 100 quả/cây của hai giống so với đối chứng. Cụ thể giống F1 207 có số lượng quả dao động từ 180,00-210,67 quả/cây, các công thức xử lý tăng so với đối chứng là 5,47-23,44 %, giống F1 TN447 là 63,27-71,90 quả/cây, các công thức xử lý tăng so với đối chứng là 1,67 – 15,54% và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng. Ở cả hai giống ớt thì số quả hữu hiệu cao nhất ở công thức xử lý 1 (10ppm), giống F1 207 chịu tác động của α-NAA mạnh hơn giống F1 TN447.

Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:

Công thức

Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của α-NAA đến số quả hữu hiệu/cây

Trọng lượng 100 quả là một yếu tố cấu thành năng suất rất quan trọng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện chăm sóc. Nếu đầy đủ nước, ánh sáng và điều kiện chăm sóc tốt thì sẽ cho quả to và trọng lượng quả lớn.

Trọng lượng 100 quả của giống F1 207 ở các công thức xử lý α-NAA tăng 4,27 – 22,22%, giống F1 TN447 tăng 5,34 – 12,06 % so với đối chứng. Đăc biệt ở cả hai giống khi xử lý α-NAA ở CT1 đều cho số lượng quả và trọng lượng quả là cao nhất và cũng là công thức có sự sai khác nhất so với đối chứng và các công thức còn lại. Giống F1 207 chịu tác động của α-NAA mạnh hơn giống F1 TN447.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của α-NAA đến kích thước quả

Kích thước quả là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng suất của cây. Nó phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống. Nghiên cứu và theo dõi ảnh hưởng của α-NAA đến chiều dài quả của hai giống ớt F1 207 và F1 TN447 thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của α-NAA đến kích thước quả

Giống Chiều dài quả Đường kính quả

X % SĐC X % SĐC F1 207 ĐC 7,23b 100 0,69c 100 CT1 7,76a 107,33 0,74a 107,25 CT2 7,56a 104,56 0,72b 104,35 CT3 7,24b 100,14 0,70c 101,45 CV% 2,06 1,40 Lsd 0,05 0,31 0,02 F1 TN447 ĐC 10,90c 100 1,52c 100 CT1 13,27a 121,74 1,65a 108,55 CT2 12,10b 111,01 1,60b 105,26 CT3 11,37c 104,31 1,55c 101,97 CV% 2,52 1,14 Lsd 0,05 0,59 0,04

Qua bảng 3.14 ta thấy: Giống F1 TN447 có chiều dài quả dài hơn, đường kính quả lớn hơn so với giống F1 207, đây là do đặc điểm di truyền của giống. Các công thức xử lý α-NAA ở hai giống cho chiều dài quả dài hơn so với đối chứng. Giống F1 207 có chiều dài trung bình dao động từ 7,24-7,76cm, tăng từ 0,14 – 7,33%; giống F1 TN447 dao động từ 11,37 – 13,27cm, tăng 4,31-21,74% so với đối chứng. Giống F1 207 có đường kính dao động từ 0,69-0,75cm, tăng 1,47-10,29%; còn giống F1 TN447 là 1,56-1,63cm, tăng 1,30-5,84% so với đối chứng.

Ở cả hai giống chiều dài và đường kính quả thể hiện rõ nhất ở công thức có xử lý nồng độ α-NAA 10ppm. Giống F1 TN447 chịu tác động của α-NAA mạnh hơn so với giống F1 207.

Chiều dài quả ở hai giống tăng so với đối chứng được thể hiện ở biểu đồ sau:

Chỉ tiêu Công

Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của α-NAA đến chiều dài quả 3.2.2.3. Ảnh hưởng của α-NAA đến năng suất quả tươi

Nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến năng suất quả tươi của hai giống ớt được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của α-NAA đến năng suất quả tươi (kg/m2)

Giống X % SĐC F1 207 ĐC 0,67c 100 CT1 1,00a 149,25 CT2 0,85b 126,87 CT3 0,73c 108,96 CV% 4,02 Lsd 0,05 0,06 F1 TN447 ĐC 0,78b 100 CT1 1,02a 130,77 CT2 0,95a 121,79 CT3 0,85b 108,97 CV% 4,10 Lsd 0,05 0,07

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Giống F1 TN447 năng suất quả tươi cao hơn so với giống F1 207. Cụ thể giống F1 TN447 có năng suất quả tươi dao động 0,85 – 1,02 kg/m2, tăng 0,89 – 30,77% so với đối chứng. Giống F1 207 có năng suất quả tươi dao động 0,73 – 1,00%, tăng 8,96 – 49,25 % so với đối chứng.

