NGUỒN GỐC BÀO THAI CỦA MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH LIÊN QUAN VỚI DINH DƯỠNG.

Một phần của tài liệu một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 82 - 105)

- Yếu tố kinh tế xã hội.

TẠP CHÍ THÔNG TIN Y DƯỢC

NGUỒN GỐC BÀO THAI CỦA MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH LIÊN QUAN VỚI DINH DƯỠNG.

QUAN VỚI DINH DƯỠNG.

Hà Huy Khôi

Gần đây, lý tuyết nguồn gốc bào thai (fetal (fetal origin) của một số bệnh mạn tính dạng rất được chú ý, lý thuyết về lấp chương trình trong thời kỳ bào thai và các bệnh mạn tính liên quan với dinh dưỡng góp phần giải thích vì sao các bệnh mạn tính tăng nhanh ở các nước trong thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng.

Các bệnh mạn tính, đặc biệt là thừa cân và béo phì, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Tình trạng đó tồn tại song song với tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vị chất dinh dưỡng còn cao, tạo nên một gánh nặng “kép” về dinh dưỡng.

Đầu thập kỷ 60, tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam là 1%, đến thập kỳ 90 là 11% và đang có xu hướng gia tăng. Trước năm 1995, tỷ lệ thừa cân và béo phì hầu nh không đáng kể, hiện nay đã trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đòng ở các đô thị lớn. Vào năm 2000, khoảng 10% học sinh tiểu học ở Hà Nội TP Hồ Chính Minh, Hải Phòng bị thừa cân và béo phì. Đầu thập kỷ 90, tỷ lệ đái tháo đường tại thànhphố Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh dao động từ 1-2,4%, nhưng vào đầu thế kỷ 21, tỷ lệ này ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng lên tới 4,9%[4]. Người ta còn nhận thấy các bệnh này không chỉ gặp ở các tầng lớp kinh tế khá giảm mà còn gia tăng ở tầng lớp nghèo trong thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng [5].

Về nguyên nhân, gần đây lý thuyết nguồn gốc bào thai (fetal ỏigin) của một số bệnh mạn tính đang rất được chú ý. Năm 1986, nhà khoa học

Anh Barer cho rằng có mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh và lúc 1 tuổi với tỷ lệ chết do bệnh mạch vành về sau. Theo dõi trên 16.000đ đối tượng, tác giả nhận thấy tỷ lệ chế do bệnh mạch vành cao gấp đôi ở nhóm có cân nặng sơ sinh thấp [2]. Theo dõi con của những phụ nữ bị thiếu ăn ở Amsterdam

trong chiến tránh thế giới thứ hai (1944 – 1945) còng cho kết quả giống nh

trên. Ngoài ra, các nhà khoa học còn nhận thấy các hậu quả về sau phụ thuộc vào thời kỳ bào thai bị thiếu dinh dưỡng vào đầu thai kỳ, còn nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch cao, ngược lại nếu bị thiếu dinh dưỡng vào cuối thai kỳ, nguy cơ đẻ nhẹ cân và rối loạn khả năng dung nạp glucose sẽ cao hơn [6]. Nhiều nghiên cứu thếp theo ở Ên Độ, Trung Quốc, Thuỵ điển, Hoa Kỳ cũng cho thấy có mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh với các thành phố của hội chứng chuyển hoá X (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, kháng snsulin, béo phì) về sau [3].

Các nghiên cứu thực nghiệm trên chuột cống trắng đã cho kết quả phù hờp với giả thuyết trên. Ở chuột thiếu dinh dưỡng protein khi có thai sẽ đẻ ra các chuột concó cấu trúc và chức phận tuyến tuỵ không hoàn thiện, khả nặngdung nạp glucose suy giảm khi trưởng thành. Những con chuột này dễ bị béo phì khi được nuôi bằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng [10]. Các tác giả đưa ra khái niệm về lập chương trình bào thai. theo luận điểm của họ, và thời kỳ nhất định của thai kỳ, biểu hiện kiểu gen bị cản trở do những thay đổi trong môi trường dinh dưỡng và nội tiết của bào thai sẽ để lại các dị chứng bền vững ở nhiều cấu trúc và chức phận sinh lý. Sù phát triển về chuyển hoá của bào thai sẽ thích nghi với moi trường trong tử cung nhưng sự thích nghị đó phải trả giá bằng tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sau này. Trái với một số tổn thương khác do thiếu dinh dưỡng bào thai ví dụ như các dị dạng ống thần kinh do thiếu folat, sự lập chương trình bào thai như hội chứng chuyển hoá hay bệnh mạch vành khó xác nhận ở người do còn bị nhiều yếu

tố khác tác động. Người ta đã biết rằng lập chương trình hệ thống tim mạch bị ảnh hưởng do thiếu dinh dưỡng người mẹ là hiện tượng phụ thuộc stẻoid.

