0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tình hình thói quen răng miệng xấu

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN RĂNG MIỆNG XẤU VÀ LỆCH LẠC KHỚP CẮN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI 7 – 11 (Trang 52 -53 )

Trong mẫu nghiên cứu 421 em học sinh, có 326 trường hợp không có thói quen xấu, chiếm 77,4%, tỉ lệ các thói quen xấu của mẫu khám là 95 chiếm 22,6% (thực chất là 85 em học sinh có thói quen xấu, trong đó có 4 em vừa cắn môi vừa đẩy lưỡi, 2 em vừa mút tay vừa đẩy lưỡi, 2 em vừa mút tay vừa thở miệng và 2 em vừa đẩy lưỡi vừa thở miệng – tức là có 10 em học sinh mắc cùng lúc 2 thói quen xấu, tất cả 10 em này đều bị sai lệch khớp cắn và tình trạng sai khớp cắn nặng hơn ở những em mắc một thói quen xấu), (Bảng 3.8).

4.3. Mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn.

Các thói quen xấu về răng miệng thường gặp nhất là thói quen: Mút ngón tay, mút môi dưới, đẩy lưỡi và thở miệng, khi kéo dài sẽ tạo ra những di chuyển răng ngoài ý muốn, gây ra những lệch lạc về vị trí của răng. Lứa tuổi 7 – 11 tuổi tương ứng trong thời kỳ hàm răng hỗn hợp, là giai đoạn nhạy cảm chuyển tiếp từ thời kỳ hàm răng sữa sang thời kỳ hàm răng vĩnh viễn, việc khám, phát hiện những lệch lạc khớp cắn cùng nguyên nhân của nó là vô cùng quan trọng (nhất là các thói quen răng miệng xấu), để từ đó có một kế hoạch can thiệp bài bản, triệt để sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Can thiệp chỉnh nha trong giai đoạn này được gọi là Chỉnh Hình Răng Mặt phòng ngừa, tức là dùng một vài phương pháp điều trị đơn giản nhằm mục đích ngăn ngừa các lệch lạc răng.

Theo các tác giả trong và ngoài nước [7], [8], [9], [22], [27], nhiều thói quen xấu này thật ra có nguồn gốc ký ức xa xưa trong thời kỳ phôi thai, nó mang đậm nét tính chất bản năng, và nó được tái hiện lại khi cơ thể trong trạng thái tâm lý bị xáo trộn, lứa tuổi 7 – 11 trong thời Tiểu học bắt đầu có những áp lực về chuyện học hành, tuy nhiên theo thời gian khi ý thức ngày

càng phát triển, sự trưởng thành của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn, thì những thói quen xấu này cũng giảm dần đi và mất dần, nếu thói quen xấu này kéo dài sang thời kỳ hàm răng vĩnh viễn thì sai lệch khớp cắn chắc chắn xảy ra, các thói quen răng miệng xấu này ít làm ảnh hưởng đến lệch lạc khớp cắn phía răng sau mà chủ yếu là gây lệch lạc khớp cắn răng phía trước.

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN RĂNG MIỆNG XẤU VÀ LỆCH LẠC KHỚP CẮN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI 7 – 11 (Trang 52 -53 )

×