Các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình VAC

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG mô HÌNH VAC TRÊN địa bàn (Trang 30 - 86)

 Yếu tố tự nhiên:

Thời tiết, khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, nguồn nước, hướng gió… Đây là các yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố cây trồng và vật nuôi, thiết kế kiểu mô hình như thế nào cho phù hợp, Nếu thời tiết mưa thuận gió hòa là điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển, có năng suất cao và ngược lại. Thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng tới khấu hao tài sản cố định: khí hậu nắng lắm, mưa nhiều làm khấu hao lớn và ngược lại. Sâu dịch bệnh phát triển khi thời tiết có độ ẩm cao, nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng gây bệnh cho vật nuôi, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm.

Giống cây, con: trong trồng trọt, chăn nuôi muốn có hiệu quả thì giống có vai trò rất quan trọng. Đối với giống có năng suất cao, ít dịch bệnh thì có hiệu quả tốt. Hiện nay các giống được đưa vào sử dụng đều có năng suất cao gấp nhiều lần so với trước.

Nguồn vốn đầu tư: vốn là yếu tố không thể thiếu khi hộ áp dụng sản xuất theo mô hình. Trong sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn đòi hỏi không nhiều như trong sản xuất nghành công nghiệp nhưng nguồn vốn của các hộ đa số có rất ít. Muốn đầu tư làm ăn thường vay ở ngân hàng.Vốn đầu tư bao gồm các chi phí xây dựng chuồng trại, máy móc, chi phí mua giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh…

Trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất: Các yếu tố này quyết định đến cách thức sản xuất mô hình của hộ. Trong việc xây dựng mô hình các hộ cũng phải có những hiểu biết cơ bản mới có thể làm được. Những hiểu biết này có thể là do học hỏi các hộ đã làm trước. Việc xây dựng mô hình như thế nào có ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi. Đặc điểm của vùng đồng bằng là đất bằng phẳng nên việc thiết kế mô hình VAC ít khó khăn các vùng khác. Một mô hình có đầy đủ 3 thành phần là một mô hình lý tưởng nhất vì các thành phần trong mô hình hỗ trợ nhau, sản phẩm phụ của thành phần này là đầu vào cho thành phần kia, tạo ra sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Ao thường được bố trí gần nguồn nước để tiện thay nước, chuồng nên bố trí cạnh ao để tiện cho việc thải phân.

 Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất bao gồm: giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc. Giao thông được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Ở nơi nào có giao thông thuận tiện thì kinh tế dễ dàng phát triển hơn, giao thông đi lại càng thuận lợi thì việc vận chuyển đầu vào, đầu ra dễ dàng.

Hệ thống thủy lợi giúp cung cấp nước vào mùa khô, thoát nước vào mùa mưa. Nếu không có hệ thống thủy lợi thì sẽ bị ngập nước, tràn ao hồ, vườn ngập úng ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Mùa khô thì không có nước tưới cho cây trồng, vật nuôi.

Điện có vai trò quan trọng trong sản xuất. Điện để thắp sáng, bơm nước rửa chuồng trại, tưới cây cho cây trồng. Nếu không có điện, điện không đủ cung

cấp thì ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, phải sử dụng lao động thủ công, tốn nhiều thời gian và kết quả không cao.

Thông tin liên lạc có vai trò quan trọng để cung cấp kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp cho nông hộ tiếp thu một cách dễ dàng.

 Hoạt động chuyển giao khoa học, kỹ thuật:

Vai trò của khuyến nông là cầu nối của người nông dân và nhà khoa học. Những tiến bộ khoa học mới được nghiên cứu và muốn đưa vào ứng dụng, mở rộng thì cần có cán bộ khuyến nông với công tác tuyên truyền, chuyển giao. Nếu khuyến nông làm tốt thì các hộ nông dân dễ dàng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất có hiệu quả.

