7. KỸ THUẬT GHI CHÉP CÔNG NGHỆ CAO
7.5. Phương pháp lập bản đồ tư duy
Để lập bản đồ tư duy, ta dùng những bút chì màu và bắt đầu từ giữa trang giấy, nếu thuận tiện, đặt ngang tờ giấy để có được nhiều khoảng trống hơn, sau đó thực hiện những bước sau:
1. Viết theo kiểu chữ in chủ đề hoặc ý tưởng chính ở giữa trang giấy, sau đó đóng khung bằng một hình tròn, hình vuông hoặc các hình khác. Trong phần ví dụ ở trên, tôi đã đóng khung bằng một bóng điện sáng.
2. Kéo các nhánh từ giữa ra, mỗi nhánh dùng để diễn tả một điểm quan trọng hoặc ý tưởng chính. Số nhánh sẽ phụ thuộc và số các ý tưởng hay các đoạn. Tô màu cho mỗi nhánh.
3. Viết một từ hoặc một cụm từ chính lên mỗi nhánh, xây dựng thêm các nhánh chi tiết. Cụm từ chính là cụm từ truyền tải được phần hồn của một ý tưởng và kích thích bộ nhớ của bạn. Nếu bạn dùng từ viết tắt, đảm bảo chắc chắn rằng những từ đó rất quen thuộc với bạn đến nỗi có thể nhớ nghĩa của nó sau nhiều thời gian.
4. Điền các biểu tượng và minh họa để nhớ lại thời gian tốt hơn.
Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện để dễ dàng ghi nhớ những ghi chép trong bản đồ tư duy:
• Viết rõ ràng, hoặc in, dùng những chữ cái in hoa.
• Viết các chữ thể hiện ý tưởng quan trọng to hơn, đập vào mắt bạn khi bạn đọc lại những ghi chép sau này.
• Cá nhân hoá bản đồ tư duy của bạn với những đồ vật liên quan đến bạn. Biểu hiện về một chiếc đồng hồ có thể mang ý nghĩa thời gian quan trọng. Nhiều người đã sử dụng mũi tên để chỉ tới cột hành động hoặc sử dụng những đồ vật diễn đạt công việc mà họ phải thực hiện.
• Gạch chân các từ, sử dụng các chữ cái in đậm.
• Thiết kế phải sáng tạo và khác biệt, bởi vì bộ não sẽ dễ nhớ những gì không bình thường. • Dùng những hình thù ngẫu nhiên để chỉ các mục hoặc ý tưởng nhất định.