THAY ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC

Một phần của tài liệu một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 74 - 82)

- Yếu tố kinh tế xã hội.

THAY ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC

TẠP CHÍ THÔNG TIN Y DƯỢC

THAY ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC

Giảm hoạt động thể lực và tăng nếp sống tĩnh tại đi kèm theo các thay đổi về chế độ dinh dưỡng xảy ra ở mọi lớp tuổi. QUá trình công nghệ và hiện đang hoá kèm theo giảm tiêu hao năng lượng ở cả công sử và ở nhà. Từ lao động nông nghiệp, lao động tay chân chuyển sang lao động cơ khí, từ phương tiện giao thông là đi bộ, xe đạp chuyển sang xe máy, ô tô buýt, cũng kèm theo giảm tiêu hao năng lượng. Mạng lưới TV phát triển, số gia đình cómáy thu hình tăng, số giờ ngồi trước máy thu hình, có khi vừa xem vừa ăn quà tăng (trẻ em) thay thế cho các hoạt động thể lực.

Đô thị hoá

Dân số đô thị ở châu Á và Thái Bình Dương tăng lên tục trong 30 năm qua và đang tiếp tục tăng. Khi luồn nhập cư kéo vào đô thị, cách cung cấp thực phẩm thay đổi và chế độ ăn của họ cũng thay đổi. Chế độ ăn củangười nghèo ở đô thị cónhiều chất béo, nhiều đường ngọt hơn ở nông thôn. Các thứ ăn đã qua tinh chế cũng nhiều hơn, kèm theo tăng lượng Na trong muối và mì chính, yếu tố liên quan đến tăng huyết áp.

Nhìn chung, chế độ ăn của người thành thị đa dạng hơn ở nông thon, có nhiều thức ăn động vật, chất béo và vi chất hơn. Tuy vậy, chế độ ăn có tỷ trọng năng lượngcao kèm theo giảm hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ của thừa can, béo phì và các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng khác.

Chính vì vậy, việc xem xét các vấn đề đó trong thời kỳ chuyển tiếp có một ý nghĩa quan trọng trong hoạch định một đường lối sức khoẻ vừa giải quyết các nhiệm vụ trước mắt vừa chủ động hướng tới tương lai.

Những bằng chứng sau đây chứng minh rằng nướ ta đã bước vào thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng:

- Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế và sự xóa bỏ cơ chế bao cấp đã tạo điều kiện cho những thay đổi về dinh dưỡng. Cho đến cuối những năm 80, nước ta vẫn còn thiếu gạo nhưng từ đầu những năm 90, nước ta đã đủ gạp ăn mà còn có thể xuất khẩu. Chế độ phân phối thực phẩm theo tem phiếu đã chấm dứt, nhường chỗ cho sự lựa chọn thự phẩm tự do trên thị trường. Điều đó đã tạo thuận lời cho sù thanh toán một số bệnh dinh dưỡng

nh tê phù do thiếu vitamin B1 (gạo mốc, gạo tấm, gạo chất lượng kém), tình trạng suy dinh dưỡng sau thiên tại do đó, bữa ăn của người dân được cải thiện hơn.

- Khẩu phần thực tế trung bình đang thay đổi theo mô hình chung của các nước ở thời kỳ chuyển tiếp: lượng lương thực, khoai củ, rau giảm; lượng thịt, chất béo, trứng, sữa tăng lên rõ, còn cá và thuỷ sản không thay đổi.

- Nhiều loại bệnh mạn tính của thời kỳ mới đã tăng rõ rệt, trở thành mối quan tâm cao của cộng đồng: thừa cân và béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, một số bệnh tim mạch loãng xương…

- Tập quán ăn uống và lối sống cũng đang thay đổi cùng với các tệ nạn xã hội có liên quan đến lối sống.