Ví dụ tăng huyết áp động mạch kéo dài kèm theo giảm enzym khử hydro của các steroid (11-β-óHD) và biểu hiện của nó. Sự phơi nhiễm thái quá của bào thai với các glucocorticoid tiếp theo sựu tăng hoạt tính của trục dưới đồi thị – tuyến yên – thượng thận (HPA) đáp lại các stress do thiếu dinh dưỡng có thể liên quan tới lập chương trình các bệnh mạn tính.Sự phơi nhiễm thái quá cũng có thể do thiếu enzym 11-β-óHD là enzym khủ hoạt tính các glucocorticoid của mẹ để bảo vệ bào thai. Một lượng cao các glucocorticoid có lợi cho bào thai trong thời gian ngắn vị chúng làm tăng vốn sẵn có của glucose và các chất dinh nhiệt, nhưng về lâu dài hệ thốn tim mạch sẽ bị tổn tại. Các glucocorticoid có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bào thai theo con đường của các lGF (insulin-like growth factos).Những biến đổi trong điều chỉnh các trục hormon chính đặc biệt là trục HPA, lGF-1 và insulin là cơ chế chính để giải thích sự lập trình bào thai của các bệnh tim mạch và sự kháng insulin.

Hệ thống glucose-ínulin-lGF là trục chủ yếu điều hoà tăng trưởng bào thai và có khả nặng hệ thống này liênquan với việc lập chương trình các bệnh mạn tính. Các lGF là các chất tăng hoạt chủ yếu của tăng trưởng trong tủ cung, cho nên chậm tăng trưởng bào thai là do giảm nồng độ lGF-1, chất này được kiểm soát bởi môi trường dinh dưỡng. Đứng trước tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng, chuyển hoá của bào thai trở nên “tiết kiệm” để bảo vệ các cơ quan sống còn, đặc biệt là não và sự tăng trưởng bị ảnh hưởng.

Tóm lại, lý thuyết về lập chương trình trong thời kỳbào thai và các bệnh mạn tính tuy vấn còn nhiều điều chưa sáng tỏ nhưng các nghiêncứu ở

nhiều nước đều khẳng định có mỗi liên quan giữa tăng trưởng trong thời kỳ bào thai với các bệnh tim mạch, tăng huyết áo và hội chứng chuyển hoá. Sự lập chương trình trong thời kỳ bào thai không thay thế các yếu tố nguy cơ khác mà bổ sung một yếu tố về môi trường đối với các bệnh này.

ở thời điểm hiểu biết hiện nay, người ta chó ý các vận dụng sau đây: 1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén va dinh dưỡg người mẹ: chế độ ăn, tình trạng dinh dưỡng của người mẹ nói chung và trong thời kỳ có thai ảnh hưởng đến tăng trưởng và lập chương trình của thai nhi. Chế độ ăn thừa hoặc thiếu nặng lượng và protein có liên quan tới cân nặng thai nhi, nhau thai và huyết áp trẻ sơ sinh. Thiếu máu do thiếu sắt ở người mẹ liên quan tới tỷ lệ số nhau thai/bào thai có và tăng huyết áp của con. Vai trò của acid folic không những liên quan đến dự phòng tính toán vẹn của ống thần kinh mà còn là một hướng nghiên cứu quản trọng vì thiếu acid folic liên quan với giảm cân nặng sơ sinh [7] và với đậm độ homocystein máu ở người trưởng thành là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được thừa nhận.

2. Các vấn đề dinh dương ở thời kỳ chuyển tiếp: lý thuyết về lập chương trình thơng thời kỳ bào thai và các bệnh mạn tính liên quan với dinh dưỡng góp phần giải thích vì sao các bệnh mạn tính tăng nhanh ở các nước trong thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng. Thừa cân và béo phì tăng nhanh, béo phì dễ xuất hiện ở những đữa trẻ trước đây bị suy dinnh dưỡng. Người ta thấy béo phì ở các quần thể dân cư đã no đủ qua nhiều thế hệ có Ýt tác hại hon bời vì ở đó Ýt suy dinh dưỡng bào thai hơn. Một nghiên cứu ở Ên Độ gần đây cho thấy ở một mức độ béo nhất định (dựa theo thấy BMI) người Ên Độ có tỷ lệ khối mỡ cao hơn và thường à béo bụng cũng như lượng insulin máu cao mặc dù có tầm vóc nhỏ hơn [8].

Một thông báo gần đây của Barker[ 9] cho thấy cân nặng sơ sinh thấp phối hợp với tăng cân quá nhanh ở thời kỳ thơ Êu coá liên quan với tăng nguy cơ đái tháo đường. Theo Barker, để dự phòng đái tháo đường týp II cần:

- Hỗ trợ tăng trưởng bào thai thông qua chăm sócc sứ khoẻ và dinh dưỡng cho các cô gái và bà mẹ trẻ.

