Sự hình thành mô sẹo của giống mía Suphanburi7 (Thái Lan)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá non của 2 giống mía Việt Nam 84 – 4137 và Suphanburi 7 trên môi trường MS. Bước đầu nghiên cứu chuyển gen (Trang 62 - 66)

So với giống mía VN84 – 4137 của Việt Nam, giống mía Suphanburi 7 của Thái Lan cũng cho kết quả tạo mô sẹo tương tự, theo đánh giá khách quan thì mô sẹo hình thành sớm hơn và nhiều hơn. Cụ thể, vào ngày thứ 6 – 7 sau khi cấy đã có thể thấy những mô sẹo đầu tiên hình thành. Sau 45 ngày nuôi cấy, ở nghiệm thức không bổ sung 2,4 – D, hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của mô sẹo, các mẫu cấy bị đen và hỏng; ở các nghiệm thức còn lại, sự hình thành mô sẹo cũng tăng dần theo nồng độ tăng dần của 2,4 – D nhưng với tỷ lệ hình thành mô sẹo cao hơn. Đặc biệt là ở các nghiệm thức có nồng độ 2,4 – D từ 4 – 5 mg/l, tất cả các mẫu cấy đều tạo mô sẹo, các mô sẹo hình thành có dạng chắc, vàng, lượng mô sẹo bị nhầy nhớt ít hơn so với giống VN84 – 4137 (bảng 7). Hoàn toàn không thấy sự phát sinh rễ, hiện tượng hóa nâu cũng ít. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần.

Bảng 7: Số liệu khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ khác nhau của 2,4 – D lên sự hình thành mô sẹo ở giống mía Suphanburi 7.

Tên NT Tổng số mẫu/ nghiệm thức số mẫu hình thành mô sẹo % số mẫu hình thành mô sẹo % số mô sẹo bở % số mẫu nâu Đánh giá TL 0 60 0 0,00D 0 100 TL 1 49 81,67C ± 2,90 31,67 0 +++ TL 2 51 85,00BC ± 10,0 21,67 0 +++ TL 3 55 91,67B ± 2,90 21,67 0 ++++ TL 4 60 100A 3,33 0 +++++ TL 5 60 100A 25 0 +++++

*: các chữ cái A, B, C, D trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt giữa các nghiệm thức theo trắc nghiệm phân hạng. Mức ý nghĩa p = 0,05.

Qua quan sát suốt quá trình nuôi cấy, các mẫu mía của giống mía Suphanburi 7 này đều không bị hư hỏng (trừ những mẫu cấy trên môi trường không bổ sung 2,4 – D), nhưng lại thấy hiện tượng hóa nâu do các mẫu cấy tiết ra, điều này có thể ảnh

hưởng đến sự hình thành và tăng sinh mô sẹo. Nếu không có biện pháp xử lý, các mô sẹo này sẽ ức chế tăng trưởng.

Hình 27: Các nghiệm thức của quá trình khảo sát sự hình thành mô sẹo của giống mía Suphanburi 7 (Thái Lan)

Hình 28: Mô sẹo của giống mía Suphanburi 7 – Thái Lan A: Mô sẹo chắc

B: Mô sẹo bở, nhầy nhớt

C: Mẫu cấy bị hóa nâu của giống Suphanburi 7 – Thái Lan Ở một số nghiên cứu trước về nuôi cấy tạo mô sẹo mía từ lá non, Abed Aljasim M. Al – Jibouri và Ibrahim A. Al – Shamarri đã khảo sát trên 3 giống mía (Co.J.64, Co.J.86 và Missan) và cho chung một kết quả là sự cảm ứng sự hình thành mô sẹo mía từ lá non trên môi trường MS có bổ sung 4 mg/l 2,4 – D cho hiệu quả cao nhất [13]. Ramanand và các cộng sự qua khảo sát ảnh hưởng của các loại auxin lên sự hình thành mô sẹo từ lá non của giống mía S – 3807/99 đã thu được kết quả tốt nhất là 67,3% số mẫu cấy hình thành mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 4 mg/l 2,4 – D [16]. Gần đây, năm 2009, Kambaska Kumar Behera và Santilata Sahoo cũng đã khảo sát sự hình thành mô sẹo từ lá mía non của giống mía Nayana trên môi trường MS có bổ sung 2,4 – D và thu được kết quả sự hình thành mô sẹo là 100% trên môi trường có nồng độ 2,4 – D là 2,5 mg/l [17].

có bổ sung 10% nước dừa với những nồng độ khác nhau của 2,4 – D, kết quả cho thấy ở nồng độ 3 mg/l 2,4 – D thì mô sẹo được hình thành nhiều nhất. Hamid Rashid và các cộng sự qua nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nồng độ 2,4 – D khác nhau lên sự hình thành mô sẹo mía HSF 240 từ các mắt chồi đã cho thấy nồng độ 2,4 – D tối ưu để hình thành mô sẹo mía là từ 2 – 3 mg/l [14].

Từ những dẫn chứng trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, đối với mỗi một điều kiện nuôi cấy hoặc giống mía sử dụng mà thu được những kết quả khác nhau.

Qua thí nghiệm và các nghiên cứu khác cho thấy, cùng một điều kiện nuôi cấy tạo mô sẹo nhưng sự ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng auxin lên các giống mía là khác nhau. Ở môi trường không bổ sung auxin (2,4 – D), ở các mẫu cấy hoàn toàn không có hiện tượng hình thành mô sẹo, điều này cho thấy vai trò quan trọng của auxin 2,4 – D đối với quá trình phản biệt hóa (dedifferentiation) tạo mô sẹo trong nuôi cấy mô in vitro.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá non của 2 giống mía Việt Nam 84 – 4137 và Suphanburi 7 trên môi trường MS. Bước đầu nghiên cứu chuyển gen (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)