7. KỸ THUẬT GHI CHÉP CÔNG NGHỆ CAO
7.8. Phương pháp sử dụng ghi chép TM
Hãy bắt đầu với một tờ giấy (có dòng kẻ hoặc không có dòng kẻ tuỳ theo ý thích của bạn) và vẽ một đường thẳng đứng, chia 1/3 tờ giấy tính từ lề phải. Bên trái tờ giấy dành cho ghi chép, bên phải dành cho ghi nhận.
Ở cột trái, viết những gì người nói đang nói: các điểm, thuật ngữ, biểu đồ và con số quan trọng. Ở cột phải, ghi những suy nghĩ, cảm nhận, phản ứng, câu hỏi, liên hệ của bạn. Phần ghi chép đã ngăn cản bạn đến với những thông tin từ bên ngoài. Phần ghi nhận ghi tất cả những gì đến trong đầu bạn mà không cần kiểm duyệt, nó có thể diễn ra như sau:
“Điều này có thể tin cậy được… Sao mà chán thế… Tôi không thể theo kịp… Ông ấy nói đến đâu rồi nhỉ?... Tôi biết, tôi có thể vận dụng trong một tình huống khác… Điều này liên quan như nào với những điều ông ấy nói trước đó?...”.
Viết những suy nghĩ của bạn bằng phương pháp này sẽ giúp bạn tập trung và chú ý tới những gì người nói đang nói. Sau đó, nó giúp bạn hiểu tốt hơn những gì bạn ghi chép được, gợi cho bạn nhớ được những vật mà bạn muốn kiểm tra chéo, khuyến khích bạn gọi điện hoặc chọn ra những tin tức có ảnh hưởng lớn nhất tới bạn khi bạn nghe nó.
Mark Reardon, trưởng phòng đào tạo của SuperCamp đã tận dụng phương pháp ghi chép TM khi ông nghe buổi giới thiệu của Randolph Carft về Buckminster Fuller, có cả video chiếu kèm. Reardon nhớ lại: “Khi tôi nghe ông ấy nói, tôi nhận thấy rằng, ban đầu ông không hề nói về bất cứ điều gì tôi cần ghi hoặc đặc biệt nhớ. Ông ấy đã tận dụng khoảng thời gian này để chuẩn bị cho những gì ông sẽ nói sau đó. Do vậy, khi ông ấy nói, tôi ghi những quan sát tự nhiên của mình về ông vào phần “ghi nhận”, cách ông ấy vung tay, khuôn mặt của ông lúc đó…”
“Bây giờ, khi tôi xem lại những ghi chép của tôi về bài phát biểu đó, những bình luận này tràn ngập trong tôi cảm xúc và tôi có thể nhớ tất cả những gì ông ấy nói.”
Khi sử dụng phương pháp ghi chép TM, hãy dành một hoặc hai phút sau khi kết thúc mỗi buổi nói chuyện hoặc giờ giảng để xem lại những ghi chép của bạn và bổ sung những biểu đồ cá nhân của riêng bạn như biểu tượng, tranh vẽ có ý nghĩa với bạn.
Những biểu tượng này mang những ý nghĩa theo như bạn muốn. Tuy nhiên, hãy sử dụng những biểu tượng với những ý nghĩa nhất định khi bạn đã đặt nó trong hệ thống biểu tượng.
Khi bạn xem lại ghi chép của mình, những biểu tượng sẽ nhắc bạn gợi nhớ về những gì mà người ta nói đề cập đến, cũng như hồi tưởng lại những gì bạn nghĩ trong thời gian đó một cách tự nhiên và có ý thức. Thông thường, điều có giá trị nhất mà chúng ta thu được từ một cuộc họp, bài phát biểu hoặc bài giảng không phải là kiến thức mà chính là những ý tưởng loé lên trong đầu bạn lúc đó.
Ghi chép TM được cho là phương pháp rất phù hợp với việc ghi chép trong khi nghe bài phát biểu, cuộc họp hoặc hội thảo. Nó cũng phát huy tốt tác dụng khi ghi chép những tài đọc được. Điều khác nhau cơ bản là khi bạn đọc được, bạn sẽ thực hiện từng bước một và bạn không hề để ý rằng, việc ghi chép của bạn là nguyên nhân khiến bạn bỏ quên một số kiến thức mà bạn đã có trong sổ ghi chép của mình.
Bằng việc sử dụng phương pháp ghi chép TM, Mark Reardon đã nhớ lại được những ý kiến và suy nghĩ quan trọng trong một buổi giới thiệu mà ông tham gia