Với thói quen xấu thở miệng:

Một phần của tài liệu nhận xét mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn ở trẻ em lứa tuổi 7 – 11 (Trang 57 - 67)

Thở miệng và rối loạn trong việc thở bằng mũi là một trong những nguyên nhân gây ra sai lệch khớp cắn, bệnh nhân thường có khuôn mặt dài và hẹp, răng cửa hàm trên nghiêng lệch nhô ra phía trước, miệng hở, môi dưới nằm sau các răng cửa hàm trên, vòm khẩu cao, theo các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thì thấy rằng lệch lạc khớp cắn thường gặp ở người thở miệng. Ở bệnh nhân thở miệng, hai môi không khép kín, lưỡi nằm thấp và đẩy lưỡi khi nuốt, nếu tình trạng này còn tồn tại sau khi điều trị chỉnh nha thì tái phát là điều chắc chắn, do đó cần phải thăm khám và điều trị

chuyên khoa Tai – Mũi – Họng trả lại chức năng thở mũi bình thường trước khi tiến hành điều trị chỉnh nha.

Cần lưu ý nguyên nhân của thở miệng hay nói chính xác hơn là thở “mũi –

miệng”, chứ rất hiếm khi thở miệng đơn thuần, trẻ thở miệng là do:

+ Đường mũi bị cản trở do bệnh lý đường hô hấp trên: viêm mũi, phì đại loa mũi, vấn đề VA, vẹo vách ngăn mũi…

+ Giải phẫu bất thường: môi trên quá ngắn, nên miệng vẫn hở khi thở mũi. + Trẻ có thói quen thở miệng mặc dù đường mũi không bị cản trở.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng tỉ lệ lệch lạc khớp cắn cũng như nghiêng lệch răng trước hàm trên và răng trước hàm dưới, khớp cắn sâu, cắn hở ở những em học sinh có thói quen xấu thở miệng chiếm tỉ lệ cao hơn ở những em không có thói quen xấu thở miệng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Tật thở miệng sẽ được điều trị khỏi khi trẻ lớn lên, trưởng thành và tất

nhiên là sau khi đã loại bỏ mọi tắc nghẽn, khi trẻ càng lớn lên thì những ảnh hưởng của bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên càng giảm xuống. Nhưng khi đã loại bỏ các trở ngại đường hô hấp mà trẻ vẫn tiếp tục còn thở miệng, phải điều trị cho trẻ bằng cách dùng tấm chặn môi mang vào ban đêm, tấm chặn môi này có khoét 3 lỗ nhỏ ở phía trước, các lỗ nhỏ này được thu hẹp từ từ khi bệnh nhân đã quen với khí cụ để kích thích bệnh nhân thở bằng mũi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi 29 trường hợp thói quen xấu thở miệng: 27 trường hợp lệch lạc răng trước hàm trên, 25 trường hợp bị nghiêng lệch răng trước hàm dưới, 10 trường hợp khớp cắn sâu, 9 trường hợp khớp cắn hở. Tình trạng lệch lạc khớp cắn ở các em học sinh có thói quen xấu thở miệng cao hơn ở những em không có thói quen xấu này, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Thái độ xử trí với các thói quen răng miệng xấu:

+ Phần lớn 4 – 5 tuổi trẻ tự bỏ thói quen này.

+ Nếu không phải can thiệp từ nhẹ nhàng đến phức tạp:

- Nói chuyện trực tiếp với những trẻ lớn có hiểu biết.

- Dùng biện pháp nhắc nhở.

- Cuối cùng là dùng khí cụ trong miệng.

Nhưng cũng cần lưu ý: phải giải thích cho trẻ hiểu rõ đây là cách giúp cho các em bỏ được thói quen răng miệng xấu để dự phòng lệch lạc răng chứ không phải là biện pháp trừng phạt các em.

Việc xem xét, tìm hiểu mối liên quan giữa các thói quen răng miệng xấu là mút ngón tay, cắn môi dưới, đẩy lưỡi và thở miệng trong lứa tuổi hàm răng hỗn hợp, cũng như các khảo sát trước đó của các tác giả trong và ngoài nước, đều khảng định là có mối liên quan với nhau ở một mức độ nào đó. Và cùng thống nhất với nhau ở một khía cạnh quan trọng đó là nếu những thói quen răng miệng xấu này được phát hiện sớm trong thời kỳ hàm răng hỗn hợp và can thiệp xử lý những thói quen này một cách triệt để, kiên trì thì sự thăng bằng của lực cơ môi, má, lưỡi sẽ điều chỉnh những lệch lạc kia về trạng thái bình thường, ổn định. Ngược lại, nếu không được quan tâm đúng lúc mà để thói quen xấu đó kéo dài sang giai đoạn hàm răng vĩnh viễn thì sự sai lệch khớp cắn và nghiêng lệch răng là chắc chắn và sự can thệp sẽ phức tạp, tốn kém hơn rất nhiều. Kết quả khảo sát mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn là một trong những lý do để các nhà làm công tác chuyên môn, quản lý thấy được hiệu quả của công tác dự phòng mang lại hiệu quả cao nhất và phần nào thực hiện được sự công bằng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng thông qua các chương trình y tế nói chung và Nha học đường nói riêng, đây cũng là xu thế và trào lưu phát triển chung của toàn xã hội.

