Nghiên cứu hoạt động của bộ não

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học siêu tốc (Trang 64 - 65)

7. KỸ THUẬT GHI CHÉP CÔNG NGHỆ CAO

7.3. Nghiên cứu hoạt động của bộ não

Mục đích ghi chép cơ bản của chúng ta là tóm tắt được những điểm quan trọng trong cuốn sách, báo cáo, bài giảng… Ghi chép hiệu quả sẽ giúp ta nhớ được chi tiết về những điểm quan trọng đó, hiểu được những khái niệm cơ bản và thấy được mối liên hệ giữa chúng.

Nghiên cứu gần đây về cách bộ não lưu giữ và nhớ lại thông tin đã mở ra những phương pháp ghi chép mới giúp chúng ta có khả năng tổ chức tốt hơn, tăng sự hiểu biết, nhớ lâu, và có sự hiểu biết sâu sắc hơn.

Cho đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, bộ não của chúng ta xử lý thông tin theo tuyến, theo một trật tự cố định giống như một danh sách. Sở dĩ chúng ta thừa nhận điều đó là bởi vì hai hình thức cơ bản của con người là nói và viết đều theo tuyến. Nhưng đó cũng là do hạn chế về mặt tạo hoá khiến miệng chúng ta thường phát âm 1 từ một lúc. Nếu muốn người khác hiểu chúng ta, các từ được phát âm phải được tổ chức một cách có hệ thống chứ không chỉ là những âm được phát ra lộn xộn. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng, quá trình đó chỉ là tác động chứ không phải là xử lý trong giao tiếp. Trên thực tế, quá trình xử lý còn diễn ra trước khi những khuôn mẫu theo tuyến được phát ra. Đối với chúng ta, để giao tiếp bằng lời nói, bộ não của chúng ta phải cùng lúc tìm kiếm, phân loại, chọn lựa, đưa vào công thức, sắp xếp, tổ chức, liên kết, cảm nhận, các từ và ý niệm có trước trong ý thức. Đồng thời những từ này được đan xen với tranh vẽ, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh và cảm giác. Do vậy, tất cả những gì chúng ta có trong đầu là một mớ hỗn độn, lung tung lúc này chực bật ra xung quanh bộ não, nhưng cuối cùng chỉ được phát ra mỗi lúc một từ. Các giao tiếp theo tuyến tính đòi hỏi bộ não chúng ta phải lựa chọn thông tin thông qua các mớ hỗn độn ngẫu nhiên khác nhau; từ phát ra được gắn kết một cách logic, được sắp xếp theo trật tự ngữ pháp, giúp người khác hiểu được một cách rõ ràng hơn. Đó là tất cả những gì diễn ra trong bộ não của con người khi giao tiếp. Điều này cũng diễn ra tương tự trong quá trình nghe các từ.

Mặc dù chúng ta nghe các từ cùng một thời điểm, nhưng hiểu được chúng là cả một vấn đề phức tạp. Người nghe phải xác định được từng từ trong một văn cảnh cụ thể. Sau đó, dựa vào sự am hiểu, kinh nghiệm và thiên hướng của mình, họ phải giải thích những từ đó có nghĩa gì.

Giao tiếp theo tuyến đòi hỏi bộ não chúng ta phải lựa chọn thông tin thông qua các mớ hỗn độn ngẫu nhiên khác nhau.

Việc nghiên cứu quá trình giao tiếp khiến chúng ta phải nhìn nhận lại phương pháp viết sách giáo khoa, phương pháp dạy và phương pháp ghi chép hiệu quả.

Hai phương pháp ghi chép được cho là đặc biệt có hiệu quả là Lập bản đồ tư duy và ghi chép TM – ghi chép và ghi nhận. Hai phương pháp này sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể và tạo các mối liên hệ trong tư duy giúp bạn hiểu và nhớ tốt hơn.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học siêu tốc (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)