Quá trình hình thành và phát triển mô hình VAC ở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG mô HÌNH VAC TRÊN địa bàn (Trang 36 - 40)

Phong trào phát triển mô hình VAC do Hội làm vườn Việt Nam đề xuất và vận động phát triển đã trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng trong cả

nước, đem lại kết quả nhiều mặt. Mô hình VAC đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nông dân. Phong trào cũng đã góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự đa dạng tài nguyên di truyền động thực vật. xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay phong trào đã bước sang giao đoạn hình thành trang trại quy mô lớn, tạo tiền đề cho sản xuất VAC hàng hóa lớn giúp người dân làm giàu. Hội làm vườn Việt Nam đã tập hợp được các yếu tố từ hoạt động phát triển sinh kế truyền thống gắn liền với sự phát triển và lập nghiệp của đại bộ phận nông dân Việt Nam và nâng lên thành mô hình sản xuất tổng hợp. Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển nông thôn(CCRD) là một đơn vị trực thuộc, với các nỗ lực thành công trong nghiên cứu để ứng dụng công nghệ sinh học cho việc hoàn thiện mô hình VAC tại các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn cả nước. Kết quả các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ và phát huy nguồn lực sẵn có đóng góp vào chương trình xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lươnsg thực của các vùng nghèo.

Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và các khu vực, các hệ thống VAC sinh học có thể bao gồm 3 thành phần V, A, C hoặc chỉ có 2 thành phần VA, VC, CA. Trong những trường hợp như vậy sự tác động tương hỗ của con người đối với các thành phần có vai trò quyết định. Sự phát triển của cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào sự điều chỉnh của con người như nguồn phân bón hay thức ăn được cung cấp theo đặc điểm của từng loại cây trồng, vật nuôi. Điều kiện môi trường xung quanh cũng là đặc điểm quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng của chúng. Các mô hình VAC có thể áp dụng theo mỗi vùng: VAC trung du,miền núi phía Bắc; VAC đồng bằng sông Cửu Long; VAC đồng bằng sông Hồng; VAC Bắc miền Trung; VAC nam miền Trung; VAC Tây Nguyên; VAC Đông Nam Bộ.

Mô hình VAC ở nước ta đang trên đà phát triển, nhất là từ khi hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế chủ lực, chính sách đất đai có nhiều điểm mới. Kinh tế VAC là một bộ phận chủ yếu của kinh tế hộ, có vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập của mỗi gia đình.

Nông dân ta có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo trong quá trình phát triển kinh tế VAC. Mô hình VAC được đánh giá là mô hình phù hợp với điều kiện của nhiều vùng, địa phương.

 Hạn chế của mô hình VAC:

Tiềm năng phát triển VAC ở nhiều vùng, nhiều địa phương chưa được khai thác triệt để, tỷ lệ vườn tạp, hồ tạp chuồng trống còn lớn.

Cơ chế chính sách của Nhà nước, việc đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ còn hạn chế. Vốn phát triển còn ít và khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay.

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông vùng nông thôn còn thấp kém. Thị trường chưa hình thành và phát triển đồng bộ đã hạn chế khả năng tiêu thụ, trao đổi sản phẩm hàng hóa.

Những phong tục tập quán còn lạc hậu chưa được khắc phục ở một số vùng, một số địa phương cũng ảnh hưởng tới nhân rộng mô hình VAC.

* Đặc điểm chung của mô hình VAC ở một số vùng của Việt Nam:

 VAC ở vùng đồng bằng sông Hồng:

Châu thổ sông Hồng là vùng đất bằng phẳng , phì nhiêu, có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp lúa nước. Quá trình hình thành và phát triển mô hình VAC trải qua lịch sử lâu dài đã tạo ra nhiều sản phẩm quý. Khác với vùng nông nghiệp khác, mô hình VAC ở vùng đồng bằng sông Hồng tiến hành chủ yếu trên đất thổ cư, hoặc mô hình ngoài thổ cư gần nhà. Mối quan hệ giữa con người và ruộng đất luôn là vấn đề nan giải. Dân số ngày càng đông đúc, ruộng đất ngày

càng thu hẹp, manh mún. Những đặc điểm trên tác động đến việc áp dụng mô hình theo: mô hình VAC hoàn chỉnh có đầy đủ 3 thành phần V, A, C hay mô hình VAC không hoàn chỉnh(kết hợp 2 thành phần).

 VAC ở đồng bằng sông Cửu Long:

Về phương diện lịch sử, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới so với đồng bằng sông Hồng. Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên sự hình thành cơ cấu cũng có sự khác nhau. Đó là sự kết hợp kinh nghiệm truyền thống giữa “đàng ngoài” với sự sáng tạo của “đàng trong”. Đồng bằng sông Cửu Long có những sông lớn đổ ra biển, kênh rạch chằng chịt…đã hình thành nên các vùng đất thổ nhưỡng rất khác nhau, nhưng đều có chung điều kiện thuận lợi về khí hậu, sự phì nhiêu của đất…dẫn đến nơi đây rất đa dạng các loại nông sản. Ngày nay, với sức mạnh mới, nông dân Nam Bộ đang đưa nền nông nghiệp lên trình độ mới. Xét về mặt thời gian thì mô hình VAC ở Nam Bộ ra đời sau hơn ở Bắc Bộ, nhưng do điều kiện, mô hình VAC ở đây phát triển trên quy mô lớn hơn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa cho thu nhập cao.

 VAC ở trung du và miền núi:

Trung du và miền núi nước ta chiếm ¾ lãnh thổ nhưng dân số chỉ chiếm có 20%, mật độ dân cư thưa thớt; sống rải rác trong thung lũng, vườn đồi. Hiện nay thế mạnh đất đai của miền núi và trung du đang được phát huy vì nó phù hợp với phát triển kinh tế VAC quy mô lớn. Phương thức ở đây là canh tác nông- lâm kết hợp. Thực tế những năm qua, những địa phương nào có giao thông thuận lợi , có chính sách khuyến khích và hỗ trợ thì mô hình phát triển mạnh.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG mô HÌNH VAC TRÊN địa bàn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w