3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Mộc Bắc nằm ở phía Đông Bắc của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách thị trấn Hòa Mạc 8km. Phía Đông của xã giáp sông Hồng, phía Tây giáp xã Châu Giang, phía Nam giáp xã Mộc Nam, phía Bắc giáp với xã Phú Xuyên- Hà Nội.
Xã Mộc Bắc có địa hình tương đối bằng phẳng, hầu hết các diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 30, độ cao trung bình từ 3-4 mm so với mực nước biển.
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Mộc Bắc nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, với khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 3 đến tháng 10.
Mùa lạnh hanh, khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: Hằng năm nhiệt độ trung bình là 23,20C, mùa hạ nhiệt độ trung bình là 30-320C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 (36-380C); mùa đông nhiệt độ trung bình là 17- 200C. Nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 và tháng 2 (8- 100C), tổng nhiệt độ hàng năm là 8.0530C.
Độ ẩm không khí: Hằng năm độ ẩm không khí là 78% . Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 độ ẩm trung bình là 86%, tháng khô nhất là tháng 11 độ ẩm trung bình là 70%.
Mưa: Tổng lượng mưa trung bình hằng năm là 1.500- 1.600 mm nhưng phân bố không đồng đều trong năm. Lượng mưa trung bình tháng trong năm là 175 mm. Nhìn chung lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, các tháng 7, 8, 9 chiếm tới 60% lượng mưa của cả năm . Mưa tập trung và phân hóa
theo mùa. Mùa hè thường có mưa to bão lớn gây úng lụt ảnh hưởng xấu tới sản xuất và môi trường. Mùa đông thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít, nước ao hồ cũng không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Gió bão: Huyện Duy Tiên nói chung và xã Mộc Bắc nói riêng đều chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và Đông Nam thổi vào mùa hè, vào tháng 5, tháng 6, tháng 7 hàng năm xuất hiện gió khô nóng.
Như vậy Mộc Bắc có khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hạ, khô lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Có sông Hồng chảy qua, hàng năm cung cấp một lượng phù sa màu mỡ và lượng nước tưới lớn, thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú, cho năng suất cao, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất mô hình VAC. Tuy nhiên, vấn đề mưa bão cũng là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, điều kiện thời tiết có những thay đổi thất thường, dịch bệnh dễ xảy ra làm ảnh hưởng tới sản xuất. Cần có những biện pháp chống úng lụt, hạn hán kịp thời, hợp lý nhằm phục vụ sản xuất.
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của con người, nó vừa là đối tượng sản xuất, vừa là tư liệu sản xuất. Cây trồng muốn sinh trưởng, phát triển được phải có môi trường sống thuận lợi, phải có đầy đủ điều kiện để hấp thu chất dinh dưỡng, hô hấp và quang hợp. Theo kết quả thống kê cho đến nay tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Mộc Bắc là 1.013,73 ha được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Mộc Bắc qua 2 năm 2012, 2013
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So
sánh(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) Tổng 1.013,73 100 1.013,73 100 100 1.Đất nông nghiệp 443,44 43,74 443,36 43,73 99,98 - Đất sản xuất nông nghiệp 407,62 40,21 407,54 40,20 99,98 - Đất nuôi trồng thủy sản 35,82 3,53 35,82 3,53 100 2. Đất phi nông nghiệp 566,54 55,88 566,67 55,90 100.02 - Đất ở 56,32 5,56 56,32 5,56 100 - Đất chuyên dùng 94,44 9,32 95,86 9,46 101,5 - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,85 0,08 0,85 0,08 100 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,75 0,86 8,75 0,86 100 - Đất sông suối, mặt nước 406,18 40,06 404,89 39,94 99,68 3. Đất chưa sử dụng 3,75 0,37 3,7 0,36 98,66
Nguồn: Ban địa chính xã Mộc Bắc Nhìn chung qua 2 năm tình hình sử dụng đất đai của xã có biến động không đáng kể: đất nông nghiệp có xu hướng giảm. Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 443,44 ha, đến năm 2013 diện tích là 443,36 ha, giảm 0,08 ha. Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng từ 566,54 ha(năm 2012) lên 566,67 ha(năm 2013) tăng 0,13 ha. Diện tích đất chưa sử dụng giảm từ 3,75 ha xuống còn 3,7 ha. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng là do: quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nên một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang xây dựng đường giao thông, trường học và một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân cư; người dân tích cực khai hoang và sử dụng đất nên diện tích đất chưa sử dụng giảm đi.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Lao động là yếu tố quan trọng của mọi quá trình sản xuất và là yếu tố trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Việc tổ chức và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu dân số đông và tăng nhanh sẽ có nhiều tác động xấu: diện tích đất nông nghiệp giảm, vấn đề việc làm và anh sinh xã hội.