- Bảo vệ tăng trưởng ở năm đầu sau khi sinh. - Tránh tăng cân quá nhanh ở thời kỳ thơ Êu.

Điều đó cho thấy áp dụng chiến lược dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính là cần thiết và phải bắt đầu sớm từ khi người mẹ mang thai và theo suốt cuộc đời.

Tài liệu tham khảo.

1. Hà Huy Khôi: Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính. NXB Y học, Hà Nội 2002.

2. Barker D.J.P: Maternal and fetal origin of coronary heart disease. J. Royal. Coll. Physicians of London 1 994, 28, 544-551.

3. Helene D.: La programmtion fetale des maladies chroniques liees af la nutrition. Cahiers Sante 2002 : 1, 56-63.

4. Tạ Văn Bình : Dịch tế học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường ở khu vực nội thành 4 thành phố lớn. SHKH Viện Dinh dưỡng 9/2002.

5. Bary P., et al. : the nutrition transition and prevention of diet related disease in Asia and the Pacific,\. Food and Nutrition Bulletin Vol 22, No 4, 2001.

6. Roseboom T. J., et al.: Coronary heart disease after prenatal exposure to the Dutch famine 1994-1945. Heart 2000: 84, 595- 8.

7. Scholl T.O., Johnson W.G.: Folic acid: influence on the outcome of pregnancy. Am J Clin. Nutr 2000; 71 (suppl. 5): 1295-302.

8. Yajnil c.s.: Fetal origin of insulin resistance and cardiovascular risk in developing countries. IX Asian Congress of Nutrition. February 23-27/2003, New Delhi, lndia, Abstracts, 43.

9. Barker P.: Fetal and childhood nutrition: The origins of type ll diabetes. IX Asian Congress of Nutrition. February 23-27/2003.

New Delhi, lndia, Abstracts 42.

10. Hoet J.: The role of fetal and infant growth and nutrition in the causality of diabetes and cardiovascular disease in later life. SCN news (United Nation – Sub committee on nutrition) 1997, No 14, 10- 14…

Tiến hoá về dinh dưỡng ở việt nam trước thế kỷ XX Hà Huy Khôi

Sống trên mảnh đất Việt Nam, tổ tiên ta đã vượt qua biết bao thử thách nghiệt ngã của lịch sử, điều kiện khó khăn cử thiên nhiên để con cháu có được một dải non sông gám vóc hôm nay. “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có” (Bình Ngô đại cáo). Những người nông dân áo vải cờ đào, những người anh hùng lầm nên lịch sử, tất cả đều sinh ra trên đất nước Việt Nam, ăn những thức ăn Việt Nam, uống nước từ những con sông Việt Nam.

Dọc theo quá trình tiến hoá đó đã hình thành một cách ăn Việt Nam, một nền văn hó ăn uống Việt Nam có những đặc điểm rất đáng chú ý.

Có Ýt tư liệu về khẩu phần ăn, cách ăn uống của người Việt Nam

thời xưa (đó không phải là ưu tiên của các sự gia thời phong kiến). Nghề trồng lúa ở Việt Nam đã có từ lâu, thời các vua Hùng đã có bánh chưng bánh dày và chàng trai Phù Đổng đã lớn nhanh nh thổi nhở ăn cơm với cà của mẹ (Lĩnh nam chính quái).

Lúa, cá và muối đã nằm trong các chế độ bổng lộc của quan lại thời xưa, vì như lý Thánh Tông (1054 - 1072) ban cho “hai viên quan sĩ sự trong phủ Đô hộ mỗi năm mỗi người 50 quan tiền bổng, 100 bó lúa cùng các thứ cá và muối…” (Lê Quí Đôn- kiến văn tiểu lúc).

Khảo cứu về ăn uống của người Việt Nam thời xưa, Đào Huy Anh trong tác phẩm “ Việt nam văn hoá sử cương” (1938) viết “Từ xưa người nước ta vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy và nghề chài lưới, cho nên hai thứ đồ ăn chủ yếu của ta là gạo và cá.. Cá biển còn dùng làm nước mắm là thứ

gia vị thông dụng nhất ở nước ta, nếu không có nướ mắn để kho nấu và chấm thi đồ ăn không còn có “màu mè” gì nữa.

Ngoài hai thứ đồ ăn chủ yếu kể trên, ta còn ăn nhiều thứ rau đậu trồng ở vườn hay mọc tự nhiên ở đồng, thịt các thứ gia súc (gà, vịt, lợn) và thỉnh thoảg thị trâu bò cùng một Ýt dã cầm, dã thú đánh hoặc săn được. Thực ra thì người nhà quê Ýt ăn thịt cầm thú, có người suốt năm chỉ những ngày tế tự ở nhà, hay những ngày việc làng ở đình thì mới được ăn một chút thị.

