- Các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi - Thu nhập từ việc sản xuất mô hình VAC
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng các mô hình VAC trên địa bàn xã Mộc Bắc
4.1.1 Thực trạng chung về các mô hình VAC trên địa bàn xã Mộc Bắc
Xã Mộc Bắc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam là địa phương có phong trào bắt đầu mô hình VAC từ rất sớm. Từ năm những năm 1990, các hộ ở đây đã bắt đầu làm mô hình VAC. Nhưng phong trào thực sự phát triển mạnh vào năm 2001 khi Nhà nước thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa thì phong trào ngày càng tăng. Ban đầu chỉ có một vài hộ làm mô hình với diện tích nhỏ, sau đấu thầu thêm diện tích và các hộ tham gia vào càng nhiều. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương giao khoán đất, quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân yên tâm đầu tư sản xuất ngày càng tăng. Với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đầu tư thâm canh tăng năng suất ruộng đồng, kết hợp làm kinh tế vườn- ao- chuồng, mở mang nghành dịch vụ, mạnh dạn đầu tư vốn, phát triển nghề nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản… Nhiều hộ chọn xu hướng áp dụng mô hình VAC hoàn chỉnh, một số thì áp dụng mô hình VAC không hoàn chỉnh mà chỉ phát triển 2 hợp phần: V, A hoặc V, C hoặc C, A để thực hiện thâm canh và sản xuất chuyên môn hóa cao. Đến năm 2013 toàn xã có 145 hộ áp dụng mô hình, trong đó có 78 mô hình VAC hoàn chỉnh và 67 hộ áp dụng mô hình VAC không hoàn chỉnh. Theo kết quả điều tra được ta có số lượng mô hình VAC qua 3 năm 2011-2013 như sau:
Bảng 4.1: Số lượng các mô hình VAC ở xã qua 3 năm(2011-2013)
Kiểu mô hình
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển(%)
SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) 12/11 13/12 BQ 1. Mô hình VAC hoàn chỉnh 62 50,82 71 52,59 78 53,79 114,52 109,86 112,16 2. Mô hình VAC không hoàn chỉnh 60 49,18 64 47,41 67 46,21 106,67 104,69 105,67 - VC 30 24,59 30 22,22 32 22,07 100 106,67 103,28 - VA 12 9,84 15 11,11 15 10,34 125 100 118,80 - CA 18 14,75 19 14,08 20 13,8 105,56 105,26 105,41 Tổng 122 100 135 100 145 100 110,66 107,41 109,02
Nguồn: Ban thống kê xã Mộc Bắc Phân tích kết quả điều tra cho thấy qua 3 năm: số lượng các hộ trong xã sản xuất mô hình VAC tăng dần qua 3 năm: năm 2011 có 122 hộ, năm 2012 tăng lên 135 hộ, năm 2013 lên tới 145 hộ; tốc độ tăng bình quân 9,02%. Trong đó, số lượng hộ sản xuất theo mô hình hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh đều có xu hướng tăng qua 3 năm. Tính trong năm 2013, số lượng hô áp dụng mô hình VAC hoàn chỉnh là 78 hộ; số hộ tham gia mô hình VAC không hoàn chỉnh là 67 hộ. Nguyên nhân có sự gia tăng về số lượng các hộ tham gia vào sản xuất mô hình qua các năm do việc sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với việc trồng lúa, trồng rau màu như trước.
Với cơ cấu sản xuất mô hình VAC tại xã cho thấy mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế chuyên môn hóa cao thì mô hình VAC vẫn có vị trí quan trọng và ngày càng phát triển trên địa bàn xã Mộc Bắc bởi vai trò tích cực đối với nền kinh tế gia đình.