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Mộc Bắc qua 3 năm 2011-2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/011 13/12 BQ
1. Tổng nhân khẩu Khẩu 6.774 100 6.8
92 100 6.957 100 101,74 101,9 4 101,34 2. Tổng số hộ Hộ 1.620 100 1.6 56 100 1.672 100 102,22 100,9 6 101,59 - Hộ nông, lâm, thủy sản Hộ 1.458 90,0 1.4
76
89,17 1.478 88,38 101,23 100,1 3
100,68
- Hộ công nghiệp xây dựng Hộ 68 4,2 73 4,43 78 4,67 107,3 106,8
4 107,1 - Hộ thương mại, dịch vụ Hộ 84 5,8 105 6,4 116 6,95 125,0 110,4 7 117,51 3. Tổng số lao động Người 3.466 100 3.5 27 100 3.544 100 101,75 100,4 8 101,11 - Nam Ngừời 1.751 50,52 1.7 80 50,47 1.791 50,54 101,65 100,6 2 101,14 - Nữ Ngừời 1.714 49,48 1.7 46 49,53 1.753 49,46 101,86 100,4 101,13 4. Một số chỉ tiêu
- Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/ hộ 4,318 4,1 6 4,15 99,52 99,52 99,52 - Bình quân lao động/ hộ LĐ/hộ 2,14 2,1 3 2,12 99,53 99,53 99,5
Dân số qua 3 năm liên tục tăng, năm 2011 là 6.774 khẩu lên 6.892 khẩu(năm 2012) và 6.957 khẩu(năm 2013), tốc độ tăng bình quân 101,34% => đòi hỏi cần có nhiều công ăn việc làm tạo ra để đáp ứng n cần. Số hộ gia đình tăng từ 1.620 hộ lên 1.656 hộ(năm 2012) và tới 1.672 hộ(năm 2013). Số hộ hoạt động trong ngành nông- lâm- thủy sản chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nghành của xã và đang có xu hướng giảm: năm 2012 số hộ trong nghành nông- lâm- thủy sản chiếm 90,0%, 89,17%(năm 2012), 88,38%(năm 21013). Số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ và đang có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm. Tổng số người trong độ tuổi lao động 3.466 người(năm 2011) tăng lên 3.527 người(năm 2012) và lên tới 3.544 người(năm 2013); trong đó lao động nam tăng từ 50,52%(năm 2011) lên 50,54% (năm 2013), lao động nữ giảm từ 49,48%(năm 2011) xuống 49,46%(năm 2013). Bình quân số nhân khẩu của hộ giảm dần, bình quân lao động của hộ cũng có xu hướng giảm nhẹ.
Nhìn chung, dân số của xã ổn định qua các năm, lực lượng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương nói chung và mô hình VAC nói riêng, từng bước khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển.
3.1.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Về giao thông: Hệ thống giao thông nội thị và đối ngoại khá phát triển. Các trục đường giao thông trong xóm, đường liên thôn, liên xã hầu như đã được bê tông hóa. Hệ thống thông huyện, tỉnh lộ rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các khu vực xung quanh. Hiện nay đường xã có 12 tuyến dài 11,945 km và đường thôn xóm có 47 tuyến dài 13,284 km đã được bê tông hóa.
Về hệ thống thủy lợi: hiện nay trên toàn xã có 22 kênh mương được xây dựng và ngày càng tu bổ hoàn thiện. Các mương lấy nước từ trạm bơm Quyền Nam từ nguồn nước sông Hồng rất màu mỡ. Xã có 4 trạm bơm hoạt động liên tục, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho đồng ruộng.
Về điện: lưới điện là đường dây trên không, đến nay đã xây dựng được 3,5km đường cao thế, 3 trạm biến áp và hệ thống hạ thế. Hệ thống lưới điện khá hoàn thiện đã đảm bảo 100% số hộ sử dụng và phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thông tin liên lạc: ở xã có nhà bưu điện văn hóa xã, có mạng internet và máy tính. Mỗi thôn đều có loa phát thanh để truyền tin cho nhân dân nhanh chóng, thuận tiện. Hệ thống thông tin có vai trò trong việc truyền bá kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân.
Hệ thống trường, trạm: trong những năm gần đây, giáo dục có bước tiến vượt bậc về chất lượng. Các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học, Phổ thông đều đạt tiêu chuẩn chất lượng trường chuẩn quốc gia với đội ngũ giáo viên tận tình trong công việc, chuyên môn đạt chuẩn trở lên, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cao ở các trường. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, đảm bảo chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân. Mạng lưới y tế không ngừng được nâng cao về số lượng và cơ sở vật chất.
3.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm(2011-2013)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển(%)
SL (tỷ) CC (%) SL (tỷ) CC (%) SL (tỷ) CC (%) 12/11 13/12 BQ 1.Tổng g giá trị sản xuất 52,5 100 73 100 91 100 139,0 4 124,6 5 131 ,65 - Ngành NN 18,7 35,7 28,5 39 35 38,5 152,4 122,8 136 ,8 - Ngành CN- TTCN 19,8 37,08 22,5 30,8 28,6 31,4 113,6 3 127,1 1 120 ,18 - TMDV 14 27,22 22 30,2 27,4 30,1 157,1 4 124,5 4 139 ,98 2. Một số chỉ tiêu bình quân - Tổng GTSX/ hộ 0,032 0,044 0,054 137,5 122,7 129 ,9 - Tổng GTSX/lđ 0,015 0,021 0,026 140,0 123,8 131 ,65 - Tổng GTSX/ ha đất NN 0,118 0,165 0,205 139,8 3 124,2 4 131 ,8
Qua 3 năm tình hình lao động của xã liên tục tăng: 52,2 tỷ đồng(năm 2011) lên 73 tỷ(năm 2012) và lên tới 91 tỷ(năm 2013); tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đạt 31,65%. Nguyên nhân là do tổng giá trị sản xuất trong các nghành đều có xu hướng tăng: bình quân nghành nông nghiệp tăng 36,8%; nghành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng 20,18% và nghành thương mại dịch vụ tăng 39,98%.
