Sự hình thành chồi của giống mía VN8 4– 4137 (Việt Nam)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá non của 2 giống mía Việt Nam 84 – 4137 và Suphanburi 7 trên môi trường MS. Bước đầu nghiên cứu chuyển gen (Trang 66 - 69)

Chồi bắt đầu hình thành được ghi nhận vào ngày thứ 8 – 10 sau khi cấy mô sẹo vào môi trường tái sinh tạo chồi và để ngoài ánh sáng trong phòng sáng. Chồi xuất hiện ở tất cả các nghiệm thức, kể cả nghiệm thức không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng; điều này cho thấy rằng việc tái sinh mía là tương đối dễ thực hiện. Khảo sát sự hình thành chồi ở giống mía VN84 – 4137 đã thu được kết quả là ở nồng độ BAP 2 mg/l (cố định) kết hợp với 0,1 hoặc 0,5 mg/l NAA thì 100% số mẫu tái sinh, nhưng ở nồng độ NAA là 0,1 mg/l (tỷ lệ cytokinin/auxin là bằng 20) thì thu được số chồi là cao nhất và chồi phát triển mạnh nhất (thông qua đánh giá chỉ tiêu chiều cao chồi) sau 1 tháng nuôi cấy (bảng 8). Thí nghiệm được lặp lại 2 lần.

Bảng 8: Số liệu khảo sát sự tái sinh tạo chồi của giống mía VN84 – 4137. Tên NT Tổng số mẫu/ nghiệm thức Số mẫu

tạo chồi % số mẫu tạo chồi

Số chồi trung bình/mẫu

Chiều cao của chồi (cm) VN ĐC 30 14 46,67C ± 5,8 10,29 ± 3,73 0,1 – 0,5 VN 1 30 100A 28,08 ± 4,59 0,4 – 1,0 VN 2 29 96,67A ± 5,8 10,29 ± 3,11 0,2 – 0,7 VN 3 23 76,67B ± 11,5 15,26 ± 3,05 0,2 – 0,6 VN 4 21 70,00B ± 10,0 8,90 ± 2,49 0,2 – 0,5

*: các chữ cái A, B, C, D trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt giữa các nghiệm thức theo trắc nghiệm phân hạng. Mức ý nghĩa p = 0,05.

Hình 30: Các mẫu tái sinh tạo chồi của giống mía VN84 – 4137 ở môi trường số 1 (2 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA) và môi trường số 4 (2 mg/l BA và 1,5 mg/l NAA)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá non của 2 giống mía Việt Nam 84 – 4137 và Suphanburi 7 trên môi trường MS. Bước đầu nghiên cứu chuyển gen (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)