Công thức

Nhìn chung α-NAA đều có tác động tích cực đến năng suất quả tươi của cả hai giống. Giống F1 207 chịu tác động của α-NAA đến năng suất quả tươi mạnh hơn so với giống F1 TN447. Ở cả hai giống đều cho năng suất cao nhất ở CT1(10ppm) và cũng là công thức có sự sai khác nhất so với các công thức còn lại.

Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:

3.2.3. Ảnh hưởng của α-NAA đến phẩm chất của hai giống ớt F1 207 vàF1 TN447 F1 TN447

Song song với việc đẩy mạnh tăng năng suất thì phẩm chất quả là một chỉ tiêu quan trọng. Nó là yếu tố đánh giá chất lượng của nông sản, quyết định khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Ớt không chỉ là mặt hàng rau gia vị tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược. Bởi vậy, mục đích nghiên cứu của chúng tôi không chỉ nâng cao năng suất, mà còn đặc biệt chú ý đến phẩm chất quả như:…..

3.2.3.1.Ảnh hưởng của α-NAA đến hàm lượng vitamin C của quả Bảng 3.16. Ảnh hưởng của α-NAA đến hàm lượng vitamin C (

Giống X % SĐC F1 207 ĐC 100 CT1 CT2 CT3 CV% Lsd 0,05 F1 TN447 ĐC 100 CT1 CT2 CT3 CV% Lsd 0,05

3.2.3.2. Ảnh hưởng của α-NAA đến hàm lượng đường tổng số trong quảCông Công

thức

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của α-NAA đến hàm lượng đường tổng số Giống X % SĐC F1 207 ĐC 100 CT1 CT2 CT3 CV% Lsd 0,05 F1 TN447 ĐC CT1 CT2 CT3 CV% Lsd 0,05 Công thức Chỉ số

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, ảnh hưởng của α-NAA đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống ớt F1 207 và F1 TN447 trong điều kiện thí nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Các đặc điểm của hai giống ớt F1 207 và F1 TN447 1.1.1. Đặc điểm sinh học

- Giống F1 207 có đặc điểm sau: Thời gian sinh trưởng phát triển là 75 ngày, tỷ lệ nảy mầm là 95,00%, chiều cao cây giai đoạn cây con 11,35 cm, giai đoạn phân cành 38,27 cm, giai đoạn ra hoa 62,47 cm, giai đoạn thu hoạch là 75,43 cm; thời gian ra hoa 38,77 ngày; tổng số hoa/cây 414,87 hoa; tổng số lá giai đoạn cây con 8,50 lá, giai đoạn phân cành 59,63 lá, giai đoạn ra hoa 375,70 lá, giai đoạn thu hoạch 590,50 lá; tổng diện tích lá khi hoa nở rộ 11,18 cm2, đường kính tán cây 65,20 cm.

- Giống F1 TN447 có đặc điểm sau: Thời gian sinh trưởng phát triển là 90 ngày, tỷ lệ nảy mầm là 92,92%, chiều cao cây giai đoạn cây con 10,53 cm, giai đoạn phân cành 32,67 cm, giai đoạn ra hoa 56,40 cm, giai đoạn thu hoạch là 69,13 cm; thời gian ra hoa 46,53 ngày; tổng số hoa/cây 226,40 hoa; tổng số lá giai đoạn cây con 8,40 lá, giai đoạn phân cành 47,60 lá, giai đoạn ra hoa 278,53 lá, giai đoạn thu hoạch 480,63 lá; tổng diện tích lá khi hoa nở rộ 14,86 cm2, đường kính tán cây 53,30 cm.

1.1.2. Đặc điểm về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Giống F1 207 có tổng số quả/ cây là 309,67 quả, số quả hữu hiệu 263,90 quả, trọng lượng 100 quả 195,00 g, chiều dài quả 7,23 cm, năng suất lý thuyết …, năng suất thực thu…

- Giống F1 TN447 có tổng số quả/ cây là 68,43 quả, số quả hữu hiệu 64,30 quả, trọng lượng 100 quả 630,00 g, chiều dài quả 10,90 cm, năng suất lý thuyết …, năng suất thực thu…

1.1.3. Các đặc điểm về phẩm chất

- Giống F1 TN447

1.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng α-NAA

Qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống ớt F1 207 và F1 TN447 chúng tôi thấy:

- Trong các nồng độ xử lý chất điều hòa sinh trưởng α-NAA thì nồng độ 10ppm có ảnh hưởng tốt hơn so với đối chứng và các công thức khác ở các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của α-naa đến hai giống ớt f1 tn447 và f1 207 trồng ở xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w