6. KHÁM PHÁ PHƯƠNG PHÁP HỌC CỦABẠN
6.2. Bạn xử lý thông tin bằng cách nào?
Hệ thống nhận biết V-A-K (nhìn, nghe, động lực) sẽ phân biệt phương pháp tiếp thu thông tin. Để xác định được phương pháp tiếp thu vượt trội của bộ não hay phương pháp xử lý thông tin, chúng ta sử dụng một mô hình do Anthony Georoge, giáo sư chuyên nghiên cứu về chương trình giảng dạy và giáo dục ở trường đại học Connecticut, là người đầu tiên phát triển mô hình này. Những nghiên cứu đã được kiểm chứng của ông đã giúp ông xác định được 2 khả năng vượt trội của bộ não. Đó là:
• Nhận thức một cách trừu tượng và cụ thể.
• Khả năng sắp xếp liên tục (theo tuyến tính) và ngẫu nhiên (phi tuyến tính).
Hai khả năng này có thể được gắn liền với 4 hành vi nắm bắt mà chúng ta gọi là phương pháp tư duy. Gregore gọi những phương pháp này là cụ thể liên tục, trừu tượng liên tục, cụ thể ngẫu nhiên, trừu tượng ngẫu nhiên. Những người thuộc cả 2 phạm trù “liên tục” có xu hướng thiên về não trái, trong khi những người tư duy “ngẫu nhiên” thì não phải chiếm ưu thế.
Khi xác định các phương thức V-A-K, không phải tất cả mọi người đều phân loại phương thức học tập của mình theo các loại như trên. Thậm chí nhiều người trong chúng ta thích một phương thức hơn 2 phương thức còn lại. Hiểu được phương pháp chiếm ưu thế của mình sẽ cho phép bạn làm việc với nó và xác định được cách thức để sử dụng cân bằng các phương thức.
Thử hình dung nếu bạn có khả năng kiểm soát cách bạn phản ứng trước tình huống và giải quyết vấn đề bằng cách chọn một giải pháp hiệu quả nhất cho một hoàn cảnh cụ thể thì bạn sẽ thành công như thế nào? Hay nói cách khác, bạn sẽ đạt được những gì nếu bạn hành động đúng trong hầu hết các tình huống.
Các họat động khác nhau đòi hỏi các phương pháp tư duy khác nhau. Do vậy, biết được phương pháp chiếm ưu thế của bạn và phát triển các phương pháp tư duy khác sẽ rất có ích đối với bạn.
Sau đây là bài test nhằm xác định rõ phương thức xử lý thông tin của bạn.
Hãy đọc các nhóm từ và đánh dấu 2 trong 4 từ mô tả rõ nhất về bạn 1. a. Giàu trí tưởng tượng
b. Thích điều tra c. Có đầu óc thực tế d. Có óc phân tích 2. a. Có tính tổ chức b. Dễ thích nghi c. Hay chỉ trích d. Tò mò
3. a. Hay tranh luận b. Muốn đạt đến cùng c. Sáng tạo d. Hay liên hệ 4. a. Mang tính cá nhân b. Thiết thực c. Lý thuyết suông d. Thích thám hiểm 5. a. Chính xác b. Linh họat c. Có hệ thống d. Có óc sáng tạo 6. a. Biết phân bố thời gian
b. Ngăn nắp c. Nhạy cảm d. Độc lập
7. a. Có sức cạnh tranh b. Là người cầu toàn c. Sẵn sàng cộng tác d. Hợp lý 8. a.Thông minh b. Nhạy cảm c. Làm việc chăm chỉ d. Mạo hiểm 9. a. Độc lập b. Người bình thường
c. Người giải quyết các vấn đề d. Người lập kế họach
10. a. Ghi nhớ b. Cộng tác c. Tư duy d. Phát minh
11. a. Là người hay thay đổi
b. Là người hay phán xét c. Không gò bó d. Muốn được hướng dẫn
12. a. Có khả năng giao tiếp b. Ưa khám phá
c. Cẩn thận d. Hay lập luận
13. a. Hay đặt ra vấn đề thử thách năng lực b. Tích cực luyện tập
c. Quan tâm đến người khác d. Thích khảo sát
14. a. Hoàn thành công việc b. Thấy được những khả năng c. Đạt được những ý tưởng d. Giải thích rõ ràng 15. a. Hành động b. Cảm nhận c. Tư duy d. Thử nghiệm
John Parks Le Tellier, giáo viên của SuperCamp đã thiết kế một bài kiểm tra với mục đích giúp bạn xác định và phân loại phương pháp tư duy của mình. Chỉ cần đọc nhóm 4 từ, chọn 2 trong số 4 từ mô tả về bạn rõ nhất. Không được trả lời “có” hoặc “không”, mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau. Điều quan trọng nhất là phải trung thực!
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, hãy khoanh tròn vào những mục bạn chọn dưới đây. Thống kê các mục đã được chọn ở từng cột I, II, III và IV, sau đó mỗi cột nhân với 4. Kết quả cao nhất sẽ miêu tả phương thức xử lý thông tin của bạn.
Trước khi đọc tiếp để khám phá thêm phương pháp tư duy cá nhân bạn, hãy nhìn vào biểu đồ trên đây và lập biểu đồ cho mình. Thao tác cũng rất đơn giản, bạn chỉ việc đánh dấu chấm vào số tương ứng với điểm của bạn đã tính ở phần trên, sau đó nối các điểm này với nhau. Nếu bạn giống như hầu hết mọi người thì bạn sẽ nhận thấy rằng mình có khả năng nhất định trong mỗi góc của đồ thị hình tứ giác. Đối với một số người, các khả năng này khá đều nhau thể hiện các góc của tứ giác xấp xỉ bằng nhau, nhưng cũng có những người khả năng này có thể lấn át ba khả năng còn lại (hình I).