KẾT LUẬN

1. Tình hình lệch lạc khớp cắn và thói quen răng miệng xấu:

+ Tình trạng lệch lạc khớp cắn chiếm một tỉ lệ rất lớn, chiếm 78,6%.

+ Tỉ lệ phân bố lệch lạc khớp cắn theo Angle: loại I > loại II > loại III. + Răng trước mọc lệch lạc chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số mẫu khám, trong đó tập chung chủ yếu ở vùng răng cửa và răng nanh hàm trên, tất cả những trường hợp các em có thói quen răng miệng xấu này đều bị ảnh hưởng đến sự sai lệch khớp cắn.

Việc khám tầm soát phát hiện ra nguyên nhân gây lệch lạc răng trước khi điều trị nắn chỉnh là điều vô cùng cần thiết đối với thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp chỉ cần loại bỏ nguyên nhân là răng có thể trở về vị trí đúng của nó mà không cần điều trị, đặc biệt là trong trường hợp trẻ có thói quen răng miệng xấu như mút ngón tay, cắn môi dưới, thở miệng và thói quen đẩy lưỡi, chỉ cần loại bỏ thói quen xấu này là các răng đang lệch lạc tự động trở về vị trí bình thường của nó.

2. Lệch lạc khớp cắn ở các em học sinh có thói quen răng miệng xấu:

Là 94,2%, chiếm tỉ lệ cao hơn ở những em không có thói quen răng miệng xấu (74,9%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Tỉ lệ sai khớp cắn loại I, II, III theo Angle, cũng như tình trạng nghiêng lệch, chen chúc răng, xoay trục răng trước hàm trên, hàm dưới, tình trạng cắn hở, cắn ngược, cắn sâu ở những em học sinh có thói quen răng miệng xấu cao hơn ở những em không có thói quen xấu này và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước. Trong thời kỳ hàm răng hỗn hợp khi mà các thói quen xấu này được phát hiện và can thiệp kịp thời thì chính sự cân bằng của áp lực cơ môi, má, lưỡi sẽ điều chỉnh các răng đang ở vị trí lệch lạc về bình thường. Từ đây chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết, hợp lý và hiệu quả các chương trình lồng ghép của chuyên ngành răng hàm mặt nói riêng vào trong chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói chung, đặc biệt là chương trình Nha học đường.

KIẾN NGHỊ

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe răng miệng, giúp cho nhân dân hiểu được tầm quan trọng của việc khám răng định kỳ, qua đây sẽ phát hiện sớm và chọn lựa thời điểm điều trị thích hợp.

2. Lệch lạc khớp cắn do nhiều nguyên nhân gây lên, trong đó có nguyên nhân do thói quen xấu về răng miệng, khi loại bỏ được thói quen xấu này trong thời kỳ hàm răng hỗn hợp, răng sẽ tự trở về vị trí bình thường mà không cần điều trị. Để giảm thiểu tỉ lệ lệch lạc khớp cắn trong cộng đồng, nghành y tế cần phải có chiến lược lồng ghép dự phòng lệch lạc răng trong chương trình Nha học đường.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1 . Sự phát triển khớp cắn hệ răng sữa sang hệ răng vĩnh viễn. ... 3