 Giá cả đầu vào, đầu ra:

Giá đầu vào có vai trò lớn, ảnh hưởng tới quyết định của hộ sử dụng. Nếu giá đầu vào tăng lên, hộ sẽ sử dụng các sản phẩm thay thế, giảm bớt khối lượng đầu vào để giảm chi phí. Các đầu vào là giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, thuốc bảo vệ thực vật…

Gía đầu ra ảnh hưởng tới giá trị sản xuất thu được. Nếu bán được với giá cao thì giá trị sản xuất thu được lớn. Khi bán được sẽ kích thích sản phẩm phát triển, mở rộng quy mô.

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng có nhiều ảnh hưởng tới việc sản phẩm được bán với giá như thế nào, lượng là bao nhiêu. Nếu được bán ở thị trấn, thành phố thì cao hơn ở quê. Thị trường mà rộng lượng khách hàng sẽ đông, bán được nhiều hơn.

 Chính sách của Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương:

Chính sách của Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới việc tích tụ ruộng đất, hình thành và phát triển mô hình VAC. Ở đâu

chính quyền quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện thì thuận lợi hơn. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ được chú trọng hơn, dễ dàng hơn trong việc đấu thầu, mở rộng quy mô.

2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển mô hình VAC 2.2.1 Tình hình mô hình VAC trên thế giới

Ở Trung Quốc

Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp lớn và lâu đời nhất trên thế giới, đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền nông nghiệp thế giới. Do đó, nền nông nghiệp Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tự túc, tự cấp có hiệu quả. Kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực để tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như hiệu quả lao động cao, sản xuất nhiều nông sản hàng hóa. Với mô hình VAC đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất trồng, giải quyết vấn đề dôi dư lao động. Vì vậy, quốc gia này đã thực hiện thu hẹp kiểu kinh doanh cần nhiều lao động, mở rộng mô hình VAC tập trung vốn và kỹ thuật. Đó là điều có lợi cho nông dân, cho công cuộc cải cách nông thôn và phân bổ tối ưu các nguồn lực trong sản xuất cho nông nghiệp. Thực tế cho thấy, phương thức kinh doanh trên những mảnh ruộng manh mún cổ truyền trước đây không còn phù hợp với việc thâm canh bằng tập trung vốn và kỹ thuật. Chỉ có phương thức kinh doanh với mô hình VAC lớn mới tạo tiền đề cho việc đầu tư nhiều vốn và lỹ thuật nhằm đạt tới một nền sản xuất hiện đại và bền vững. Trung Quốc là nước đầu tiên của kiểu hình sản xuất kết hợp giữa trồng trọt, trồng dâu nuôi tằm, nuôi cá nước ngọt và chăn nuôi.

Sơ đồ 2.1: Hệ thống sản xuất kết hợp truyền thống ở Trung Quốc

Hệ thống này đặc trưng bởi mức độ đầu tư thấp, hầu như là quảng canh, nhưng nhờ sử dụng chất thải và sản phẩm phụ nên đã mang lại nhiều nguồn lợi nhất định phù hợp cho các đối tượng nông dân ít vốn.

Ở Thái Lan

Sơ đồ 2.2: Hệ thống sản xuất kết hợp ở Thái Lan

Phân bắc Ao cá Phân chuồng Lợn Cây trồng Bùn ao Tằm Kén Tơ Nhộng Ao cá Phân chuồng Chăn nuôi Sản phẩm phụ của TT Trồng trọt Nước Sản phẩm Thị trường hàng hóa Tiêu thụ gia đình Đầu vào

