Nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm 48 trẻ dị tật bẩm sinh KHMVM d−ới 60 tháng, trong đó có 32 trẻ từ 24 trở xuống( chiếm 66,7%) và 16 trẻ trên 24 tháng (chiếm 33,3%). Lứa tuổi d−ới 5 tuổi là nhóm tuổi dễ mắc các bệnh về dinh d−ỡng nh− suy dinh d−ỡng, thiếu máu thiếu sắt, còi x−ơng ... Những trẻ dị tật môi và vòm miệng không những ảnh h−ởng lớn tới thẩm mỹ, tâm thần cho trẻ mà còn gây khó khăn nhiều vấn đề cho trẻ ăn uống. Đồng thời KHMVM cũng làm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan dinh d−ỡng hơn. Tuổi để trẻ có dị tật môi có thể mổ là 6 tháng và tuổi phẫu thuật KHVM là 18 tháng. Tuy nhiên do điều kiện gia đình, do sức khỏe của trẻ,... nhiều trẻ đ−ợc phẫu thuật muộn hơn. Nhìn chung trẻ tập trung đến khám và phẫu thuật tr−ớc tuổi đi học (6 tuổi). Do những lý do nói trên, chúng tôi quyết đinh lựa chọn đối t−ợng nghiên cứu d−ới 5 tuổi.
Qua bảng 3.1 cho thấy, trong nhóm trẻ KHM đơn thuần thì chủ yếu là trẻ d−ới 24 tháng (chiếm tới 93,3%) vì trẻ dị tật KHM có tuổi có thể phẫu thuật sớm hơn (6 tháng bắt đầu có thể mổ nếu trẻ đủ sức khỏe), cũng ít ảnh h−ởng tới sức khỏe của trẻ hơn nên sau 2 tuổi thì trẻ KHM đơn thuần hầu hết đã đ−ợc phẫu thuật tạo thẩm mỹ. Chỉ còn một tr−ờng hợp đến khám KHM đơn thuần duy nhất trên 24 tháng. Nhóm KHVM đơn thuần tỷ lệ trẻ trên 24 tháng là chủ yếu 66,7% và còn lại 33,3% trẻ d−ới 24 tháng do trẻ dị tật KHVM tuổi phẫu thuật muộn hơn (18 tháng có thể bắt đầu mổ) đồng thời chúng cũng ốm yếu hơn nên thời gian đến khám để phẫu thuật muộn hơn. Trong 24 trẻ dị tật phối hợp KHM-VM thì trên 24 tháng chiếm 62,5% và d−ới
24 tháng chiếm 37,5%. Trẻ dị tật phối hợp th−ờng đến khám và làm phẫu thuật môi tr−ớc nên đối t−ợng này tập trung d−ới 24 tháng. Do những lý do trên nhóm dị tật hàm mặt chung này chủ yếu tập trung d−ới 24 tháng chiếm 66,7% (Biểu đồ 3.1).
Trong 48 trẻ KHMVM nghiên cứu thì KHM chiếm tỷ lệ 31,2%; KHVM chiếm 18,8% ; còn lại 50% là KHM-VM phối hợp (Biểu đồ 3.2).