Mô hình chủ yếu là trồng cây ăn quả nhãn, bưởi, táo và trồng một số cây rau phục vụ nhu cầu bữa ăn hàng ngày. Ao nuôi các loại cá phổ biến: trôi, trắm cỏ, trắm đen, mè. Chuồng nuôi lợn thịt, vịt đẻ, vịt thịt, gà đẻ, gà thịt. Các hộ biết đến mô hình VAC từ kênh thông tin truyền hình, nghe trên đài, tivi. Tuy nhiên, các hộ chưa được họp các cuộc họp bàn về cách làm VAC. Phong trào tại xã hoàn toàn theo trào lưu: từ một số hộ sản xuất mô hình, sau thấy mô hình đem
lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với trồng lúa nên thu hút các hộ khác tham gia sản xuất mô hình VAC. Mô hình VAC(vườn-ao- chuồng) là mô hình được áp dụng phổ biến nhất. Vườn trồng cây, ao thả cá, chuồng trại nuôi gia cầm. Với số lượng gia súc, gia cầm lớn sẽ cung cấp phân cho cá; chuồng được bố trí cạnh ao để tiện cho việc thải phân xuống ao, làm hầm Biogas để hạn chế ô nhiễm môi trường. Xung quanh ao trồng cây làm chỗ trú mát cho vịt. Ba thành phần trên đều có tác dụng hỗ trợ nhau, một số sản phẩm của thành phần này là đầu vào cho thành phần kia. Phát triển sản xuất theo mô hình này tận dụng tối đa nguồn chất thải, vì thế không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có mang lại lợi ích lớn về mặt môi trường.
4.1.2 Thực trạng các mô hình VAC của các hộ điều tra
4.1.2.1 Thông tin chung của các hộ điều tra
Thông tin về chủ hộ
Việc ra quyết định sản xuất theo mô hình VAC nào chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Chủ hộ có trình độ cao có khả năng đem lại thu nhập cao. Chủ hộ trẻ tuổi, có trình độ cao nhưng lại có ít kinh nghiệm sản xuất, ít mạnh dạn trong sản xuất, có ý trí làm giàu cao nên có cơ hội làm giàu cao nhưng lại có độ rủi ro cao hơn. Ngược lại, chủ hộ già hầu hết là sản xuất theo mô hình VAC hoàn chỉnh nhỏ hoặc mô hình VAC không hoàn chỉnh. Kết quả điều tra một số thông tin chung về các hộ được điều tra như sau:
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô Hộ VAC hoàn chỉnh(n=23) Hộ VAC không hoàn chỉnh(n=27) 1. Tuổi Tuổi 44,3 49 2. Trình độ học vấn - Cấp I - Cấp II - Cấp III % % % 13,04 82,61 4,35 27,78 58,33 13,89
3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật - Đại học- cao đẳng
- Trung cấp - Sơ cấp
- Không qua đào tạo
% % % % 8,7 8,69 17,39 65,22 2,78 16,67 27,78 52,77
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014 Độ tuổi của chủ hộ sản xuất theo mô hình VAC hoàn chỉnh bình quân là 43,3 tuổi, hộ sản xuất theo mô hình VAC không hoàn chỉnh là 49 tuổi. Độ tuổi của chủ hộ quyết định đến khả năng trau dồi kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có kinh nghiệm trong sản xuất nên có cơ hội phòng tránh rủi ro; độ tuổi này nằm trong khoảng tử 45-50 tuổi. Lao động mà ít tuổi hơn họ tham gia vào sản xuất mô hình rất ít, họ đi làm những công việc khác vì sản xuất theo mô hình VAC cần những người cần cù, chịu khó, kiên trì.
Nhìn chung trình độ học vấn của các chủ hộ chủ yếu là cấp I, cấp II, cấp III thì chiếm tỷ lệ thấp nhất. Các hộ sản xuất mô hình VAC hoàn chỉnh chiếm 13,04% trình độ văn hóa cấp I, 82,61% cấp II; nhóm hộ sản xuất theo mô hình VAC không hoàn chỉnh có 27,78% trình độ văn hóa cấp I, 58,33% trình độ văn hóa cấp II.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của các hộ điều tra không cao bởi những người có trình độ chuyên môn cao họ làm những công việc khác hay lên thành phố
làm việc. Trung bình có 5,74% tổng số là có trình độ đại học- cao đẳng; có 12,68% có trình độ trung cấp, 22,59% trình độ sơ cấp và 58,99% không qua đào tạo.
Để làm được mô hình VAC cho thu nhập cao cũng đòi hỏi ít nhiều về kinh nghiệm, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, đòi hỏi chủ hộ không ngừng học tập, tìm hiểu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mô hình.
Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ điều tra
Nguồn lực là chỉ tiêu rất quan trọng cho biết nguồn lao động tham gia vào sản xuất mô hình VAC. Đối với sản xuất mô hình VAC nguồn lực có ảnh hưởng tới quy mô diện tích, cách thức áp dụng mô hình và thu nhập được tạo ra, Những hộ làm VAC ở đây đa số là cùng tham gia vào việc sản xuất: người lao động chính làm việc nặng, người già và trẻ em làm những công việc đơn giản phụ giúp. Áp dụng mô hình VAC là một cách làm tận dụng được lao động của hộ gia đình.
Bảng 4.3 Tình hình cơ bản về nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Chung Hộ VAC
hoàn
Hộ VAC không hoàn chỉnh
VA VC AC 1. Số hộ điều tra Hộ 50 23 9 6 12 2. Tổng số nhân khẩu Người 229 102 35 27 65 3. Số người trong độ tuổi lao động Người 123 47 28 16 32 4. Một số chỉ tiêu bình quân - BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,58 4,43 3,89 4,50 5,42 - BQ LĐ/hộ Người/hộ 2,46 2,04 3,11 2,67 2,67
Trong 50 hộ điều tra thì số nhân khẩu là 229 người và số lao động trong độ tuổi lao động là 123 người chiếm 53,71% trong tổng số nhân khẩu. Điều đó cho thấy số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất của các hộ khi áp dụng mô hình. Bình quân số nhân khẩu trên hộ là 4,58 người/hộ và bình quân lao động trên hộ là 2,46 người/hộ. Số lao động bình quân trên hộ của nhóm hộ VA là cao nhất 3,11 lao động/hộ, lao động bình quân của hộ VAC hoàn chỉnh thấp nhất có bình quân 2,04 lao động/hộ. Ngoài các lao động chính của hộ thì các thành viên khác(lao động trên độ tuổi, lao động dưới độ tuổi) cũng tham gia vào sản xuất với những công việc phù hợp.
Tình hình về nhà ở của các hộ điều tra
Các hộ sản xuất theo mô hình VAC thời gian lâu dài nên vấn đề nhà ở của các hộ được bố trí sao cho thuận tiện với việc sản xuất. Có tình hình nhà ở của các hộ như sau:
Bảng 4.4: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra Đơn vị: %
STT Loại nhà Hộ VAC hoàn chỉnh Hộ VAC không hoàn chỉnh
1 Kiên cố 62,8 40,2
2 Bán kiên cố 23,4 52,7
3 Nhà tạm 13,8 7,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014
Theo số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ hộ có nhà xây kiên cố ở nhóm hộ VAC hoàn chỉnh cao hơn; nhà bán kiên cố thì nhóm hộ VAC không hoàn chỉnh lại chiểm tỷ lệ cao hơn. Điều này chứng tỏ việc áp dụng mô hình VAC hoàn chỉnh có thu nhập tăng nhanh và tạo cơ hội tích lũy cho việc xây dựng nhà ở cao hơn so với nhóm hộ áp dụng mô hình VAC không hoàn chỉnh.
Diện tích đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất vật chất, đặc biệt là đối với nghành nông nghiệp. Đối với các hộ sản xuất theo mô hình VAC thì yếu tố đất đai càng là yếu tố quan trọng bởi nó quyết định cho việc sản xuất theo dạng nào, bố trí ra sao trên diện tích của hộ gia đình. Kết quả điều tra diện tích của các hộ điều tra:
Bảng 4.5: Diện tích đất đai bình quân của các hộ điều tra
Đơn vị: m2
Kiểu mô hình DT vườn DT ao DT chuồng Tổng
1. Hộ VAC hoàn chỉnh 1.772 2.972 152 4.896 2. Hộ VAC không hoàn chỉnh VA 2.426 2.200 - 4.626 VC 2.980 - 104 3.084 AC - 3.271 115 3.386
Nguồn: Tổng hợp số liệu điểu tra năm 2014 Quy mô diện tích của các hộ sản xuất theo mô hình VAC hoàn chỉnh lớn hơn các hộ áp dụng mô hình VAC không hoàn chỉnh. Diện tích bình quân của hộ áp dụng mô hình VAC 4.986 m2, của mô hình VAC không hoàn chỉnh: VA có diện tích trung bình/hộ là 4.626 m2, các hộ VC là 3.084 m2 , các hộ áp dụng mô hình AC là 3.386 m2. Trong đó, diện tích vườn, ao của các hộ chiếm tỷ lệ lớn; quy mô vườn của nhóm hộ VC lớn nhất, quy mô diện tích ao của nhóm hộ AC là lớn nhất. Diện tích chuồng và số vật nuôi thường được bố trí phù hợp với diện tích ao để tạo một chu trình trong sản xuất cho phù hợp, khoa học. Việc bố trí diện tích sản xuất từng hợp phần trong mô hình phụ thuộc vào quyết định của chủ hộ, điều kiện đất đai phù hợp để sản xuất cái gì đạt hiệu quả cao nhất.