Tầm quan trọng của thời kỳ chuyển tiếp ở chỗ nó là một khúc ngoắt quan trọng. nếu để tình hình diễn biến một cách tự phát, chúng ta sẽ lặp lại quá trình của nhiều nước phát triển đã từng trải qua sau thế chiến thứ hai: đó là sự tăng nhanh lượng thịt, lượng chất béo trong khẩu phần (năng lượng chất bé trong khẩu phần lên quá 45%!), cùng với sự gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì… Bài học thành công của nhiều nước trong việc kiểm soát các bệnh nói trên với một chiến lược thích hợp - mà thành tố quan

trọng là chiến lược dinh dưỡg, ăn uống - rất đáng để chúng ta suy nghĩ, học tập ở thời điểm này, nếu để chậm sẽ là quá muộn.

Dưới đây chúng tôi xin đề cập đến một số vấn đề quan trọng nhất: I. Suy dinh dưỡng PROTEN - năng lượng (PEM) ở trẻ em vẫn còn là một thách thức quan trọng hàng đầu.

Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ khi có kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng (1995) và mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam đã giảm nhanh hơn trước đây, liên tục và bền vững.

Diễn biến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (%).

Năm 1985 1995 2001 Cân nặng/tuổi 51,5 44,9 31,9 Chiều cao/tuổi 59,7 46,9 35,1 Cân nặng/chiều cao 7,0 11,6 8,6

Bảng trên cho thấy thời kỳ 1985 – 1995, suy dinh dương mỗi năm giảm được 0,6% nhưng từ 1995 đến 2001 đã giảm mỗi năm 1,2%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao là một trở lực lớn của sự phát triển, của chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã có được sư quan tâm cao của nhà nước và cần được tiếp tục triển khai tích cực, bền bỉ trong các năm tới.

Bên cạnh suy dinh dưỡng trẻ em, tình trạng thiếu nặng lượng trường diễn (CED) ở phu nữ lữa tuổi sinh đẻ cũng cần được quan tâm đúng mức.

II. Thiếu vi chất dinh dưỡng

Trong thời gian vừa qua, Chương trình phòng chống bướu cổ và các rối loạn do thiếu iod, Chương trình phòng chống thiếu vitamin A và bênh khô mắt đã có các tiến bộ lớn. Tỷ lệ mắc bướu cổ tuổi học sinh đang giảm, nước ta đã hầu như thanh toán bệnh khô mắt do thiếu vitamin A. Tuy vậy, cần tiếp tục thực hiện iod hoá muối ăn, giám sát chất lượng và quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa.

Đối với vitamin A, thực hiện tốt chiến lược bôt sung, đặc biệt ở các vùng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao, đồng thời nghiên cứu và ứng dụng các chiếnlược khác như tăng cường bữa ăn.

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến ở ta. Vừa qua, các hoạt động bổ sung viên sắt và acid folic cho phụ nữ đang thời kỳ có thai, đa dạng hoá bữa ăn đã có tác dụng đáng kể tuy mới là bước đầu.

Trong nhiều năm qua, chóng ta chó ý nhiều đến thiếu năng lượng và protein. Sắt tới, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cần được quan tân hơn, đó là phương diện chất lượng của một chế độ ăn hợp lý.

III. Thừa cân và béo phì đang và vấn đề sức khoẻ cộng đồng mới ở các đô thị

Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới đang công bố báo cáo “Thừa cân và béo phì - mục đích toàn cầu” và kêu gọi các quốc gia có chương trìn hành động.

Béo phì là cửa ngõ của nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành và cả một số ung thư. Ở nước ta, trước năm 1995 không có vấn đề thừa cân và béo phì với ý nghĩa vức khoẻ cộng đồng. Tuy vậy, số liệu năm 2000 cho thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ em dưới 5 tuổi là 2,5%; ở trẻ em học sinh 7-11 tuổi ở thành phố Hồ Chí, Minh, Hà Nội, Hải Phòng chung quanh 10%. Như vậy, cần có hoạt động kiểm soát thừa cân và béo phì trước hết ở các trường học. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có nhiều nguyên nhân dẫn tới béo phì, trong đó đổi chế độ uống và lối sống là quan trọng hơn cả.

Mô hình bệnh tật và tử vong ở nước ta cũng đang thay đổi. Tỷ lệ mắc và chết do các bệnh lây tuy vẫn còn cao nhưng có xu hướng giảm, tỷ lệ mắc và chết do các bệnh không lây, tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng tăng.

