- Yếu tố kinh tế xã hội.
SÈ 8/ 2002 XUẤT BẢN TỪ
XUẤT BẢN TỪ 1969
Xây dùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý ở Việt Nam Hà Huy Khôi
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người dân Việt Nam, với mức hoạt động lực đi bộ nhanh mỗi ngày 1 giờ hoặc các hoạt động tương đương, gồm: 15 - 25% lipid (cân đối giữa mỡ, dâu và mỡ cá), 65-75% glucid, lượng sử dụng thịt, cá, đậu tương (và chế phẩm) tương đương nhau, trên 300g tau tươi và dưới 10g muỗi/ngày.
Các nghiên cứu và theo dõi ở nhiều nước phát triển đã cho thấy sự dư thừa, quá thoải mái về ăn uống không đem lại an toàn về sức khoẻ của cộng đồng. Ở các nước này, sau sự bùng nổ các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng ở mấy thập kỷ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ đã áp dụng các chiến lược dinh dưỡng dự phòng và đã thu được nhiều kết quả như ở Bắc Âu, Bắc Mỹ, Óc. Phần Lan là một nước có tỷ lệ chết do bệnh tim mạch cao trước đay, nhưng từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, họ đã khuyến khích thay đổi chế độ ăn uống, chủ yếu là thành phần các oại chất boéo, giảm bớt lượng muối, tăng cường rau, quả. Qua thời gian theo dõi 1972 – 1997 nhận thấy tỷ lệ chết do bệnh tim mạch đã giảm rõ rệt. Kinh nghiệm của Phần Lan
cho thấy người ta có thể thay đổi chế độ ăn ở phạm vi quốc gia với điều kiện có sự nhẫn nại và can thiệp toàn diện.
Trong điều kiện dinh dưỡng ở thời kỳ chuyển tiếp, một chế độ ăn hợp lý,trung bình nên như thế nào? Dựa trên tình hình hiểu biết hiện nay và thực tế Việt Nam, chúng tôi xin nêu lên các căn cứ và kiến nghị như sau:
GLUCID và các lương thực cơ bản
Theo dõi sự phát triển ở các nước đã và đang trong thời kỳ chuyển tiếp, lượng lương thực cơ bản (bánh mì, gạo) có khuynh hướng giảm dần, những lượng khoai củ (khoai tây) không giảm mà có khi còn tăn (Pháp, Nhật).
Ở nước ta, theo dõi mấy chục năm qua, nhất là 15 năm gần đây nhận thấy lượng gạo tiêu thụ trung bình giảm, các loại lương thực khác (bánh mì, mì bột) có tăng nhưng lượng khoai củ giảm đi nhiều. Theo chúng tôi, lượng gạo sẽ giảm là điều bình thường, thường, nhưng cần chú ý vai trò khoai củ trong chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là để giảm bớt nguy cơ thừa cân ở các đối tượng có nguy cơ.
Vận dụng vào điều kiện Việt Nam hiện nay, chúng tôi thấy đề nghị của Viện Dinh dưỡng mấy năm trước đây vẫn thích hợp, nghĩa là lượng lương thực trung bình (gạo) không quá 400g/ người/ngày, 12 kg lương thực/người/tháng. Có thể thay thế một phần ngô, khoai cho gạo.