1.1.1. Thời kỳ mọc và thứ tự mọc của răng vĩnh viễn: ... 3

1.1.2. Sự thay đổi của cung hàm trong thời kỳ răng hỗn hợp: ... 3

1.2. Khớp cắn bình thường ... 4

1.2.1. Tương quan giữa các răng trong một hàm ... 4

1.2.2. Tương quan giữa các răng hàm trên và hàm dưới. ... 5

1.3. Quan niệm khớp cắn bình thường của ANDREWS: ... 5

1.3.1. Tương quan ở vùng răng hàm: ... 5

1.3.2. Độ nghiêng gần – xa của thân răng: ... 5

1.3.3. Độ nghiêng ngoài – trong của thân răng... 5

1.3.4. Không có răng xoay:... 6

1.3.5. Không có khe hở giữa các răng: ... 6

1.3.6. Đường cong SPEE phẳng hoặc cong ít: ... 6

1.4. Phân loại lệch lạc khớp cắn chiều trước – sau theo Angle ... 7

1.4.1. Khớp cắn bình thường: ... 7

1.4.2. Sai khớp cắn loại I ... 7

1.4.3. Sai khớp cắn loại II ... 7

1.4.4. Sai khớp cắn loại III... 7

1.5. Thuyết về sự cân bằng: ... 8

1.5.1. Tác động của sự cân bằng lên răng: ... 9

1.5.2. Tác động của sự cân bằng lên kích thước và hình dạng xương hàm ... 9

1.6. Các thói quen răng miệng xấu ... 10

1.6.1. Mút ngón tay: ... 10

1.6.3. Đẩy lưỡi: ... 14

1.6.4. Thở miệng ... 16

1.7. Điều trị các thói quen răng miệng xấu . ... 16

1.7.1. Mút ngón tay ... 16

1.7.2.Thói quen xấu của môi ... 18

1.7.3. Đẩy lưỡi: ... 19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.7.4. Thở miệng ... 19

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20

2.1. Đối tượng nghiên cứu: ... 20

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa: ... 20

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ... 20

2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ... 20

2.1.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ... 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu: ... 22

2.2.1. Phương pháp ... 22

2.2.2. Cỡ mẫu: ... 22

2.2.3. Phương pháp khám: ... 22

2.2.4. Thu thập thông tin ... 24

2.3. Xử lý số liệu: ... 26

2.4. Sai số và khống chế sai số: ... 26

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu: ... 26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 27

3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính. ... 27

3.2. Tình hình thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn: ... 32

3.3. Mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn. ... 35

Chương 4. BÀN LUẬN ... 47

4.2. Tình trạng lệch lạc khớp cắn và thói quen răng miệng xấu: ... 49

4.2.1. Tình trạng răng lệch lạc vị trí và ảnh hưởng của nó: ... 49

4.2.2. Tình hình thói quen răng miệng xấu. ... 52

4.3. Mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn. ... 52

4.3.1. Với thói quen xấu mút ngón tay: ... 53

4.3.2. Với thói quen mút môi dưới: ... 54

4.3.3. Với thói quen xấu đẩy lưỡi: ... 56

4.3.4. Với thói quen xấu thở miệng: ... 57

KẾT LUẬN ... 60

KIẾN NGHỊ ... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Các đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu... 27

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử Y và Nha khoa. ... 28

Bảng 3.3. Phân bố tình trạng thói quen răng miệng xấu theo tuổi. ... 29

Bảng 3.4. Phân bố tình trạng lệch lạc khớp cắn theo giới. ... 30

Bảng 3.5. Phân bố tình trạng thói quen răng miệng xấu theo giới. ... 31

Bảng 3.6. Phân bố tình hình lệch lạc khớp cắn. ... 32

Bảng 3.7. Phân bố tình trạng lệch lạc khớp cắn theo Angle. ... 33

Bảng 3.8. Phân bố tình trạng thói quen răng miệng xấu. ... 34

Bảng 3.9. Liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và sai khớp cắn theo phân loại Angle. ... 35

Bảng 3.10. Mối liên quan chi tiết giữa các thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn theo phân loại Angle. ... 36

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và tình trạng lệch lạc răng phía trước. ... 38

Bảng 3.12: Mối liên quan chi tiết giữa các thói quen răng miệng xấu và tình trạng lệch lạc răng phía trước ... 39

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và tình trạng lệch lạc khớp cắn theo chiều đứng. ... 41

Bảng 3.14: Mối liên quan chi tiết giữa các thói quen răng miệng xấu và tình trạng lệch lạc khớp cắn theo chiều đứng. ... 42

Bảng 3.15: Mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và tình trạng lệch lạc khớp cắn theo chiều ngang. ... 44

Bảng 3.16. Mối liên quan chi tiết giữa các thói quen răng miệng xấu và tình trạng lệch lạc khớp cắn theo chiều ngang, trước - sau. ... 45

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Độ nghiêng gần, xa………6

Hình 1.2: Độ nghiêng ngoài, trong. ... 6

Hình 1.3: Đường cong SPEE . ... 6

Hình 1.4: Khớp cắn bình thường và các loại sai khớp cắn theo Angle . ... 8

Hình 1.5: Thói quen mút tay và lệch lạc khớp cắn. ... 12

Hình 1.6: Thói quen mút môi và dấu răng trên môi dưới . ... 13

Hình 1.7: Thói quen đẩy lưỡi. ... 15

Hình 1.8: Băng dính ngón tay . ... 17 Hình 1.9: Khí cụ Hawley ... 18 Hình 1.10: Tấm chặn môi... 18 Hình 1.11: Tấm chặn lưỡi . ... 19 Hình 1.12: Tấm chặn môi... 19 Hình 2.1: Bộ dụng cụ khám vô khuẩn. ... 23

Một phần của tài liệu nhận xét mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn ở trẻ em lứa tuổi 7 – 11 (Trang 57 - 67)