Những mẹo nhỏ!

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học siêu tốc (Trang 103 - 105)

9. HÃY LÀM VIỆC VỚI TRÍ NHỚ DIỆU KỲ CỦABẠN!

9.8. Những mẹo nhỏ!

Tất cả những kỹ thuật nhớ bạn đã biết đều rất hiệu quả khi sử dụng riêng và thậm chí còn hiệu quả hơn khi sử dụng kết hợp lẫn nhau.

Nhớ để nhớ

Hãy nỗ lực một cách có ý thức. Chúng ta dừng lại một chút để liên tưởng, để ghi nhớ các kỹ thuật. Bạn có hay gặp mọi người không và khi họ đi khỏi bạn có thể nhớ được tên người ta không? Đó là do bạn đã quên không ghi nhớ tên của họ ngay khi nghe thấy! Lần sau, hãy tranh thủ thời gian để tạo ra sự liên tưởng, sự liên tưởng đó sẽ thoáng hiện lai ngay khi bạn gặp lại họ.

Thực hành cách sử dụng trí nhớ

Tranh thủ mọi cơ hội để gọt giũa các kỹ năng ghi nhớ của bạn bằng cách sử dụng chúng thường xuyên, thậm chí đối với cả những điều không quan trọng, không cần thiết phải nhớ. Chẳng hạn, khi bạn lái xe đến những nơi cần đến, hãy cố gắng ghi nhớ tên của tất cả các đường phố hay xa lộ bằng cách liên kết chúng với nhau bằng một cau chuyện dớ dẩn nào đó.

Hãy tạo ra những sự liên tưởng cụ thể và rõ ràng, chứ không chung chung

Thay vì nhìn vào các từ ngữ, hãy nhìn những hình ảnh liên quan đến hành động, màu sắc và âm thanh riêng biệt. Bằng cách đó mỗi sự liên tưởng sẽ mang một nét riêng.

Hãy ghi nhớ bất kể điều gì khác

Nếu bạn gặp khó khăn khi hồi tưởng lại chính xác một mẩu thông tin cần thiết, hãy cố ý tạo ra một sự liên kết bằng cách nhớ bất cứ diều gì khác liên quan đến nó. Chẳng hạn, bạn không thể nhớ được vị tổng thống thứ, hãy nghĩ đến tổng thống thứ năm và thứ bảy. Nhiều khi điều này mang lại thông tin bạn cần tìm.

Vẽ sơ đồ trong đầu về các bài học và bài trình bày

Vẽ sơ đồ trong đầu là một dụng cụ ghi nhớ tự nhiên vì nó sử dụng mầu sắc và các kí hiệu để tạo ra các hình ảnh trực quan, và như chúng ta đã thấy, những liên tưởng trực quan thường rất sinh động. Thêm vào đó, vẽ sơ đồ giúp chúng ta có thể tạo ra các liên kết trực quan giữa các bit thông tin.

Gán cho một ý nghĩa nào đó

Bạn hãy tự hỏi:” Điều đó có ý nghĩa gì đối với mình?” Hãy tìm một lý do cá nhân để ghi nhớ, và tự thưởng cho mình khi bạn thành công.

Xem lại các tư liệu của bạn

Điều này rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạn sẽ ghi nhớ thông tin lâu hơn một chút mỗi khi bạn dành thời gian xem lại. Khi bạn cố gắng học một điều gì mới, hãy xem lại ngay, sau đó cứ sau 24 giờ xem lại một lần, sau nữa thì cứ một tuần, hai tuần, một tháng, và 6 tháng. Khi xem lại, hãy nói to lên. Điều này cộng với sự liên tưởng bằng giác quan bạn sẽ thấy dễ hồi tưởng lại hơn rất nhiều.

Hãy nghỉ giải lao khi nghiên cứu hoặc duyệt lại bất cứ tài liệu dài nào

Vì bạn ghi nhớ rất rõ thông tin nghe thấy hoặc nhìn thấy đầu tiên hay cuối cùng trong mốt sự kiên, do đó suy ra nếu bạn nghỉ giải lao nhiều lần, bạn sẽ nhớ dược nhiều thông tin hơn giữa các lần nghỉ. Cố gắng duy trì các đợt làm việc của bạn trong vòng từ 20-40 phút, khi giải lao hãy đi loanh quanh, ăn quà vặt, hoặc uống nước.

Hãy giữ sức khoẻ tốt

Rất tự nhiên trí nhớ của bạn sẽ làm việc tốt hơn nếu trong người bạn thấy khoẻ mạnh. Do đó hãy nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tập thể dục và hít thở không khí trong lành mỗi ngày. Một thân thể khoẻ mạnh sẽ có một trí tuệ minh mẫn.

Hãy kiểm tra xem bạn có hiểu được khái niệm không: o Tôi biết rõ 8 đặc trưng làm cho mọi thứ trở nên dễ nhớ: 1. _______________________________________________ 2. _______________________________________________ 3. _______________________________________________ 4. _______________________________________________ 5. _______________________________________________ 6. _______________________________________________ 7. _______________________________________________ 8. _______________________________________________

o Tôi biết cách sử dụng những phương pháp này để ghi nhớ các danh sách, nhớ tên và nhớ mặt mọi người, nhớ các sự việc và các lí thuyết.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học siêu tốc (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)