Theo bảng 3.1, tỷ lệ Her-2/neu d−ơng tính trong nghiên cứu là 45,1%. Nghiên cứu của Tạ Văn Tờ (2004), cho kết quả Her-2/neu d−ơng tính là 35,1% [21]. Theo Lê Quốc Sử và CS (2005), nghiên cứu trên 300 BN UTV có nhận xét, tỷ lệ Her-2/neu d−ơng tính là 30% [20]. Năm 2008, Nguyễn Thị Sang nghiên cứu trên 45 bệnh nhân UTV di căn cho thấy có 40% Her-2/neu d−ơng tính [19].
Nghiên cứu của Slamon trên 234 BN thấy rằng tỷ lệ Her-2/neu d−ơng tính là 30% [58].
Her-2/neu là một gen nằm trên nhiễm sắc thể 17, là một trong 4 thành viên của các yếu tố phát triển biểu mô. Những BN có Her-2/neu d−ơng tính th−ờng cho tiên l−ợng bệnh xấu hơn. Điều này liên quan chủ yếu tới việc kháng lại một số hóa chất điều trị ung th− [43]. Một số nghiên cứu gần đây khẳng định bệnh nhân UTV có Her-2/neu (+++) đáp ứng tốt với điều trị bằng
kháng thể đơn dòng [46],[53]. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ Her-2/neu d−ơng tính cao hơn các nghiên cứu của Tạ Văn Tờ và Lê Quốc Sử nh−ng t−ơng đ−ơng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Sang.
4.1.5. Tổn th−ơng tái phát, di căn
Theo bảng 3.3, có 3 nhóm tổn th−ơng: nhóm chỉ có tái phát tại chỗ tại vùng chiếm tỷ lệ 21,6%, chỉ có di căn xa chiếm tỷ lệ 60,8%, nhóm vừa tái phát vừa di căn xa chiếm tỷ lệ 17,6%.
Theo Nguyễn Chấn Hùng và Trần Văn Thiệp (2000), 1/3 số BN tái phát tại chỗ có di căn xa cùng lúc và 1/4 tr−ờng hợp có di căn xa sau một thời gian ngắn sau đó [14]. Năm 2003, Đặng Huy Quốc Thịnh và cộng sự, nghiên cứu trên 712 tr−ờng hợp UTBM tuyến vú tại trung tâm Ung B−ớu thành phố HCM từ tháng1/1993- tháng12/1998, cho thấy có 21% di căn xa xuất hiện cùng lúc với tái phát, 79% di căn xa xuất hiện sau tái phát. Trong đó, tái phát tại chỗ cho di căn xa đi kèm nhiều nhất (74,2%), sau đó là tái phát hạch th−ợng đòn (19,4%) và tái phát hạch nách (6,4%) [25].
Theo Haskell, nếu bị tái phát tại chỗ thì 90% tr−ờng hợp sẽ có di căn xa đi kèm [41]. Theo nhiều tác giả khác, có khoảng 25% tr−ờng hợp tái phát tại chỗ có đi kèm di căn xa vào thời điểm chẩn đoán và phần lớn bệnh nhân tái phát sẽ có di căn xa sau đó [37],[46].
Trong điều trị ung th−, 2 băn khoăn đè nặng lên bệnh nhân và thầy thuốc là nguy cơ tái phát và di căn. Tái phát ch−a gây cho bệnh nhân chết ngay nh−ng gặp khó khăn cho những lần điều trị sau và làm cho bệnh nhân chán nản. Di căn xa là tiến triển khó khăn và mau chóng dẫn tới cái chết. Tuy nhiên, −ớc tính điều trị hệ thống giảm đ−ợc 30% tỷ lệ tử vong ở BN UTV giai đoạn muộn. Tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi và thời gian sống tăng lên ở những bệnh nhân chỉ có tái phát mà không có di căn xa [7].