Một số bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng đang có khuynh hướng tăng nhanh ở nước ta. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp năm 1960 là 1%, hiện nay trên 10%. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở đối tượng trên 25 tuổi vào đầu thập kỷ 90 ở Hà Nôi là 1,2%, ở thành phố Hồ Chí Minh là 2,5%, hiện nay chung quanh 4%.

Căn cứ trên các quan sát dịch tễ học, người ta dự báo rằng thừa cân và béo phì, đái tháo đường ở người trưởng thành và bệnh mạch não rẽ trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng trong vòng một thế hệ. Một ssó bệnh nặng đường ruột các bệnh tim mạch sẽ nổi lên muộn hơn.

IV. Suy dinh dưỡng và các bệnh mãn tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hậu quả của suy dinh dưỡng đến sức khoẻ, bệnh tật và tử vong của trẻ em đã là một vấn được mọi ngưòi công nhận. Gần đây, mối quan hện

giữa suy dinh dưỡng bào thai và lúc còn bế với các bệnh mãn tính về sau đang được quan tâm nhiều. Theo một số tác giả, ở những trẻ sơ sinh dưới 2,5 kg và suy dinh dưỡng khi 1 tuổi, khả năng mắc bệnh tim mạc, bệnh đái tháo đường cao hơn rõ rệt so với trẻ bình thường. Ở nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em bị thiếu cân và thấp còi thường cao nhưng khi thu nhập tăng, điều kiện sống được cải thiwnj, chúng dễ dàng trở thành thừa cân và béo phì. Đó là một dạng kém thích nghi về dinh dưỡng ở thời kỳ chuyển tiếp.

V. Xu hướng tiêu thụ thực phẩm

Khẩu phần ở các nước nghèo có đặc điểm chung là thiếu năng lượng, đơn điệu, chủ yếu dựa vào các loại lương thực. Khi kinh tế phát triển, thu nhập tăng, xu hướng chung là tăng nhanh lượng thức ăn động vật, đặc biệt là thịt, chất béo, các nguồn glucid tinh chế ( đường, ngọt). Điều đó góp phần cải thiện chế độ ăn, cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Tuy vậy,.sử dụng nhiều thịt làm tăng nhanh lượng cholesterol, trong chất béo động vật coa nhiều acid béo no, đó là các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Vì vậy theo dõi giám sát xu hướng tiêu thụ thực phẩm và có hướng điều chỉnh hợp lý là một việc cần thiết.

Những vấn đề dinh dưỡng và liên quan đến dinh dưỡng thời kỳ chuyển tiếp đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức trong chiến lược chung về sức khoẻ và dinh dưỡng. Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2001-2002 tạo cơ sở pháp lý để nghành y tế nước ta thực hiện nhiệm vụ đó.

Tài liệu tham khảo

1. NXB Y học: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001-2002. Hà Nội, 2001.

2. Hà Huy Khôi: Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp.NXB Y học, Hà Nội, 2001.

3. Ending malnutrition by 2020: An agenda for change in the milennium.Food and Nutrition Bulletin vol. 2, 1, No 5, 2000.

4. Bary P. er al: The Nutrition Transition and Prevention of Diet related diseases in Asia ans the Parevention of Diet related diseases in Asia ans the Pacific. Food and Nutrition Bulletin vol. 22, No 4, 2001.

5. Viện Dinh dưỡng: Điều tra cơ bản về tính hình tiêu thụ lượng thực thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của nhân dân Việt Nam 2000. Hà Nội, 2001.

6. Lê Huy Liệu: Panorama of diabetes in Vietnam in the recent years. ln: Actual nutrition problems of Vietnam and japan. Medical Publishe-Hanoi, 1998.

7. WHO: Diet, Nutrition and the Prevention of Chronic Disease. Technical Report Serise, No 797, Geneva, 1009.

8. WHO: Obesity: Preventing and managing the Global epidemic. Who Technical Report Series 894, Geneva, 2000.

9. World Cancer Research Fund: Food, Nutrition and the preventino of Cancer: A Global perspective. 1997…

Một phần của tài liệu một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 74 - 82)