Kinh tế của xã có sự chuyển biến đáng kể, tổng giá trị sản xuất bình quân của hộ tăng từ 32 triệu đồng(năm 2011) lên 44 triệu đồng(năm 2012) và lên tới 54 triệu đồng(năm 2013), tốc độ bình quân qua các năm đạt 29,9% ; giá trị sản xuất trên lao động tăng từ 15 triệu đồng(năm 2011) lên 21 triệu đồng(năm 2012) và lên tới 26 triệu đồng(năm 2013), tốc độ bình quân qua 3 năm đạt 31,65%. Tổng giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất nông nghiệp tăng tư 118 triệu đồng/ha(năm 2011) lên 165 triệu đồng/ha(năm 2012) và đạt tới 205 triệu đồng/ha(năm 2013) với tốc độ bình quân 31,8% qua 3 năm.
Tình hình sản xuất của xã trong 3 năm tương đối cao, các chỉ tiêu về tốc độ phát triển nhanh; tỷ trọng nghành nông nghiệp ngày càng giảm, công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên đây là con số bình quân, chưa đồng đều giữa các hộ, tạo nên khoảng cách trong thu nhập cần tạo ra sự cân bằng để có sự phát triển hơn.
Những năm qua nhờ thực hiện tốt công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước nên kinh tế của xã đã có những bước phát triển tốt. Tuy nhiên so với tiềm năng sẵn có của mình thì phát triển còn chậm, sản xuất nông nghiệp chưa thật ổn định và vững chắc, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn chưa thích ứng được với thị trường nông thôn về tiêu thụ và chế biến sản phẩm.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để nghiên cứu để tài này tôi tiến hành chọn xã Mộc Bắc làm địa điểm nghiên cứu, do mô hình VAC được thực hiện từ khá lâu và có vai trò quan trọng
đối với các nông hộ trong việc sản xuât tạo ra thu nhập phát triển kinh tế hộ và của toàn xã. Vì vậy, tôi quyết định chọn địa bàn xã Mộc Bắc là địa bàn nghiên cứu về thực trạng mô hình VAC cũng như tìm hiểu những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sản xuất theo mô hình VAC.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của phòng thống kê Ủy ban nhân dân xã Mộc Bắc. Nguồn số liệu thông tin đăng trên các báo, tạp chí, internet. Các tài liệu được công bố hàng năm của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. Các chính sách của Trung ương và địa phương đã ban hành để thúc đẩy kinh tế hộ và mô hình VAC.
Bảng 3.4: Nguồn tài liệu thu thập thông tin ST
T
Loại tài liệu Mục đích sử dụng Nguồn
1 Tình hình chung về xã:
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế- xã hội Phân tích các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội để xác định những khó khăn tác động đến mô hình VAC UBND xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
2 Các nghiên cứu liên quan
Làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài
Luận văn tốt nghiệp, tạp chí, internet
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập thông tin, điều tra trực tiếp các hộ áp dụng mô hình VAC hoàn chỉnh và mô hình VAC không hoàn chỉnh tại xã Mộc Bắc- Duy Tiên- Hà Nam. Xây dựng phiếu điều tra : từ căn cứ các chỉ tiêu cần phân tích, đánh giá đưa ra các câu hỏi khảo sát và tham khảo ý kiến của người dân.
Theo kế hoạch điều tra 50 hộ trong khu vực xã Mộc Bắc, chọn 23 hộ sản xuất theo mô hình VAC hoàn chỉnh và 27 hộ sản xuất mô hình VAC không hoàn chỉnh.
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng để phân tích các kết quả nghiên cứu: tình hình kinh tế xã hội, tốc độ phát triển của các mô hình VAC. Mô tả các ứng xử của hộ nông dân trong từng điều kiện, từng trường hợp cụ thể qua việc sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong thống kê.
3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu thể hiện quy mô, kết quả, hiệu quả giữa các nhóm hộ áp dụng các kiểu mô hình VAC khác nhau.
3.2.3.3 Phương pháp chuyên khảo
Phương pháp chuyên khảo: qua việc thu thập ý kiến của các hộ để nắm bắt thông tin về thực trạng, tình hình mô hình VAC cho phù hợp với thực tế và đề tài nghiên cứu.
3.3 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu
3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá tình hình cơ bản của các hộ điều tra
- Trình độ văn hóa của chủ hộ - Tình hình về nhà ở của các hộ - Số nhân khẩu bình quân của hộ - Số lao động bình quân của hộ
3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá về nguồn lực phục vụ cho sản xuất của các hộ điều tra