0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Với thói quen mút môi dưới:

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN RĂNG MIỆNG XẤU VÀ LỆCH LẠC KHỚP CẮN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI 7 – 11 (Trang 54 -56 )

Mút môi dưới là thói quen thường gặp nhất, theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước: trẻ thích mút môi dưới thường có các Stress tình cảm, thường xuất phát từ những bất hạnh và mâu thuẫn trong gia đình hoặc có thể đây là hội chứng làm giảm sự căng thẳng thường gặp ở trẻ đi học, dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất là có dấu của các răng cửa trên ở môi dưới và căng cường cơ cằm, môi và lưỡi có thể chạm nhau trong khi nuốt, trẻ có cắn

hở vùng răng trước, răng cửa dưới nghiêng lệch về phía lưỡi, răng cửa trên chen chúc và nghiêng lệch về phía môi. Cần chú ý rằng mút môi dưới có thể là nguyên hoặc thứ phát, trong trường hợp nguyên phát mút môi dưới làm tăng độ cắn chìa vì răng cửa trên nghiêng phía môi và răng cửa dưới nghiêng phía lưỡi, thói quen mút môi dưới làm tăng độ cắn chìa từ nhẹ đến trung bình gây lên cắn chìa quá mức và thường cả cắn sâu. Trong trường hợp thứ phát độ cắn chìa lớn là do bất hài hòa nhiều giữa xương hàm trên và hàm dưới theo chiều trước – sau , thông thường là do hàm dưới kém phát triển, môi dưới nằm giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, đây là sự đáp ứng của môi dưới đối với sự sai lệch hình thái giữa các xương hàm và càng làm cho khớp cắn sâu và cắn hở ngày càng trầm trọng hơn.

Để điều trị thói quen cắn môi dưới này không chỉ là lĩnh vực của Nha sỹ mà còn là trách nhiệm của các Bác sỹ tâm thần, các nhà tâm lý trẻ em và những cố vấn của gia đình, nhiệm vụ của Nha sỹ là thông báo cho phụ huynh biết về thói quen này cùng những ảnh hưởng của nó và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp: Mang tấm chặn môi vào ban đêm và 2 – 3 giờ vào ban ngày khi trẻ ở nhà.

Trong nghiên cứu của chúng tôi 24 trường hợp thói quen xấu mút môi dưới: có 23 em lệch lạc khớp cắn chiếm 95,8%, trong đó nhiều nhất là sai khớp cắn loại II với 17 em chiếm 70,8%, sau đó đến sai khớp cắn loại I có 4 em chiếm 16,7%, và 2 em sai khớp cắn loại III chiếm 8,3%.

Thói quen xấu mút môi dưới làm tăng nghiêng lệch răng trước hàm trên và răng trước hàm dưới, làm tăng tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn hở. Tình trạng bị lệch lạc khớp cắn nhất là sai khớp cắn loại II ở những em có thói quen xấu mút môi dưới cao hơn ở những em không có thói quen xấu mút môi dưới, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN RĂNG MIỆNG XẤU VÀ LỆCH LẠC KHỚP CẮN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI 7 – 11 (Trang 54 -56 )

×