Để tiến hành sản xuất mô hình VAC các hộ cần trang bị những cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình sản xuất. Một số cơ sở vật chất chủ yếu của các hộ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6: Cơ sở vật chất của các hộ điều tra
Loại tài sản Hộ VAC hoàn chỉnh Hộ VAC không hoàn chỉnh
SL(Hộ) CC(%) SL(Hộ) CC(%) 1. Chuồng trại 23 100,0 18 66,67 2. Ao nuôi cá 23 100,0 21 77,78 3.Vườn cây lâu năm 23 100,0 15 55,56
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy ở nhóm hộ VAC hoàn chỉnh 100% hộ có chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi cá và vườn cây lâu năm. Tỷ lệ cũng khá cao ở nhóm hộ sản xuất theo mô hình VAC không hoàn chỉnh: 66,67% hộ có chuồng trại; 77,78% hộ có ao nuôi cá; 55,56% hộ có vườn cây lâu năm. Nguyên nhân của việc cơ sở vật chất ở các hộ điều tra được đầu tư ở tỷ lệ khá cao là do cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để các hộ thực hiện việc chăn nuôi, nuôi trồng con, cây; là không gian tạo điều kiện cho sự phát triển của chúng. Chuồng trại, ao nuôi cá, vườn cây được bố trí ở vị trí phù hợp, thoáng đãng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của cây, con thuận lợi hơn; ít dịch bệnh, sâu hại. Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý sẽ làm cây, con kém phát triển, dễ nhiễm sâu bệnh, dịch hại.
Tình hình nguồn vốn của các hộ điều tra
Vốn là một chỉ tiêu quan trọng đối với các hộ để sản xuất mô hình, các hộ cần một số vốn tương đối lớn để mua sắm trang thiết bị, đầu tư vào cơ sở vật chất, mua giống, thuốc trừ sâu bệnh….Tuy nhiên , tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của hộ gia đình, dạng mô hình sản xuất, cơ cấu sản xuất các mô hình là khác nhau nên nhu cầu vốn vay để đầu tư sản xuất của các hộ là rất khác nhau.
Bảng 4.7: Thực trạng vay vốn đầu tư cho mô hình VAC của các hộ điều tra
chỉnh
SL CC(%) SL CC(%)
Hộ không vay vốn Hộ 6 26,09 10 37,03
Hộ có vay vốn Hộ 17 73,91 17 62,97
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014 Qua tổng hợp số liệu cho thấy nhu cầu vay vốn của các hộ phục vụ sản xuất là khác nhau giữa các nhóm hộ. Nhu cầu đi vay vốn về sản xuất của nhóm hộ VAC hoàn chỉnh là 73,91%, của hộ sản xuất theo mô hình VAC không hoàn chỉnh là 62,97%. Nguyên nhân có sự chênh lệch giữa 2 nhóm hộ là do nhu cầu đầu tư vào sản xuất của nhóm hộ VAC hoàn chỉnh cao hơn, để đầu tư vào các trang thiết bị phục vụ sản xuất, mua các giống con, cây trồng có năng suất cao hơn.
Lượng vốn vay bình quân của các hộ sản xuất theo mô hình VAC hoàn chỉnh trung bình là 116,09 triệu/hộ, các hộ VA trung bình là 79,44 triệu/hộ, các hộ VC trung bình là 89,17 triệu/hộ, còn các hộ AC trung bình là 87,92 triệu/hộ. Nguồn vay chủ yếu của các hộ chủ yếu là từ 3 nguồn cơ bản: Ngân hàng, Quỹ