Ở nông thôn Thái Lan đang phổ biến sản xuất các loại hình VAC ở quy mô hộ gia đình với mức độ thâm canh cao và sản xuất một lượng rau, hoa quả và thực phẩm đáng kể cung cấp cho xã hội. Các trang trại sản xuất kết hợp phổ biến như: ao cá- gà công nghiệp, ao cá- vịt- vườn cây ăn quả, tôm- gia súc, ao cá- vườn rau... với mức độ đầu tư biến động từ bán thâm canh tới thâm canh cao. Các trang trại áp dụng các hình thức sản xuất này thị trường thường thu lợi nhuận cao và tạo nhiều cơ hội việc làm cho gia đình nông dân và cộng đồng. VAC ở đây không chỉ ở quanh nhà mà đã phổ biến thành các trang trại và hình thành các hình thức hợp tác trang trại ở một số vùng nông thôn Thái Lan. Hình thức hợp tác trang trại ở đây có nghĩa là một nhóm hộ nông dân cùng hợp tác sản xuất một mô hình sản xuất kết hợp giống nhau nhằm tạo ra một số lượng hang hóa đủ lớn để có thể cạnh tranh với thị trường. Nhiều diện tích trồng lợi nhuận thấp đã được nông dân đào ao, thả cá, lên luống để thay lúa bằng các mô hình sản xuất kết hợp.

Ở Philipin:

Vùng đất thấp, các hộ nông dân đã áp dụng mô hình sản xuất kết hợp: ao cá-vườn- nuôi lợn. Ao cá thả các loại: trắm, mè, chép… để tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt và chăn nuôi. Giữa ao để lại 30 -40 m2 đất trồng rau và gieo mạ. Cạnh ao là chuồng nuôi lợn trên sàn gồm 2 – 3 con lợn thịt. Phân lợn làm thức ăn cho cá. Trên bờ ao trồng hồ têu, cà phê và cây phân xanh. Cạnh nhà là ruộng lúa được giữ nước liên tục. Ở ruộng lúa nuôi cá rô phi và ốc. Khi lúa được một tháng thì thả vịt vào ruộng. Khi lúa trỗ bông đưa vịt vào ao. Sau khi thu hoạch lúa lại thả vịt vào ruộng để mò lúa rơi vãi.

Hệ thống sản xuất kết hợp ở Trung Quốc, Thái Lan và Philipin là những cơ sở thực tiễn minh chứng cho sự thành công của việc làm những mô hình VAC kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi cá. Trung Quốc là nơi xuất hiện đầu tiên sản xuất kết hợp này. Ban đầu là mức độ đầu tư thấp nhưng nhờ biết sử dụng chất thải và sản phẩm phụ của các thành phần khác đã mang lại những

dụng phân chuồng, phân bắc, nhộng làm thức ăn cho cá; sản phẩm cây trồng trọt làm thức ăn cho lợn; lấy dâu nuôi tằm và bùn ao được sử dụng cho cây trồng. Sau khi họ đã đầu tư thâm canh cao như việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, giống tốt cho trồng trọt, bổ sung thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi và ao cá mà sản phẩm và chất lượng sản phẩm của hệ thống được cải thiện rõ rệt. Ở Thái Lan thì phổ biến là các mô hình VAC ở quy mô hộ gia đình với mức độ thâm canh cao, sản xuất cho ra một lượng rau quả va thực phẩm đáng kể cho xã hội. Có trang trại sản xuất kết hợp: ao cá- gà công nghiệp, ao cá- vịt- vườn cây ăn quả, ao cá- vườn rau. Trong sản xuất họ biết kết hợp các thành phần V, A, C với nhau để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra họ biết hợp tác với nhau, thành lập một nhóm nông dân sản xuất ra cùng một số lượng hàng hóa đủ lớn để có thể cạnh tranh với thị trường. Ở Philipin các hộ nông dân sử dụng kết hợp: ao cá- vườn- nuôi lợn. Ao cá thả trắm, mè, trê.., để tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt và chăn nuôi. Họ trồng lúa, khi lúa bén chân thì cho vịt vào ruộng, khi lúa trỗ bông thì đưa vịt vào ao, khi thu hoạch cho vịt vào mò lúa rơi vãi. Sự bố trí, phối hợp các loại cây trồng, vật nuôi về thời gian và địa điểm với mục đích nhằm tận dụng tối đa nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, các sản phẩm phụ để đem lại hiệu quả cao nhất.