Những đồ uống của dân ta thường dùng là nướ lạnh (lã), nước vối, nước chè (chè xanh, chè hạt, chè mạn, chè tàu) nướclá mùng năm và rau gạo… Lại có một thứ rượu nếp hoặc rượu cái làm bằng gạo nếp ủ men rồi để cả cái mà ăn…”

Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân ta thường xuyên phải đối phó vois thiện tai, giặc đói và giặc ngoại xâm. từ vua quan, đại bộ phận nhân dân đều nghèo khổ. Đây là tình cảnh nông thôn Việt Nam vào thời kỳ Tự Đức truều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược nước ta “Công nghệ không có buôn bán không ra gì, trước việc cày cấy làm ruộng ra thì người nghèo đói không có nghề nghiệp gì mà lmf ăn cả, cho nên thời Êy tuy một tiền được 4 bát gạo, mà vẫn có người chế đói, vì rằng giá gạo thì rẻ những kiếm được đồng tiền thật là khó…” (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược).

Mặc dù vậy, ông cha ta đã xây dựng và hình thành được một cách ăn dân tộc để duy trì và phát triển giống nòi. Người Việt Nam từ xưa đã quan tâm đến cách ăn hợp lý và dùng thức ăn để chữa bệnh. Các tư tưởng lớn về dinh dưỡng và sức khoẻ đã xuất hiện trong các tác phẩm của hai đại danh y Tuệ Tĩnh và Lãn ông mặc dù các không viết chuyên về chủ đề này.

Danh Y Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn bá Tĩnh, sinh trưởng dưới thời Trần Dụ Tông (thế năng lớn. Mồ côi bố mẹ từ nhỏ được các nhà sư nuôi cho ăn học thi đậu Hoàng Giáp năm 45 tuổi nhưng vẫn ở chùa đi tu và làm thuốc cứu dân. Trong tác phẩm nổi tiếng “Nam dược thần hiệu” của mình, ông đã nghiên cứu 586 vị thuốc nam, 3873 phương thuốc uống điều trị 184 loại chứng bệnh. Trong sè 586 vị thuốc nam do ông sưu tầm, tổng kết có gần một nửa gồm 246 loài là thức ăn và gần 50 loài có thể dùng làm đồ uống.Tuệ Tĩnh còn đặt nền móng cho việc trị bệnh bằng ăn uống. Ngoài những vấn đề bổ dưỡng chung trong các đơn thuốc còn liệt kê các món ăn để chữa bệnh cụ thể 36 chương bệnh nh cảm, họ, ỉa chảy, lỵ, phù, đau lưng, trĩ, mỡ mắt, mông tinh, liệt dường…

Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trách (1720 – 1790) là nhà văn, thầy thuốc danh tiếng của nước ta vào thế kỷ 18. Với học vấn sâu rộng, ông đã vận dụng quan niệm về sự nhất tí giữa con người và môi trường, chủ trương phải nghiên cứu đặc điểm thời tiết khí hậu nướ ta với đặc điểm sinh thể con người Việt Nam để tìm ra những phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thích hợp. Về mặt dinh dưỡng, Hải Thượng Lãn Ông đã xác định rất rõ tầm quan trọng của vấn đề ăn so với thuốc. Theo ông “Có thuốc mà không có ăn thì cũng đi đến chỗ chế”. Chữa bệnh cho người nghèo, ngoài việc cho thuốc không lấy tiền, ông còn chu cấ cả cơm gạo để bồi dưỡng. Trong bọ “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”, ông đã dành trọng một cuộc “Nữ công

thắng lãm”, sưu tầm cách chế biến nhiều loại thức ăn dân tộc có tiếng

đương thời. Điều đáng khâm phụclà ông đã sưu tầm một cách công phu công thức các loại thức ăn.

Tuệ Tĩnh và Lãn Ông đã nhấn mạnh “Thức ăn là thuốc, thuốc lá thức ăn”. Đây là sự trùng hợp thú vị giữa tư tưởng của các vị với cá bậc danh y

thời xưa Gypocrates tới các y sư Trung Quốc. Với quan niệm “Thức ăn là thuốc” các vị không chỉ quan niệm ăn chỉ để thoả mãn nhu cầu do “đói” ma còn cung cấp các chất mà có lẽ gần đây chúng ta gọi là các chất “có tác dụng sức khoẻ đặc hiệu”. Thuốc lá “là thức ăn”, phải tìm các loại thuốc trước hết từ các nguồn thức ăn và thuốc mà cho rằng trong thưcs ăn vốn đã có các vị

Một phần của tài liệu một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 82 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)