Như vậy, từ việc sản xuất mô hình VAC ở các nước có thể rút ra : Làm VAC không khó nhưng cần phải học hỏi, biết cách bố trí, phối hợp các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương và với trình độ kỹ thuật của hộ. Với những hộ nông dân có vốn ít cũng có thể làm mô hình VAC, điều cơ bản là biết tận dụng các thành phần trong hệ thống và sau đó sẽ phát triển dần mức đầu tư them. Khi khối lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất ra nhiều thì cần có sự hợp tác giữa những hộ làm VAC với nhau để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển mô hình VAC ở Việt Nam

Phong trào phát triển mô hình VAC do Hội làm vườn Việt Nam đề xuất và vận động phát triển đã trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng trong cả

nước, đem lại kết quả nhiều mặt. Mô hình VAC đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nông dân. Phong trào cũng đã góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự đa dạng tài nguyên di truyền động thực vật. xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay phong trào đã bước sang giao đoạn hình thành trang trại quy mô lớn, tạo tiền đề cho sản xuất VAC hàng hóa lớn giúp người dân làm giàu. Hội làm vườn Việt Nam đã tập hợp được các yếu tố từ hoạt động phát triển sinh kế truyền thống gắn liền với sự phát triển và lập nghiệp của đại bộ phận nông dân Việt Nam và nâng lên thành mô hình sản xuất tổng hợp. Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển nông thôn(CCRD) là một đơn vị trực thuộc, với các nỗ lực thành công trong nghiên cứu để ứng dụng công nghệ sinh học cho việc hoàn thiện mô hình VAC tại các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn cả nước. Kết quả các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ và phát huy nguồn lực sẵn có đóng góp vào chương trình xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lươnsg thực của các vùng nghèo.

Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và các khu vực, các hệ thống VAC sinh học có thể bao gồm 3 thành phần V, A, C hoặc chỉ có 2 thành phần VA, VC, CA. Trong những trường hợp như vậy sự tác động tương hỗ của con người đối với các thành phần có vai trò quyết định. Sự phát triển của cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào sự điều chỉnh của con người như nguồn phân bón hay thức ăn được cung cấp theo đặc điểm của từng loại cây trồng, vật nuôi. Điều kiện môi trường xung quanh cũng là đặc điểm quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng của chúng. Các mô hình VAC có thể áp dụng theo mỗi vùng: VAC trung du,miền núi phía Bắc; VAC đồng bằng sông Cửu Long; VAC đồng bằng sông Hồng; VAC Bắc miền Trung; VAC nam miền Trung; VAC Tây Nguyên; VAC Đông Nam Bộ.

Mô hình VAC ở nước ta đang trên đà phát triển, nhất là từ khi hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế chủ lực, chính sách đất đai có nhiều điểm mới. Kinh tế VAC là một bộ phận chủ yếu của kinh tế hộ, có vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập của mỗi gia đình.

Nông dân ta có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo trong quá trình phát triển kinh tế VAC. Mô hình VAC được đánh giá là mô hình phù hợp với điều kiện của nhiều vùng, địa phương.

 Hạn chế của mô hình VAC:

Tiềm năng phát triển VAC ở nhiều vùng, nhiều địa phương chưa được khai thác triệt để, tỷ lệ vườn tạp, hồ tạp chuồng trống còn lớn.

Cơ chế chính sách của Nhà nước, việc đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ còn hạn chế. Vốn phát triển còn ít và khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay.

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông vùng nông thôn còn thấp kém. Thị trường chưa hình thành và phát triển đồng bộ đã hạn chế khả năng tiêu thụ, trao

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG mô HÌNH VAC TRÊN địa bàn (Trang 30 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w